Có bao nhiều môn học trên thế giới

Chương trình học ở cấp 2 tức là cấp trung học cơ sở bắt đầu vào lớp 6. Chương trình học ở cấp 2 khác rất nhiều so với chương trình học cấp 1 về số lượng, kiến thức ở các môn. Lớp 7 là một trong những khối lớp của cấp 2, vậy học sinh lớp 7 cần học những môn gì?

- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chương trình lớp 7 có tổng số môn học là 11 môn. Bao gồm những môn học như sau: Toán, Vật lý, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,  Âm nhạc và Mĩ thuật, Sinh học, Tiếng Anh, Thể dục.

- Nhìn chung, các môn học ở lớp 7 vẫn được giữ nguyên so với chương trình của lớp 6. Đối với 11 môn học này, học sinh lớp 7 sẽ được nhà trường sắp xếp một cách phù hợp và trải đều trong tuần. Thêm vào đó là những hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể nhằm nâng cao kĩ năng sống ở các em học sinh.

- Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh  là ba bộ môn bắt buộc trong các kỳ thi trong chương trình Trung học phổ thông. Theo thời lượng phân bố chương trình trong thời khóa biểu của học sinh lớp 7, ba môn học này cũng chiếm thời gian nhiều nhất.
Xem thêm: gia sư lớp 7

- Toán học: Ở chương trình lớp 6, môn Toán đã được phân chia thành hai phần Đại số và Hình học, tuy nhiên không phải học sinh nào cũng có thể học tốt cả hai nội dung này, đặc biệt hình học vẫn là môn học khó và rất khó đối với không ít học sinh. Đây là một phân môn mới, đòi hỏi ở học sinh sự tư duy cao hơn cũng như khả năng liên tưởng cao hơn.

Trong chương trình lớp 7, ở phần hình học học sinh tập trung nghiên cứu về quan hệ giữa các đường thẳng và mặt phẳng [song song, vuông góc] và quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, đặc biệt là các đường đồng quy trong tam giác. Đây là nội dung đòi hỏi ở học sinh tính liên hệ và khả năng tưởng tượng tốt.

Ở phần đại số kiến thức tập chung chủ yếu vào Số hữu tỉ, số thực, Hàm số và đồ thị với Đại số. Đây là những kiến thức mới hoàn toàn so với học sinh. Chính vì thế nó đòi hỏi khả năng tư duy logic, việc thường xuyên luyện tập mới có thể giúp học sinh học tốt nội dung này.

- Ngữ văn: Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 được phân chia làm 3 phần là Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó, phần Văn chủ yếu văn thơ thời Trung cổ với các tác phẩm chữ Hán của Trần Nhân Tông, Lí Bạch, Đỗ Phủ… điều này gây không ít khó khăn cho cả giáo viên trong việc hiểu tường tận vấn đề chứ chưa kể tới học sinh.

 Phần Tập làm văn bao gồm cả nghị luận với hai phương thức đó là giải thích và chứng minh. Phần Tiếng việt cần chú ý đến dạng câu bị động và cụm chủ vị làm thành phần

Nói rằng môn học này khó cũng không hẳn và dễ cũng không hẳn bởi có những phần kiến thức mởi mẻ hoàn toàn nếu học sinh không được định hướng bởi các thầy cô để hiểu cặn kẽ sẽ thực sự thấy rất khó.

- Tiếng Anh: Chương trình tiếng Anh lớp 7 được tiếp nối từ chương trình lớp 6. Học sinh tiếp tục học theo các chủ đề và yêu cầu cần đạt được khi học xong chương trình Tiếng Anh 7 là học sinh cần viết và nói được thành thạo những câu ngắn theo chủ đề đã được học trong chương trình.

Ngoài ra, môn học này đòi hỏi ở học sinh các kỹ năng ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Đặc biệt là việc học sinh có thể tự xử lý một đoạn hội thoại theo chủ đề giáo viên đưa ra, do đó rất cần ngữ pháp để nói đúng và phát âm chuẩn để mọi người hiểu. Đây được xem là nội dung khó, bởi nhiều học sinh thường mắc các lỗi trong cách phát âm và chia động từ khi viết câu.

- Bên cạnh đó là môn Vật lý: Môn này cũng được xem là môn học khá khó đối với học sinh lớp 7. Nếu học sinh có năng khiếu trong các môn Tự Nhiên và phụ huynh mong muốn cho học sinh theo học ban tự nhiên thì các phụ huynh nên sắp xếp thời gian học cùng con mình một buổi/ tuần. Bởi kiến thức Vật Lý lớp 7 còn khá sơ đẳng và chưa có quá nhiều nội dung và liên quan tới kiến thức năm học sau nên phụ huynh có thể giúp con em mình tự học môn học này.
Xem thêm: học phí khi cần gia sư dạy kèm giá rẻ

- Thêm vào đó là những môn như sinh học, công nghệ, lịch sử địa lý, giáo dục công dân,… là những môn học đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ kiến thức và học thuộc lòng những kiến thức này. Chính vì thế, bên cạnh những môn như toán, ngữ văn, tiếng anh,… học sinh cần sắp xếp thời gian hợp lý để có thể phát triển đều ở các môn học.

- Môn âm nhạc và môn mỹ thuật là những môn học phát triển giáo dục nghệ thuật cho các en. Đây cũng là môn học mà học sinh rất thích thú trong những giờ học này. Chính vì thế, đây vừa là môn học, vừa là những thời gian để học sinh có thể giải trí tại trường.

Thông qua những môn học năng khiếu này, phụ huynh có thể phát hiện những niềm đam mê, niềm yêu thích nghệ thuật ở các em. Từ đó, phụ huynh có thể định hướng cho các em phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Bài viết được chia sẻ bởi gia sư dạy kèm

Môn Hạnh phúc [Đức]

Làm thế nào để trở nên hạnh phúc? Nhiều người trong số chúng ta ai cũng muốn biết bí mật ấy. Và ở Đức, trẻ em đã được học cách sống hòa hợp với bản thân và mọi người. Môn học Hạnh phúc hiện đã được giảng dạy trong hơn 100 trường học.

Môn học này bắt đầu được giảng dạy ở một ngôi trường tại thành phố Heidelberg, Đức. Nhà giáo Fritz-Schubert, hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau 30 năm dạy học, ông nhận thấy rõ trẻ con không hề vui khi đến trường. Do đó nhà trường nên có thêm một nhiệm vụ là đánh thức và nuôi dưỡng hứng thú học tập cho các em chứ không chỉ khuyến khích các em đạt được thành tích cao trong học tập.  

Vì vậy ông đã đưa vào giảng dạy môn học Hạnh phúc cho các em học sinh. Vị hiệu trưởng này cũng chính là soạn chương trình cho môn học.

Không có bài kiểm tra nhưng trong quá trình học, mọi học sinh đều được tham gia vào các dự án. Ví dụ, học sinh có thể quay một video khiến người khác hạnh phúc hơn.

Hay học về lòng tự trọng cho học sinh tiểu học, khi một em đang ngồi, các bạn khác sẽ đi qua và nói nhỏ với học sinh này về một điều gì đó tốt đẹp. Qua đó, học sinh nhận ra, khi được ngợi khen, người ta cảm thấy sung sướng vui vẻ, còn chê bai, hạ thấp người khác sẽ mang lại cảm giác buồn rầu, khó chịu.

Môn Thăm dò [Hoa Kỳ]

Đây là một môn học thực tế . Học sinh sẽ được đi đến những khu vực khác nhau của thị trấn, ví dụ trang trại địa phương, nhà hàng hay nhà máy xử lý chất thải. Môn học này diễn ra mỗi tuần một lần và kéo dài 5 giờ.

Sau mỗi chuyến đi, giáo viên sẽ thảo luận về phần lý thuyết của bài học. Nếu bài học là về thực phẩm, học sinh sẽ được tìm hiểu thực phẩm đến từ đâu và cách nuôi trồng, giá thành bán ra,…

Sau khi biết được những thông tin mới, những học sinh khác sẽ mở một nhà hàng. Họ phải mua và chuẩn bị thức ăn, phục vụ bàn và tự dọn dẹp. Ngoài ra, đối với học sinh lớn hơn có thể được học về phát triển thương hiệu, nghiên cứu hệ thống sản xuất thực phẩm, tính toán sự hữu dụng của thực phẩm, thu hoạch và học cách thuê, điều phối người.

Lớp học trong rừng [Vương quốc Anh]

Ở trong phòng học thông thường sẽ chẳng bao giờ học sinh được nghịch nước mưa và học về khái niệm thể tích. Nhưng với những lớp học trong rừng, những đứa trẻ Anh được trải nghiệm điều này. Chúng cũng được học cách đốt lửa, dựng lều, phân biệt cây và nấm ăn được với những thứ chúng không thể ăn.

Tại một số trường học ở Anh, những tiết học trong rừng diễn ra hàng ngày. Làm thế nào họ có thể đi ra ngoài thường xuyên như vậy? Dễ thôi, giáo viên và học sinh có thể đi đến một khi rừng nhỏ cách trường học không xa, không 10 phút đi bộ.

Môn Trí tuệ nhân tạo [Trung Quốc]

Môn Trí tuệ nhân tạo hiện đang được dạy trong các trường tiểu học và trung học ở Trung Quốc.

Đây vẫn là một điều khá mới mẻ bởi nó không xuất hiện trong chương trình học cho đến năm nay. Trong một bộ sách gồm 10 cuốn, học sinh không chỉ được học về lịch sử phát triển của AI mà còn về cách sử dụng nó. Ví dụ: nhận dạng khuôn mặt, lái xe tự động và an sinh xã hội. Ngoài các lớp lý thuyết nhàm chán, trẻ em còn được tham gia chế tạo robot để thực hành những gì chúng đã học được.

Môn Chiêm ngưỡng thiên nhiên [Nhật Bản]

Người Nhật cho rằng, nghiên cứu về thiên nhiên là không đủ mà chúng ta nên chiêm ngưỡng thiên nhiên. Hiện tại, ở nhiều trường học ở Nhật Bản, Chiêm ngưỡng thiên nhiên là một môn học bắt buộc.

Đây không phải là những lớp học nhàm chán mà là những chuyến du ngoạn thú vị. Học sinh được chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp đẽ, trực tiếp quan sát thực vật và động vật. Qua đó, môn học này sẽ dạy người trẻ đánh giá các khía cạnh thẩm mỹ của môi trường bên ngoài lớp học.

Trẻ em hiện đại thường bỏ qua sự phát triển kỹ năng này, ưu tiên dành thời gian trước máy vi tính và các thiết bị điện tử khác. Do vậy, nhờ môn học này, trẻ được dạy cách yêu thế giới xung quanh và trân trọng, cẩn thận hơn với những gì họ làm trong tự nhiên.

Kết thúc khóa học, trẻ em phải có khả năng giải thích lý do tại sao chúng thích một trải nghiệm nhất định. Giống các môn học quen thuộc khác như Toán học, Địa lý, học sinh cũng được chấm điểm và phải tham dự bài thi cuối năm khi học môn Chiêm ngưỡng thiên nhiên.

Môn Khoa học sự sống [Thổ Nhĩ Kỳ]

Trong 3 năm đầu tiên khi học tập tại các trường ở Thổ Nhĩ Kỳ, có 4 bài học chính. Đó là ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, Toán học, Ngoại ngữ và Khoa học sự sống .

Đây là nơi trẻ nhỏ bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Làm thế nào để chăm sóc sức khỏe? Tại sao nên tôn trọng mọi người mà không có ngoại lệ? Những sự kiện nào đang xảy ra ở trong nước và thế giới? Tất cả những câu hỏi này đều được trả lời trong khóa học .

Giáo viên cũng nói về các nghi thức và quy tắc khi đến thăm nhà người khác. Trẻ em được học về cách cư xử tốt, cách lịch sự nhưng an toàn với người lạ. Vào năm thứ 4, lớp học này được thay thế bằng các nghiên cứu khoa học và xã hội.

Trường Giang [Theo Brightside]

Muốn "nói sao cho trẻ chịu nghe" thực ra không khó như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. Thay vì ra lệnh và quát mắng, một sự lựa chọn hấp dẫn và có tính thuyết phục có thể khiến trẻ nghe lời ngay tức khắc.

Video liên quan

Chủ Đề