Độ dốc của đường ngân sách luôn bằng bao nhiêu

Khái niệm

Đường ngân sách là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho.

Phương trình đường ngân sách có dạng

- I là thu nhập của người tiêu dùng

- X là số lượng sản phẩm X được mua

- Y là số lượng sản phẩm Y được mua

- PX là giá sản phẩm X

- PY là giá sản phẩm Y

Đặc điểm đườn ngân sách

- Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về bên phải.

- Độ dốc của đường ngân sách là số âm của tỷ giá hai loại hàng hóa = PX / PY : tỷ lệ đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường. Có nghĩa là muốn tăng mua một sản phẩm này phải giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi.

Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của các hàng hóa là cố định, thì đường ngân sách sẽ được xác định như trên. Lưu ý rằng, hệ số góc của đường ngân sách chính là giá tương đối của hai hàng hóa PX/PY. Từ khi giá hàng hóa là cố định nên hệ số góc của đường ngân sách là không đổi. Một cách tương tự khi chỉ có thu nhập thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song [dịch chuyển ra hướng bên ngoài hoặc trong góc tọa độ]. Nếu như chỉ có giá cả hàng hóa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ số góc của đường ngân sách, đường ngân sách trở nên nông hoặc dốc hơn.

Cá nhân bị giới hạn lựa chọn tiêu dùng trong phạm vi thu nhập, đó chính là phần giới hạn bên trong của  đường ngân sách. Nếu cá nhân lựa chọn điểm tiêu dùng nằm bên trong của đường ngân sách thì chi tiêu nhỏ hơn thu nhập hiện có, các lựa chọn nằm trên đường ngân sách thì toàn bộ thu nhập sẽ chi tiêu hết. Trong khi các điểm nằm ngoài đường ngân sách thì cá nhân không thể đạt được vì chi tiêu vượt quá thu nhập hiện có. Ngoại trừ có sự thay đổi thu nhập hay có sự thay đổi giá của hàng hóa, khi đó giới hạn lựa chọn của cá nhân có thể mở rộng ra phạm vi bên ngoài của đường ngân sách.

Page 2

Trang chủ Chính Trị Tâm lý Văn Hoá Tôn Giáo Suy Ngẫm Thư Giản Sức Khoẻ Triết Học Y học

Đường ngân sách [budget line] là đồ thị trong hệ trục tọa độ ghi các kết hợp khác nhau của hai hàng hóa [x1 và x2] mà người tiêu dùng muốn mua khi anh ta có một mức thu nhập nhất định [m]. Phương trình của đường này là:

p1x1 + p2x2 = m

trong đó p1 và p2 là giá của hàng hóa x1 và hàng hóa x2. Biến đổi phương trình trên để xác định sự phụ thuộc của x2 và x1, tức biểu thị mối quan hệ giữa x2 và x1 dưới dạng hàm số, chúng ta được

Hình dưới vẽ đường ngân sách dựa trên phương trình này. Nó cho thấy độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào tỷ lệ giá cả p1/p2 hay giá tương đối của hai hàng hóa, tung điểm [điểm cắt trục tung - A] phụ thuộc vào thu nhập m và giá hàng hóa 2 [p2], hoành điểm [điểm cắt trục hoành - B] phụ thuộc vào thu nhập m và giá hàng hóa 1 [p1]. Khi p1 thay đổi, độ dốc của đường ngân sách sẽ thay đổi; khi m thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song [với đường ngân sách cũ] vào phía trong hoặc ra phía ngoài; còn khi p1,p2 và m đồng thời thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển nhưng không song song với đường ngân sách cũ.

Đường ngân sách là một trong hai bộ phận cấu thành mô hình [hay lý thuyết] về hành vi của người tiêu dùng. Vì vậy, việc hiểu rõ đường ngân sách và những ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp mà chính phủ thực hiện dưới dạng thuế hoặc trợ cấp đối với vị trí và độ dốc của đường ngân sách có ý nghĩa quyết định trong quá trình phân tích hành vi của người tiêu dùng.

Đường ngân sách B được vẽ cho mức thu nhập [m] và các giá cả p1,p2. Nó có độ dốc bằng -p1/p2, tung điểm m/p2 và hoành điểm m/p1. Khi thu nhập tăng từ m lên m', đường ngân sách sẽ dịch chuyển từ B tới B'.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Video liên quan

Chủ Đề