Có cấu giá trị sản xuất trọng nội Bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng

Chủ nhật, 29/11/2020 - 19:25 PM

Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội thảo “Tham vấn ý kiến dự thảo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025”.

Theo Bộ NN-PTNN, giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu tổng quát của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tiếp tục định hướng trên 3 trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường với mục tiêu cụ thể là phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nông nghiệp Việt Nam đã hoàn thành tốt sứ mệnh an ninh lương thực, trở thành nước xuất khẩu lớn về nông sản trong giai đoạn qua. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với mục tiêu kinh tế, đến năm 2020 tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông nghiệp đạt từ 3,5%/năm, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%, tỷ trọng lao động nông nghiệp có chứng chỉ đào tạo đạt khoảng 22%.

Về mục tiêu xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng ngành được duy trì, thu nhập và đời sống của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Thu nhập của cư dân nông thôn đã tăng từ 32 triệu đồng/người năm 2016 lên 39,3 triệu đồng/người năm 2019 và ước đạt 43 triệu đồng/người năm 2020, gấp 1,92 lần so với năm 2015, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15.000 HTX và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn.

Với mục tiêu môi trường, giai đoạn 2016 - 2020, năng lực phòng chống thiên tai ngày càng được nâng cao, các hoạt động được tổ chức toàn diện hơn, từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Việc quản lý sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu vô cơ ngày càng chặt chẽ, tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2019 đạt 41,85%, năm 2020 ước đạt 42%...

Phát triển theo chiều sâu, vừa đảm bảo an ninh lương thực

Tại hội thảo, đông đảo các cơ quan, đại diện các bộ ngành, chuyên gia, các tổ chức quốc tế, hiệp hội và các doanh nghiệp… đã tham gia góp ý nhiều quan điểm, định hướng, chính sách cho Bộ NN-PTNT để triển khai xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý, hiến kế cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Ảnh: Trung Quân.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn tới nên gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 vẫn cần hướng trọng tâm tới đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra những sản phẩm giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Bổng nhấn mạnh, trong việc cơ cấu lại nông nghiệp theo các vùng sinh thái, cần cụ thể lợi thế so sánh của từng vùng, chỉ rõ sản phẩm nào là lợi thế cạnh tranh của vùng đấy, cũng như chỉ rõ những khó khăn đặc thù mà vùng sinh thái đó gặp phải. Từ đó, mới có thể đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể cho sự phát triển bền vững của vùng đó.

Bên cạnh đó, việc đưa ra các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần chú trọng vào 4 “nút thắt” cơ bản là: Cơ chế chính sách tích tụ đất đai; đổi mới lại phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ, cá thể sang phương thức sản xuất quy mô lớn hơn; cải thiện kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực phát triển khoa học công nghệ.

Tại hội thảo, đại diện Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới đang đối mặt với nhiều thách thức như: Năng lực cạnh tranh ngày càng thấp so với các lĩnh vực kinh tế khác; năng lực cạnh tranh toàn cầu yếu do chất lượng thấp, hệ lụy từ định hướng lấy sản lượng làm trung tâm trong giai đoạn đã qua; tốc độ và năng lực chuyển đổi số thấp so với các ngành khác; quy mô nông hộ siêu nhỏ còn lớn...

Trong bối cảnh đó, sứ mệnh của ngành nông nghiệp Việt Nam tới đây vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực của trên 100 triệu dân, đảm bảo đủ cả về lượng, cân đối về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh. Đảm bảo sinh kế cho hơn 9 triệu hộ nông dân [khoảng 26 triệu lao động nông thôn]; cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp thực phẩm; bảo vệ môi trường, môi sinh và đa dạng sinh học...

Tầm nhìn của ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới, bên cạnh đảm bảo về an ninh lương thực - thực phẩm, còn phải trở thành nhà cung cấp lương thực, thực phẩm bền vững và có trách nhiệm, có năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị thương hiệu...

Việt Nam cần hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp lương thực, thực phẩm bền vững và có trách nhiệm, có năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu. Ảnh: TL

Nhiều đại biểu là lãnh đạo của các ban ngành, đại diện các bộ, hiệp hồi, doanh nghiệp... cũng hiến kế nhiều giải pháp, định hướng cần phải tập trung trong giai đoạn 2021-2025 cho ngành nông nghiệp, trong đó tập trung nhất là cần cải thiện chất lượng nông sản, sản xuất theo chiều sâu, gia tăng giá trị theo chuỗi; tăng cường liên kết sản xuất chặt chẽ hơn nữa giữa nông dân - HTX - doanh nghiệp; cải thiện khả năng tiếp cận chính sách, giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp tiếp cận chính sách dễ dàng hơn; tập trung đổi mới về chính sách đất đai; chính sách về bảo hiểm nông nghiệp; đẩy mạnh khoa học công nghệ làm nền tảng và động lực, nhất là tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thông minh trong ứng dụng sản xuất...

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh toàn thế giới đang trong trạng thái “biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ” nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đang đứng trước những thách thức rất lớn. Vì vậy, người làm nông nghiệp phải chủ động thích ứng với mọi sự thay đổi.

Thứ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng trong nội tại ngành nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, đang tồn tại nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết như: Mâu thuẫn giữa sự phát triển với những thách thức, đe dọa đến từ biến đổi khí hậu cực đoan. Mâu thuẫn giữa mong muốn lợi nhuận trong thời gian ngắn của doanh nghiệp, của người nông dân với tư duy xây dựng chiến lược phát triển dài hạn trong cơ cấu lại nghành nông nghiệp.

Mẫu thuẫn giữa chủ trương tích hợp tổng thể và tư tưởng cục bộ đang diễn ra trong đời sống xã hội, cục bộ giữa các doanh nghiệp, giữa người nông dân, thậm chí là cục bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Mâu thuẫn giữa chủ trương, mục tiêu phát triển của từng địa phương khác nhau với việc tạo chuỗi liên kết vùng…

Ngoài ra, văn hóa hợp tác của các thành phần cùng tham gia xây dựng chuỗi liên kết như người nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản lý… chưa khăng khít, còn rời rạc, thậm chí dẫm chân lên nhau.

Thứ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn thời gian tới, tiếp tục nhận được các đóng góp, hiến kế của đông đảo các cơ quan, tổ chức quản lí nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân… trên cả nước nhằm tiếp tục hoàn thiện cho Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Bộ NN-PTNT sẽ nghiêm túc chủ trì, tổng hợp, nghiên cứu để xây dựng Kế hoạch cơ cấu ngành giai đoạn 2021-2025 để trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

ThS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG - ThS. BÙI THỊ SEN [Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam]

TÓM TẮT:

Bài viết khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để thấy được những đóng góp của ngành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.

Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Kết quả cho thấy, năm 2019, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, ước tính tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 54%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 41,85%. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng. Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu,…

Tuy nhiên, trước yêu cầu sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của người dân với chất lượng tốt hơn, an toàn hơn và trước sức ép cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả; đổi mới quy hoạch, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, có tính cạnh tranh quốc tế, đạt đến hiệu quả cao, đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân; phải hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

II. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: Tài liệu, số liệu được sử dụng trong bài viết chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử chính thức của các Bộ, ngành liên quan.

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu trong bài báo được xử lý bằng các phần mềm Excel,...

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.

III. Kết quả nghiên cứu

1. Thực trạng phân bổ việc sử dụng đất theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước năm 2018 là 27.289.454 ha, tăng 1.189.294 ha so với năm 2010. Trong đó, tăng chủ yếu ở đất nông nghiệp thuần [tăng 1.380.604 ha] và đất nuôi trồng thủy sản [tăng 105.093 ha]. Sự gia tăng của đất nông nghiệp thuần có thể do việc mở rộng một phần quỹ đất chưa sử dụng, khai phá rừng, đất lâm nghiệp,...

Đối với đất nông nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể theo hướng tăng lên nhờ đẩy mạnh khai hoang, thủy lợi đi đôi với cải tạo đất. Tuy nhiên, cơ cấu đất nông nghiệp lại có sự thay đổi mạnh mẽ do chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cây trồng, vật nuôi thời gian qua. Tính riêng giai đoạn 2010 - 2018, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng mạnh [từ 10,12 triệu ha lên 11,50 triệu ha], nhưng diện tích đất lúa lại giảm [từ trên 4,34 triệu ha xuống 4,14 triệu ha], kèm theo đó là sự tăng lên của đất cây hàng năm khác và cây lâu năm. Việc giảm diện tích đất lúa nguyên nhân là do đô thị hóa và công nghiệp hóa, và do hiệu quả của trồng lúa thấp, không mang lại thu nhập hấp dẫn như một số lĩnh vực khác [nuôi tôm, thủy sản nước ngọt, trồng cây ăn quả,…].

Bảng 1. Phân bổ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018

Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường

2. Thực trạng cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp

Cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp đã có sự chuyển dịch trong ba nhóm ngành Nông, Lâm, Thủy sản theo hướng tích cực. Trong giai đoạn 2010 - 2019, giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp theo giá thực tế của Việt Nam đã tăng 2,11 lần, từ 396.576 tỷ đồng lên 836.234 tỷ đồng. Tiểu ngành Nông nghiệp thuần tăng 1,87 lần, từ  315.310 tỷ đồng lên 588.709 tỷ đồng; Lâm nghiệp tăng 2,87 lần, từ 15.136 tỷ đồng lên 43.484 tỷ đồng; Thủy sản tăng 3,09 lần, từ 66.130 tỷ đồng lên 204.041 tỷ đồng. Tiểu ngành Nông nghiệp thuần có giá trị sản xuất cao nhất, còn ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.

Bảng 2. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019 theo giá thực tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3. Tăng trưởng nông lâm thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2012 - 2019 đạt 2,68%, đặc biệt năm 2018 đạt mức tăng trưởng cao nhất 3,76%. Điều này khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính, thúc đẩy sản xuất của khu vực này.

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016.

Cơ cấu sản xuất của ngành Nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh, chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi, tăng tỷ trọng các sản phẩm có lợi thế và thị trường như: Thủy sản, rau, hoa, quả nhiệt đới… Bên cạnh đó, giảm các sản phẩm có xu hướng tăng cung, tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao trong tổng sản lượng.

4. Hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam

- Sự phát triển của nông nghiệp thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được định hướng theo nhu cầu của thị trường nên làm phát sinh sản phẩm dư thừa; việc liên kết tiêu thụ nông sản chưa ổn định;… gây không ít khó khăn cho sự phát triển của ngành.

- Việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện được. Quy định về xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa theo kịp xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

- Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn. Việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế, do thiếu tài sản thế chấp; việc định giá đất tại khu vực nông thôn còn thấp dẫn đến người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất.

- Tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp vẫn theo phương thức truyền thống, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, làm hạn chế việc xây dựng vùng sản xuất tập trung, có sản lượng lớn. Lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu hụt do sự chuyển dịch sang các lĩnh vực khác, già hóa đã làm ảnh hưởng nhiều trong quá trình chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.

- Việc triển khai thực hiện các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng, vốn góp bằng đất đai khi tham gia vào hợp tác xã, mô hình các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới, mặc dù được đánh giá là nhân tố mới, tuy nhiên mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân cần tiếp tục hoàn thiện để ngày càng chặt chẽ hơn.

5. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam

- Tiếp tục rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất: Chuyển hẳn cách tiếp cận từ đạt mục tiêu số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm; xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo các phân tầng sản phẩm. Định hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong điều kiện thị trường tiêu thụ và biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường như sau:

+ Trồng trọt: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Rà soát diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang các cây trồng khác có thị trường và hiệu quả hơn [ngô, rau màu hoặc cây ăn trái] và sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển mạnh cây ăn quả, các loại rau hoa theo hướng công nghệ cao.

+ Chăn nuôi: Tiếp tục tập trung cải tạo giống và nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi; chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, tiếp tục duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

+ Thủy sản: Phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản, giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; đầu tư trang thiết bị chế biến, bảo quản trên tàu nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả khai thác. Đa dạng hóa đối tượng nuôi, phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Đẩy mạnh áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có chứng nhận với các sản phẩm chủ lực [tôm, cá tra, nhuyễn thể,…]; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Lâm nghiệp: Quản lý, sử dụng bền vững, hiệu quả diện tích rừng tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ. Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

+ Diêm nghiệp: Cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa các đồng muối, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng sản lượng muối công nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối. Nhân rộng mô hình sản xuất muối sạch, giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

+ Công nghiệp bảo quản, chế biến: Là công đoạn mang nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi sản phẩm, còn nhiều dư địa. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp; phát triển công nghiệp phụ trợ, tận dụng triệt để các phế phụ phẩm nông nghiệp.

+ Thủy lợi: Tập trung phát triển thủy lợi đa mục tiêu; ưu tiên phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và cây trồng cạn có giá trị cao; ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Đổi mới, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách. Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn then chốt, tạo động lực cho sản xuất, như:

+ Chính sách về đất đai: Chính sách về tạo thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất như tăng hạn điền, bỏ hạn chế đối tượng được nhận chuyển nhượng, điều chỉnh lại chính sách thuế, phí,...

+ Chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp bao gồm: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp, chính sách phát triển kinh tế trang trại và phát triển kinh tế hộ.

+ Chính sách về hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết theo chuỗi trong sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ giảm tổn thất cơ giới hóa trong nông nghiệp.

+ Chính sách hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp: Hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ cho phát triển của khu vực này.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng liên kết các chuỗi giá trị; đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Hướng dẫn và hỗ trợ nông dân hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác kiểu mới; thực thi các biện pháp quyết liệt tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia liên kết theo chuỗi; trước hết, tập trung ở những vùng đã phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn nhằm thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp. Tổng kết, tuyên truyền và nhân rộng các hình thức hợp tác, liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản ra toàn quốc.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước; đổi mới lâm trường quốc doanh; tổ chức lại hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã; tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia trại, trang trại, doanh nghiệp tư nhân.

- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ. Tích cực đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ [KH&CN] theo hướng chuyển từ quản lý theo nhiệm vụ KH&CN sang khoán, đặt hàng sản phẩm KH&CN; sắp xếp, hoàn thiện hệ thống và ổn định tổ chức nghiên cứu khoa học nông nghiệp và PTNT theo hướng chuyên lĩnh vực [trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp] và theo hướng đa lĩnh vực [quy hoạch, chiến lược và chính sách, cơ điện và sau thu hoạch].

Xác định khoa học - công nghệ phải là khâu then chốt để tạo đột phá trong thực hiện cơ cấu lại ngành; tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quan trọng bức thiết của ngành; thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế trong các hoạt động sản xuất, quản lý nông nghiệp. Các nhiệm vụ khoa học - công nghệ tập trung theo hướng xây dựng các bộ giống quốc gia về cây trồng, vật nuôi để có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, được lựa chọn xây dựng thương hiệu quốc gia.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

Phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng cạn và các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được hoàn thiện.

Rà soát, bổ sung và tổ chức thực hiện nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa; từng bước nâng mức đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế cho hồ chứa lớn; tăng cường năng lực dự báo về biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên tai và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức đảm bảo tiêu, thoát nước, chống úng ngập, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, tăng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện đào tạo nghề cho nông dân theo đề án, dự án sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gắn với xây dựng NTM, đảm bảo cho người làm nghề nông nắm vững khoa học, kỹ thuật và các kỹ năng cần thiết, để nông dân trở thành nông dân “chuyên nghiệp”, có thể làm chủ được quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa. Hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp trong đào tạo nghề cho nông dân khi tham gia các hợp đồng liên kết. Thực hiện chương trình đưa trí thức trẻ về công tác tại tuyến xã. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn.

IV. Kết luận

Nông nghiệp Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong một thời gian dài; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực; khẳng định vai trò quan trọng của mình. Trong những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp đã trở thành “trụ đỡ” cho nền kinh tế cả nước và là nền tảng cho công nghiệp dịch vụ phát triển. Chính vì vậy, cần tăng cường hơn nữa việc thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành Nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ngân hàng Thế giới [2016], Báo cáo phát triển Việt Nam 2016 - Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
  2. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê, //www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715
  3. Công ty Cổ phần Nam Việt [2019]. Toàn cảnh kinh tế thủy sản năm 2019, //navifeed.vn/toan-canh-nganh-thuy-san-viet-nam-2019-va-du-bao-cho-2020
  4. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính [2014], Đánh giá tổng quát về kết quả thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua 30 năm đổi mới, Hà Nội.

THE STATUS QUO OF VIETNAM’S

AGRICULTURAL RESTRUCTURING

• MA. NGUYEN THI MAI HUONG

Vietnam National University of Forestry

• MA. BUI THI SEN

Vietnam National University of Forestry

ABSTRACT:

This paper provides a broad overview on the agricultural restructuring in Vietnam in recent years in order to varify this sector’s contribution to the national socio-economic development. In addition, this paper proposes some solutions to promote the restructuring of Vietnam's agricultural sector towards efficiency and sustainability in the coming time.

Keywords: Agricultural restructuring, agriculture, agricultural production.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 19, tháng 8 năm 2020]

Video liên quan

Chủ Đề