Có nên mua mainboard đắt tiền

Đây chắc chắn là một câu hỏi mà rất nhiều bạn chưa có nhiều kiến thức về xây dựng bộ máy tính cho riêng mình đang quan tâm. “Liệu có nên tập trung hết nguồn lực kinh tế dành cho CPU và Card đồ họa mà chỉ mua một chiếc bo mạch chủ giá rẻ?” “Tại sao cùng Chipset mà lại có loại bo mạch chủ đắt và rẻ?” Ắt hẳn đây là điều mà các bạn đang quan tâm, hôm nay, mình sẽ giải đáp thắc mắc để các bạn có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình một chiếc bo mạch chủ phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách hiện có.

Khi chọn lựa bo mạch chủ [Mainboard] cho bộ máy, vấn đề thường được xem là đau đầu nhất vì có rất nhiều loại bo mạch chủ xuất hiện trên thị trường và trải dài theo từng mức giá.

1. Độ dầy của bảng mạch

Đây là yếu tố đầu tiên phân cấp các dòng Mainboard. Với những dòng Mainboard cao cấp, hãy để ý rằng độ dầy của các bảng mạch này luôn lớn hơn so với những dòng rẻ tiền hơn. Trên những dòng Mainboard cao cấp, các linh kiện thường trên bo mạch sẽ có kích thước dầy hơn và với bảng mạch dầy dặn hơn trong quá trình lắp ráp vào bộ PC, người dùng sẽ tránh được việc khi bắt vít mạch vào vỏ case sẽ làm cho Mainboard có tình trạng bị uốn cong. Hơn thế, độ dầy của Mainboard cũng góp phần cố định hơn những thành phần trên mạch giúp và sẽ tránh thêm cho người dùng trong tương lai khi có ý định nâng cấp những linh kiện PC của mình việc làm hư hại đến những thành phần nhạy cảm được hàn trên bo mạch.

Bên cạnh việc độ dầy của bảng mạch sẽ tăng được độ bền bỉ hơn, thì với việc dầy hơn đồng nghĩa với việc trong bo mạch chủ sẽ có thêm nhiều không gian hơn để có thể chứa các đường điện kết nối các thành phần linh kiện trong bo mạch hơn. Nói một cách dễ hiểu, thì với việc dầy dặn hơn của Mainboard, bo mạch chủ sẽ không chỉ truyền được nhiều điện hơn đến các linh kiện trên mạch mà các nhà sản xuất có thể đưa thêm nhiều công nghệ mới của mình vào trong bo mạch chủ hơn. Lấy ví dụ như công nghệ PCIe Gen 4 của Mainboard Chipset X570, trong khi các dòng bo mạch chủ thế hệ trước đây của AMD cũng vẫn sẽ hỗ trợ cho các CPU Ryzen thế hệ 3, nhưng công nghệ PCIe Gen 4 lại không được xuất hiện cùng một cùng một phần vì đây là công nghệ ra mắt sau, một phần cũng vì độ dầy của bo mạch thế hệ trước sẽ không mang đủ đường điện cung cấp tốc độ dữ liệu cho công nghệ PCIe Gen 4 này như trên các dòng Mainboard chipset X570 mới.

Độ dầy quyết định những thành phần có trên bo mạch chủ

2. Những yếu tố tăng cường tuổi thọ của bo mạch chủ

Bao gồm những bộ phận chất liệu làm tụ điện của mạch sẽ sử dụng những thành phần cao cấp hơn, phần giáp bảo vệ các chi tiết cũng được làm chắc chắn hơn, hay tản nhiệt giúp làm giảm bớt nhiệt độ của các Phase điện. Chúng ta có thể thấy dễ dàng trên những chiếc bo mạch chủ cao cấp, những chi tiết như tản nhiệt còn xuất hiện thêm cả ống đồng không chỉ tăng thêm vẻ đẹp về thẩm mỹ mà cũng thể hiện được khả năng giảm nhiệt độ giúp các linh kiện của bo mạch không bị quá tải nhiệt độ khi nhận nhiều điện.

Những linh kiện được làm bằng vật liệu cao cấp

3. Phase cấp điện cho CPU và các thành phần khác trên bo mạch

Một số Mainboard, nếu chúng ta để ý kĩ sẽ có những loại yêu cầu 4 nguồn cấp điện 4 Pins, những bo mạch này thường sẽ xuất hiện ở phân khúc tầm thấp và giá rẻ. Nhưng ngược lại có những bo mạch chủ lại yêu cầu lên đến nguồn cấp điện 8 Pins. Lý do nằm ở những Phase cấp điện cho CPU, trên những bo mạch chủ cao cấp, số lượng Phase điện này sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc những bo mạch chủ đời cao cấp hơn sẽ dành cho những CPU đời cao cần nhiều điện năng hơn. Những Phase điện này sẽ có công dụng làm ổn định và cân bằng dòng điện từ Nguồn [PSU] cấp cho Mainboard, và càng nhiều Phase điện xuất hiện thì lượng điện dành cho CPU cũng nhiều hơn. Thích hợp cho những công việc mà người dùng cần như ép xung CPU.

Nhiều Phase điện hơn đồng nghĩa với lượng điện được cung cấp cho CPU nhiều hơn

4. Tính năng phụ

Một số hãng phát triển bo mạch chủ có thể kể đến như ASUS, Gigabyte, MSI, Asrock,… những sản phẩm ở phân khúc cao cấp của mình luôn có một số tính năng riêng khác với phân khúc tầm thấp. Có thể liệt kê một số tính năng phụ đáng chú ý sau đây:

Tính năng Bios dự phòng
Tính năng Reset lại Bios mà không cần đến CPU
Một số chức năng mang tính cá nhân hóa như LED RGB, màn hình hiển thị thông số trên bo mạch,…


Mainboard với đèn LED RGB được trải dài quanh Mainboard.

Chốt lại, những bo mạch chủ ở phân khúc tầm trung, cận cao cấp so với những bo mạch chủ ở phân khúc hi-end về những tính năng và hiệu năng cơ bản là như nhau, những điểm ăn tiền hơn như những tính năng phụ sẽ là những điểm thứ yếu phụ thuộc vào sở thích cũng như ngân sách của mỗi người. Nhưng cuối cùng, người dùng vẫn nên tự trang bị một những kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu có ý tưởng lắp ráp một bộ PC để tránh những trường hợp không như mong muốn.

Mua mainboard thì đừng tiếc tiền vì những lý do này

18/11/21 - 1,290 Lượt xem

Rất nhiều người hỏi liệu có nên mua mainboard đắt tiền, hay tập trung hết ngân sách vào CPU và Card đồ họa và mua một chiếc mainboard rẻ thôi. Tại sao trên thị trường bán các loại mainboard đắt rẻ khác nhau, chúng khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu lời giải đáp sau đây để chọn được chiếc bo mạch chủ phù hợp.

Mainboard được làm từ chất liệu cao cấp

Những ưu điểm khi lựa chọn mua bo mạch chủ đắt tiền

Khi mua bo mạch đắt tiền, không thể bàn cãi chính là chúng ta sẽ có được một mainboard xịn sò với chipset cao cấp. Ở những main thuộc dòng cao cấp như Maximus, Formula của Gigabyte hay Godlike đều cực kỳ chắc chắn và đáng tiền. Đối với những game thủ thì đây là những lựa chọn sáng suốt cho phần cứng mạnh để chơi game. Mainboard đắt tiền luôn có ngoại hình chất chơi có khả năng nâng tầm cả dàn OC cho dân sành công nghệ và game thủ.

Khi dùng lâu, những mainboard game cao cấp chính là xương sống của dàn PC nhà bạn. Một khi bo mạch chủ bị hư hỏng thì những bộ phận khác như CPU, RAM cũng không còn sử dụng được nữa. Mà như các bạn đã biết, giá CPU máy tính cũng không phải nằm ở tầm thấp, nếu vì bo mạch rẻ tiền mà đi luôn dàn CPU thì không đáng. Như vậy, mainboard càng xịn thì càng đảm bảo cho các bộ phận quan trọng khác trong dàn PC.

Main xịn hơn thì nó đẹp hơn

Cái này là quá rõ ràng rồi. Một con main xịn thì chưa cần nói là nó có làm được gì hay ho hay không, miễn nó đắt tiền hơn thì người ta đã phải làm cho nó đẹp hơn rồi. Anh em nhìn vào mấy con main thuộc dòng cao cấp như Maximus, Formula… của ASUS, Aorus Ultra của Gigabyte hay Godlike của MSI thì thấy rõ ràng rồi đấy. Con nào con nấy đều xôi thịt, dày dặn và trông cực kỳ này nọ, mấy bạn nữ mù công nghệ nhìn vào còn thích chứ đừng nói mấy ông game thủ suốt ngày muốn có phần cứng mạnh để chơi game.

Một con main có ngoại hình chất chơi người dơi không chỉ đẹp mắt thôi mà nó còn nâng tầm cả dàn PC của anh em nữa. Đồng ý ngồi chơi game thì chẳng nhìn vào linh kiện làm gì nhưng đôi khi lướt mắt qua dàn PC đẹp mắt của mình cũng sẽ cho anh em một cảm giác cực kỳ thỏa mãn. Đó là còn chưa kể đến “giá trị khoe khoang” nữa nhé. Chưa cần

Mainboard – Bo mạch chủ là gì?

Mainboard PC máy tính hay còn gọi là bo mạch chủ chính là bộ phận trung tâm kết nối các linh kiện PC, thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một thể thống nhất. Nó chứa các socket và slot để cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng.

Mainboard PC máy tính có khả năng điều khiển tốc độ dữ liệu. Điều hướng đường đi của luồng dữ liệu giữa các linh kiện, thiết bị. Đồng thời còn có chức năng phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện đó.

Mainboard là chìa khoá quyết định tuổi thọ thật sự của máy tính có dài lâu hay không, do đó bạn cần lựa chọn loại mainboard chính xác. Đây cũng là bộ phận được đánh giá là khó nhằn nhất trong các bộ phận máy tính bởi độ phức tạp và tính quan trọng cao.

Nếu bạn sở hữu một mainboard dở ẹc yếu ớt, laptop PC sẽ thường xuyên gặp lỗi và khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn trong quá trình tìm lỗi khắc phục. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng chiếc mainboard chất lượng tốt, lại phù hợp với túi tiền.

  • Xem thêm: Main không lên màn hình, nguyên nhân và cách khắc phục?

Asrock X570 Taichi hoặcGigabyte X570 Aorus Ultra

Có nhiều sản phẩm cho sự lựa chọn của bạn hơn khi bạn có mức ngân sách 7 triệu để chi cho một chiếc mainboard. Tất cả những sản phẩm trong phân khúc này đều rất tốt, khi đây là một mức giá khá cao để sở hữu một mainboard.MSI X570 Tomahawkcó hiệu suất VRMtốt hơncùng một mức giá thấp hơn, bạn chỉ cần quan tâm đến những tính năng mà nó mang đến vì đây là phân khúc phổ thông.

Phiên bản tốt nhất ở phân khúc7 triệu đồnglàAsrock X570 Taichi.Bo mạch đã có được những chỉ số khá tốt trong bài kiểm tra nhiệt VRM của tôi và với giá 6.990.000có vô số tính năng bao gồm Wi-Fi 6, ba khe cắm M.2 với thiết kế tản nhiệt phủ đầy đủ bên trên, tám cổng SATA, âm thanh chất lượng cao, Intel Gigabit LAN, 3 cổng USB, BIOS Flashback và nhiều hơn nữa.Nó cũng là một phiên bản tuyệt vời với một số hiệu ứng ánh sáng led đẹp mắt, nếu bạn là một người dùng thích màu sắc.

Cùng xếp ở vị trí thứ 2 ở phân khúc giá tiền nàylàGigabyte X570 Aorus UltrahoặcAsus ROG Strix X570-F Gaming.

Bạn có thể xem xét các thế hệ trước đó để tiết kiệm được chi phí.Nếu bạn không cần PCIe 4.0, bạn có thểxem xét lựa chọn mua mainboardX470 Taichi.Một phiên bản tốt hơn vì mức giá rẻ hơn.

Mainboard Z490 Tầm Trung Tốt Nhất

MSI MAG Z490 Tomahawk hoặc Gigabyte Z490 Vision G

Với ngân sách nhiều hơn một chút, bạn có thểsở hữunhững sản phẩmthực sự đẹp với giá khoảng 5 triệu đồng.Ngay từ những ngày đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm mainboard z490 chipset lga 1200 thế hệ mới, một sản phẩm nổitrong danh sách này mà tôi đã gới thiệutrước đây của mình làMSI MAG Z490 Tomahawk, đây là một mainboard có chất lượng tuyệt vời với giá 5.650.000.Trong thử nghiệm của tôi, Z490 Tomahawk có nhiệt độ đạt đỉnh chỉ 74 độkhi chạy cùng vớiCore i9-10900Ktốc độ 5,1 GHz sử dụng 1,35v, vì vậy bạn không cần phải chimột số tiền lớn sở hữu một bo mạch đắt tiềnđể tận dụng tối đa sức mạnh của bộ xử lý 10 lõi mới của Intel, mặc dù thực tế là nósẽ ngốn của bạn kha khá điện khi ép xung.

MSI đã mang đến một nâng cấp với hàng tánăng lượngcho vcore VRM trên Tomahawk, sử dụng hàng chục tụ năng lượng55A chomức năng lượngtổng hợp 660A.MSI cũngcócho mình những bộ tản nhiệt lớn, nặng với trọng lượng tổng hợp 393 gram.Để so sánh,MSI Z490-A Prođi kèm với bộ tản nhiệtnặng237 gram.Bạn cũng nhận được một số tính năng thú vị như 2.5 Gbit LAN, USB 3.2 Gen 2x2 hỗ trợ 20 Gbps và một vài cổng USB bổ sung khi so sánh với các bo mạch rẻ hơn.

Lựa chọn xếp thứ 2 của tôi làGigabyte Z490 Vision Gcó thể đáng xem xét hơn Tomahawk vì hai lý do: mức giá 6.050.000, đây làphiển bản bo mạchZ490 duy nhất trong phạm vi giá này có ba khe cắm PCIe x16 có kích thước đầy đủ, mặc dù chỉ có khe cắm chính được kết nối đầy đủ băng thông x16 vì bộ xử lý LGA1200 không hỗ trợ đủ làn PCIe.Khe thứ cấp được nối dây cho băng thông x8 và khi được sử dụng sẽ cung cấp một nửa băng thông cho khe PCIe x16 chính.Sau đó, khe cắm thứ ba được nối dây cho băng thông x4.

Vision G cũnghỗ trợthêm hai cổng USB 3.2 trên bảng kết nối I / O, mặc dù nó giảm kết nối mạng Gigabit trong khi vẫn giữ lại mạng LAN 2,5 Gbit.Về hiệu suất VRM, Vision G gần như ngang bằng với Tomahawk.

Một sản phẩm khác cũng đáng được chú ý làGigabyte Z490 Aorus Elite.Tôi đã thử nghiệm bo mạch đó và nó rất tốt, nhưng ở cùng mức giá với Tomahawk, tôinghĩ mình sẽ chọnbo mạch của MSI. Tương tựvớiAsus TUF Gaming Z490-Plus.

Mainboard AMD B450 Toàn Diện Nhất

Video liên quan

Chủ Đề