Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt pdf Phần 2

Home Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Khoa Học Xã Hội > Ngôn Ngữ Học >

Discussion in 'Ngôn Ngữ Học' started by nhandang123, Jul 28, 2017.

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆTCƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT[Tái bản lần thứ năm]Tác giả: MAI NGỌC CHỪ- VŨ ĐỨC NGHIỆU - HOÀNG TRỌNG PHIẾNLỜI NÓI ĐẦUTheo chương trình đào tạo năm năm, chia hai giai đoạn, giáo trình "Cơsở ngôn ngữ học và tiếng Việt được giảng cho sinh viên các ngành khoa họcxã hội và nhân vân năm thứ nhất và thứ hai của giai đoạn đầu.Giáo trình này nhằm giới thiệu một cách giản dị và có hệ thống nhữngkhái niệm cơ bản, mở đầu của ngôn ngữ học và tiếng Việt. Trên cơ sở đó,sinh viên sẽ từ chỗ biết để rồi tiến tới hiểu những kiến thức sâu rộng hơn củakhoa học về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, được trình bày trongcác giáo trình nâng cao ở giai đoạn sau.Do vậy, giáo trình này không phải là giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ họcnhư vẫn thường gặp; nhưng cững chưa phải là giáo trình mang tính cáchchuyên sâu của chuyên ngành hẹp. Nó không đi vào những phân tích, lí giảihoặc tranh biện phức tạp, đa tuyến, mà chỉ cố gắng trình bày một hệ thống,một cách hiểu. Mặt khác, có những vấn đề trong giáo trình chỉ nêu ra màkhông trình bày kĩ vì sinh viên có thể tự tìm hiểu trong các tài liệu khác theosự hướng dẫn của giáo viên.Tuy nhiên, người học có thể dùng giáo trình với tư cách một tài liệuchính thức để thi nhận chứng chỉ cho từng học phần.Nội dung của giáo trình gồm bốn phần, dự kiến trình bày trong 120 tiếthọc. Các chương mục không nhất thiết cân đối về số lượng trang in, mà đượcphân phối theo nội dung của vấn đề, và đánh số từ I đến XXIII.Sau mỗi phần của giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo có ghi rõnhững tài liệu phổ biến, dễ dùng và sinh viên cần phải học thêm trong khi học.Những người soạn thảo giáo trình được phản công như sau:Phần thứ nhất: Tổng luậnChương I, II: TS. Vũ Đức Nghiêu và PGS. Hoàng Trọng Phiến.Chương III, IV: TS. Vũ Đức Nghiệu.Phần thứ hai: Cơ sở ngứ âm học và ngữ âm tiếng Việt: PGS. Mai NgọcChừ.Phần thứ ba: Cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt: TS. Vũ ĐứcNghiêu.Phần thứ tư: Cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt:Chương XVIII, XIX, XX: PGS. Mai Ngọc Chừ và PGS. Hoàng TrọngPhiến. Chương XXI, XXII, XXIII: PGS. Hoàng Trọng Phiến.Trong khi soạn thảo giáo trình này, chúng tôi đã được các đồng nghiệptrong và ngoài trường giúp đỡ nhiều. Riêng GS. Diệp Quang Ban đã đónggóp rất tích cục cho ba chương cuối của phần thứ tư.Giáo trình này được tái bản là nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà xuấtbản Giáo dục.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.Vì cố gắng để kịp đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập của sinh viên nêngiáo trình này được soạn ra, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi chânthành đề nghị người sử dụng góp ý, phê bình để giáo trình được tốt hơn.Hà Nội, tháng 6 năm 1997NHÓM BIÊN SOẠNQUY ƯỚC TRONG CÁCH TRÌNH BÀY1. Các chú thích ở cuối trang ứng với những chữ số ghi ở phía trên, đặtgiữa hai ngoặc tròn, ví dụ [1].2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bằng chữ số, đặt giữa hai ngoặcvuông, ví dụ [15]: Chữ số này ứng với số được ghi ở mục Tài liệu tham khảocuối mỗi phần, ví dụ ở phần II [Cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt] số[15] là tài liệu: Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, H., 1980.3. Dấu ngoặc kép: được dùng để phiên âm các từ hoặc biểu thị các âmbằng chữ cái thông thường, ví dụ "a", "cam"; dấu ngoặc vuông […] dùng ghicác âm tố, ví dụ [sistra] và dấu vạch chéo dùng ghi các âm vị, ví dụ /tan/. Kíhiệu đặt trong hai ngoặc vuông và trong hai vạch chéo là kí hiệu phiên âmquốc tế.Phần 1. TỔNG LUẬN* Bản chất xã hội của ngôn ngữ* Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ* Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ* Phân loại các ngôn ngữChương 1. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮVề mặt thời gian lịch sử, chắc hẳn ngôn ngữ của loài người phải cổ xưahơn rất nhiều lần so với ngay cả những huyền thoại xưa cũ nhất. Nó gắn bóvới sự sống của con người như đồ ăn thức uống, như sự thở ra, hít vào…;đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, nghĩ rằngcó một cái gọi là ngôn ngữ tồn tại với mình.Nhưng rồi có lúc chúng ta tự hỏi: Ngôn ngữ là gì?Lời giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có một và không thể chỉ cómột, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn là một đối tượng hết sức phức tạp và đadiện.I. TRƯỚC HẾT, NGÔN NGỮ LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI1. Nói rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội là bởi vì một sự thật hiểnnhiên: nó không phải là hiện tượng tự nhiên [vốn là những hiện tượng tồn tạimột cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người]như sao băng, thủy triều, động đất…Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài ngưòi, do ý muốn vànhu cầu: người ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống và tồn tại, pháttriển. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. Điều nàyđược chứng minh qua hai câu chuyện sau đây:- Chuyện thứ nhất: Theo nhà sử học Hêđồrôt, hoàng đế Zêlan UtđinAcba đã cho tiến hành một thí nghiệm để xem một đứa trẻ không cần ai dạybảo, có thể biết được đạo của mình hay không, có biết nói tiếng nói của tổtiên mình và gọi tên vị thần của dòng đạo mình hay không… Ông ta đã chobắt cóc một số trẻ sơ sinh thuộc nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, dòng đạo khácnhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội trong một tháp kín; không ai đượcđến gần; cho ăn uống qua một đường dây… Mười hai năm sau, cửa thápđược mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lên; nhưng chúng có nhiều biểu hiện củathú hơn là người; và không hề có biểu hiện nào về tiếng nói hoặc tín ngưỡng,tôn giáo cả.- Chuyện thứ hai: Năm 1920, ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra hai em bégái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em khoảng hai tuổi, mộtem khoảng bảy, tám tuổi. Sau khi được cứu trở vễ, em nhỏ bị chết; em lớnsống được, nhưng chỉ có những tập tính của chó sói: không có ngôn ngữ, chỉbiết gầm gừ, bò bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân; thỉnhthoảng cất tiếng sủa như sói về ban đêm…Sau gần bốn năm em bé này mới học được 6 từ, và qua 7 năm đượcgần 50 từ. Đến 16 tuổi, em mới nói như một đứa trẻ 4 tuổi và không sốngđược nữa.2. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân tôi, cá nhânanh; mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội, của chúngta; cho nên anh nói tôi mới hiểu, và chúng ta hiểu nhau. Về mặt này, đối vớimỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn vàphát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.Thiết chế đó chính là một tập hợp của những thói quen nói, nghe và hiểu,được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục ngay từ thời thơ ấu của mỗi chúngta. Vì thế, những thói quen này về sau rất khó thay đổi. Nó như là một cái gìđấy bắt buộc đối với mỗi người trong mọi người.Dầu sao thì tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người mẹ… bằngcác từ mèo, nhà, mẹ… Còn tiếng Anh thì gọi bằng các từ cat, house,mother… chứ không thể dễ dàng thay thế bằng từ khác hoặc đánh đổi chonhau.Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn hóa chungcủa mỗi cộng đồng dân tộc với các biến dạng khác của nó trong các cộngđồng người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi lãnh thổ hoặc tầng lớp xã hội[gọi là những tiếng địa phương, phương ngữ xã hội]… cũng chính là nhữngbiểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hội của ngôn ngữ. Ví dụ, từ lời lẽ củatiếng Việt chuẩn mực được phát âm thành nhài nhẽ, đó là cách phát âm củaphương ngữ Bắc bộ Việt Nam. Trong khi đó, nếu phát âm thành nài nẽ thì đâylại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi.3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mangtính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ là nhờ quá trình học tập, tiếp thutừ những người cùng sống ở xung quanh.Mặt khác, so với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài ngườicũng khác hẳn về chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có thể dùng để "trao đổithông tin” như: kêu gọi bạn tình trong các mùa hôn phối, hay là báo tin cóthức ăn, có sự nguy hiểm… nhưng tất cả đều vô tình xuất hiện dưới ảnhhưởng của những "cảm xúc" khác nhau. Chúng - những tiếng kêu đó - là bẩmsinh; sự trao đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trình ditruyền chứ không giống nhau như kết quả của trẻ em học nói.Còn hiện tượng một số con vật học ndi được tiếng người thì rõ ràng lạilà kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ có điều kiện. Những con vật "biếtnói" đó dù thông minh đến mấy cũng không thể nào tự lĩnh hội được hoặcphát âm được những âm thanh để biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài một hoàncảnh cụ thể với một kích thích cụ thể.4. Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội như đã phân tíchbên trên; mà hơn thế nữa, nó là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tính chất đặcbiệt này thể hiện ở chỗ nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêngmột xã hội nào; cho nên khi một cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡ, kéo theo sựsụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng, thì nó [ngôn ngữ] vẫn là nó. Mặtkhác ngôn ngữ không mang tính giai cấp. Nó ứng xử bình đẳng đối với tất cảmọi người trong xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi nhóm người… không vô canvới nó mà họ sử dụng cho no mục đích của mình, theo cách của mình saocho có hiệu quả nhất.Chính vì tính chất đặc biệt này mà người ta không thể hi vọng tác độnglàm biến đổi ngôn ngữ bằng một cuộc cách mạng chính trị xã hội.II. NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP QUAN TRỌNG NHẤT CỦACON NGƯỜI1. Có thể hiểu một cách giản dị rằng: giao tiếp là sự truyền đạt thông tintừ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó.Sự giao tiếp được thực hiện nhờ hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc hơnhai người với nhau trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiệngiao tiếp chung.Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở conngười, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh. Ngay cả bây giờ,nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế do nhữngnguyên nhân nào đó thỉ người ta dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi khôngcòn có thể trao đổi bằng "ngôn ngữ" này nữa mới thôi.Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…với nhau; và tác động đến nhau. Chính nhờ thế mà con người mới tập hợpvới nhau thành cộng đồng xã hội, có tổ chức và hoạt động của xã hội; nhữngtư tưởng và trí tuệ của người này, thế hệ này mới truyền tới người khác, thếhệ khác được.Những hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện nhờ mộtcông cụ tốt nhất là ngôn ngữ. Nhờ nó mà con người có khả năng hiểu biết lẫnnhau. Nó là một trong những động lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xãhội loài người. Chức năng trung tâm của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp.2. Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp giữa người với người; nhưngkhông phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đều tham gia như nhau vào quátrình này. Nói khác đi, các đơn vị của nó tham gia thực hiện chức năng xã hộivốn có của nó một cách khác nhau.Trực tiếp tham gia vào quá trình mang thông tin và truyền đạt thông tinlà các đơn vị định danh như từ, cụm từ; và các đơn vị thông báo như câu, vănbản. Chẳng hạn, các từ: người, máy, nhà, cây, đi, cười, một, hai, giỏi… Cáccụm từ: đá tai mèo, nhà cao tầng, bê tông đúc sẵn, mẹ tròn con vuông… Cáccâu: Người với người là bạn; Trên trái đất có chừng một triệu giống động vật;Máu người không phải nước lã… đều là những đơn vị trực tiếp mang thôngtin hoặc truyền tải thông tin.Ngược lại, các đơn vị như: âm vị, hình vị lại chỉ gián tiếp tham gia vàoquá trình giao tiếp; bởi vì chúng chỉ là chất liệu cấu tạo nên những đơn vị vừanêu trên mà thôi.3. Trong xã hội loài người, phần lớn nhất và trọng yếu nhất của thôngtin [gồm các kiểu dạng, các nguồn gốc khác nhau] được tàng trữ và lưu hànhnhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quantrọng nhất của con người. Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sửvà toàn diện mà xét, không một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh đượcvới nó.Cho dù ngôn ngữ bằng lời của con ngưòi có bị những hạn chế vềkhông gian và thời gian; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người còn dùngnhững phương tiện giao tiếp khác nữa như: các điệu bộ, cử chỉ; các loại kíhiệu, tín hiệu giao thông; các biểu trưng quân hàm, quân hiệu; các tác phẩmnghệ thuật tạo hình, âm nhạc… nhưng ở vị trí trên hết và trước hết, vẫn phảilà ngôn ngữ.So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có thể đóngvai trò là phương tiện bổ sung cho nó [giao tiếp ở đây được hiểu là giao tiếptrong đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã nội]. Sở dĩ nói như vậy là vìphạm vi sử dụng của chúng rất hạn chế; và mặt khác, chúng không đủ sức đểphản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của conngười; còn như âm nhạc hay các tác phẩm nghệ thuật tạo hình thì chỉ có thểnhắc gợi, hướng người ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó mà thôi.Trong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có thể được "biểu diễn lại","diễn dịch lại bằng ngôn ngữ, thì việc làm ngược lại, dường như là không thể;hoặc nếu có thể, thì kết quả chỉ là phần rất nhỏ và không đẩy đủ.III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN THỰC TRỰC TIẾP CỦA TƯ TƯỞNG1. Khi nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, chúng tamuốn nhấn mạnh đến chức năng hàng đầu của nó: chức năng giao tiếp.Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng phảnánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới hình thức ngôn ngữ.Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đời và phát triển là dongười ta thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó. Ở đây, mệnh đề này baohàm hai vấn đề:a] Con người đã có một cái gì đấy [những kết quả, quá trình hoạt độngthuộc lĩnh vực tinh thần, tư tưởng…] cần phải được truyền đạt, trao đổi vớingười khác.b] Phương tiện để truyền đạt những thông tin đó.Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan [cũng tứclà tư duy] của con người cần được thông báo với những người khác trongcộng đồng; và chính con người đã chọn phương tiện để thông báo là ngônngữ. Từ đây, nảy sinh vấn đề quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nêncó thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khácnhau. Nếu chỉ xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không thôi,thì trước hết cần phải thấy: Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn ngữ.[K.Mac]Tuv nhiên, nói vậy không có nghĩa rằng ngôn ngữ chỉ là cái vỏ vật chấttrống rỗng; mà nó là một thể chất hai mặt: vật chất - tinh thần.Kết luận mà Mác nêu như vừa dẫn, hết sức quan trọng. Ông còn cómột nhận xét khác: Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức vậy […] là ý thức thựctại, thực tiễn; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do nhu cầu, do sụcần thiết phải giao tiếp với người khác.Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tưduy cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đồng nhất trong các khoahọc khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh lí học thần kinh cao cấp… Ngaytrong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tạikhách quan được tiến hành bởi con người; hoặc cũng có thể hiểu tư duy làsản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó.Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tậphợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặtchẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức màthôi.Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấuthành ý thức; bởi vì trong ý thức, cùng với các quá trình nhận thức như cảmgiác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc gắn liềnvới sự đánh giá và trạng thái ý chí của con người.Do dó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tưduy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngôn ngữ - ý thức như vậy.3. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tưduy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cáiđể biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy [thuộc lĩnh vực tinhthần] bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh [ngôn ngữ] đểthể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho những người khác "thấyđược". Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây có thể hình dung như hai mặtcủa một tờ giấy vậy: đã có mặt này là phải có mặt kia. Chính ở trong ngônngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiềm tại trở nên được hiện thực hóa, thựctại hóa. Mặt khác chính trong quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữkhông phải là cái xác không hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất.Nó trở thành hiện tượng vật chất - tinh thần.Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng ho [vì đó lànhững tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt động, phản ứngthuần túy sinh lí của cơ thể con người]. Tuy nhiên, ta có các từ ho, hắt hơi đểnói trong những câu, chẳng hạn:- Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh.- Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục.Tiếng ho hoặc tiếng hắt hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, khôngphải là ngôn ngữ.4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữcòn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình hìnhthành và phát triển tư duy của con người.Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có mộtcái vốn tri thức, hiểu biết nhất định [có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo]. Vốn trithức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và khámphá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tàng trữ, được bảo toàn chủyếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta có thể truyền thụnhững tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác, từ thế hệ nàyđến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác…Về mặt sinh lí học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngônngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào việctạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hệ tạm thời này mà con người kháchẳn động vật: Người ta không nhất thiết phải làm quen trực tiếp với sự vậtnày hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nó là gì, nó như thếnào… nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho biết, hoặc người tabiết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng… [Tôi chưa thấy saoHỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phô bốt của nó là gì, nó như thếnào… nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết].Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết chosự tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy,phát triển thêm… tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú hơnvà sâu xa hơn.5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp,chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa ýthức [tư duy] với ngôn ngữ và thực tại khách quan.Ta biết rằng cội nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ýthức chính là hình ảnh chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại đượcphản ánh. Ý thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ giántiếp với thực tại khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức thực tại khách quan như vừa nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệbộ ba quen thuộc khác là từ - khái niệm - sự vật.Ngôn ngữ và ý thức [tư duy] gắn bó với nhau như một, không bao giờtách rời nhau, nhưng chúng không phải là một. Đối với thực tại khách quan,ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi tên cho cácsự vật, hiện tượng, quan hệ… tồn tại trong đó. Mặt khác, quan trọng hơn là:ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan.Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc, văn hóavật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người; nhưng không thể nóiđó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác nhau.IV. NGÔN NGỮ - LỜI NÓI - HOẠT ĐỘNG LỜI NÓI1. Trong giao tiếp ngôn ngữ, sở dĩ tôi nói, anh nghe và chúng ta hiểunhau được [mặc dù ai nấy đếu nhận ra và phân biệt: đây là tiếng nói của tôi,kia là tiếng nói của anh…] là bởi vì giữa chúng ta đã có một cái chung vànhững cái riêng.a] Cái chung đó của chúng ta bao gồm các âm, các từ, các bộ phậncấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo câu, các thànhphần câu… cùng với các quy tắc hoạt động, quy tắc biến đổi của chúng… vốnđã và đang được sử dụng trong không biết bao nhiêu lần khác nhau giữanhững người đang cùng nói một ngôn ngữ.Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn ngữ.Đó là một hệ thống những đơn vị vật chất, và những quy tắc hoạt độngcủa chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ýthức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc vàước muốn cụ thể nào.Như vậy, ngôn ngữ không chỉ tồn tại riêng cho tôi hay riêng cho anh,mà tồn tại cho tất cả chúng ta. Nó được nhận thức và tương ứng với ý thứccủa cả cộng đồng chứ không phải chỉ tương ứng với ý thức của riêng anhhoặc riêng tôi. Nó, tự bản chất vốn là hiện tượng mang tính xã hội.b] Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngôn ngữ chứng tỏcác khả năng của mình trong các lời nói ra [kể cả dạng nói lẫn dạng viết]. Cáilời nói ra đó, trong ngôn ngữ học được gọi là lời nói - kết quả của sự nóinăng.Lời nói là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng nên theocác quy luật và chất liệu của ngôn ngữ, ứng với nhu cầu biểu hiện những nộidung [tư tưởng, tỉnh cảm, cảm xúc, ý chí…] cụ thể. Với cách hiểu như vậy,nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt về mặt tên gọi thuật ngữ, ta có thể coi lờinói như là những văn bản, những diễn từ [discourse]. Lời nói phân biệt vớingôn ngữ ở chỗ: nó mang những màu sắc cá nhân của chủ thể nói năng[người nói cụ thể trong một tình huống cụ thể].c] Có thể nói: giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người thực chấtlà sự truyển - nhận thông tin thông qua sự trao đổi văn bản [B.v. Kasevich].Nếu không tính đến sự giao tiếp bằng cách viết, thì giao tiếp bằng cách nóinăng sẽ bao gồm:- Hành vi nói ra của người nói. Đây chính là hành vi sản sinh văn bản[diễn từ].- Hành vi hiểu văn bản [được thực hiện từ phía người nghe, người đốithoại].Trong đối thoại giao tiếp, giả sử có hai người, thì tư cách người nghevà người nói được luân phiên nhau: anh nói, tôi nghe và ngược lại, tôi nói,anh nghe.Hành vi nói của người nói và hành vi hiểu của người nghe được gọi làhành vi lời nói; còn hệ thống các hành vi lời nói gọi là hoạt động lời nói.2. Về sự phân biệt ngôn ngữ với lời nói và xem xét mối quan hệ giữachúng với nhau, phải kể F.de.Saussure là người đi đầu. Ông [và những ngườiủng hộ ông về sau] đã tách biệt hoàn toàn tuyệt đối giữa ngôn ngữ như mộtcái hoàn toàn có tính chất xã hội với lời nói như một cái hoàn toàn có tính cánhân.Sự thể không hoàn toàn hẳn như vậy. Thực chất phân biệt ngôn ngữ[langue] với lời nói [parole] là tự tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề:Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói; và lời nói chính là ngôn ngữ đanghành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.Chính F.Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương cũng đãviết về vấn đề này như sau:Hoạt dộng ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và khôngthể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được [tr.29]Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫnnhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thề hiểu được và gây được tấtcả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ đượcxác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước […]Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa. [tr.45]Như vậy, so với ngôn ngữ và trong mối tương quan với ngôn ngữ, lờinói không phải chỉ đơn thuần là cái gì đó thứ yếu, hoàn toàn ngẫu nhiên vàhoàn toàn mang tính cá nhân. Nó cũng chính là ngôn ngữ - ngôn ngữ đang ởdạng hoạt động - và vì vậy, nó cũng mang trong mình mặt xã hội của ngônngữ lẫn những màu sác cá nhân của người nói - người sử dụng.Ngôn ngữ hoạt động, hiện ra dưới dạng những chuỗi âm nối tiếp nhau.Tuy nhiên, để sử dụng được một ngôn ngữ, có thính giác tốt vẫn là chưa đủ.Người ta phải biết phân tích được các loạt âm thanh đó với những dấu hiệuriêng biệt, để biết trong đó có những âm đoạn nào ứng với cái gì, nằm trongnhững quan hệ nào với các âm đoạn khác… Do đó, nếu không nắm đượcngôn ngữ thì ta vẫn có thể nghe thấy lời nói của người khác, nhưng khôngbiết anh ta "nói gì". Đối với đứa trẻ sơ sinh, trong những tháng đầu tiên, tiếngnói của những người xung quanh nó chẳng khác gì với các tiếng động, tiếngồn ào khác. Ngay cả người lớn, khi chưa nắm được ngoại ngữ, anh ta có thểnghe thấy người ta nói ngoại ngữ đó, nhưng không thể hiểu được; thậm chícũng không thể nhắc lại từng câu, từng từ được. Sở dĩ như vậy là vì anh takhông biết "phân tích" cái chuỗi âm thanh lạ tai đó ra từng thành phần; từngkhúc đoạn; bộ phận… như thế nào; và các quy luật vận dụng chúng trong cáctình huống nói năng như thế nào…Kết cục, nếu nắm vững những hiểu biết về mối quan hệ biện chứng củacặp phạm trù cái chung - cái riêng trong học thuyết duy vật biện chứng Mácxít, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ ngôn ngữ - lời nói một cách sáng rõ hơnnhiều.Chương 2. HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỮI. BẢN CHẤT TÍN HIỆU CỦA NGÔN NGỮ1. Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựngvà sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện cácloại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học [semiology].Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhauđối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng taquan niệm về tín hiệu như sau:Tín hiệu là một sự vật [hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng]kích thích vào giác quan của con người, làm cho người ta tri giác được và lígiải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là mộttín hiệu; bởi vì khi nó hoạt động [sáng lên] ta nhìn thấy nó và suy diễn tới sựcấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.Vậy một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sauđây:a] Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giácquan của con người; chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vậtthể… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan củacon người và con người cảm nhận được.b] Phải đại diện cho một cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải là chínhnó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệuđèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cáiđèn đỏ không hề trùng nhau.Mặt khác nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với cái mànó chỉ ra được người ta nhận thức, tức là người ta phải biết liên hệ nó với cáigì.c] Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để đượcxác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chảng hạn, cáiđèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu; thế nhưng nếu tách nó ra, đưa vào chùmđèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ cónằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, đượcxác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng vớinhau.2. Xuất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngôn ngữ,người ta bảo rằng ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, rằng nó có bản chất tínhiệu.Theo quan niệm vừa trình bày bên trên, tín hiệu là cái phải có hai mặt:mặt biểu hiện vật chất và mặt được biểu hiện [cái mà mặt biểu hiện chỉ ra,làm đại diện cho]. Vậy thì trong ngôn ngữ trước hết phải coi các hình vị[những đơn vị nhỏ nhất mà có giá trị về mặt ngữ pháp ví dụ như: work, er,ing, ed… trong các từ: work, worker, working, worked… của tiếng Anh: hoặcnhư: sân, máy, bay, quạt, cánh… trong các từ: sân bay, máy bay, cánhquạt… của tiếng Việt] và các từ là những tín hiệu; bời vì chúng có mặt biểuhiện là âm thanh, và mặt được biểu hiện là những ý nghĩa, những nội dungnhất định nào đó.Ở đây cũng cần phải thấy rằng trong từ - đơn vị trung tâm của ngônngữ - có thể có nhiều quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm thanh biểu hiện [làm tínhiệu cho] ý nghĩa. Tiếp theo, cả cái phức thể âm thanh - ý nghĩa đó lại biểuhiện, làm tên gọi, làm đại diện cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình…trong thế giới khách quan. Đến lượt mình, cả cái phức thể bộ ba này, trongnhững phát ngôn cụ thể, lại có thể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác.[Đó là những trường hợp chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, trường hợp từ biểuthị nghĩa bóng… như ta vẫn thường gặp].Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là nghiên cứucác sự vật, hiện tượng… được gọi tên; mà là nghiên cứu các phương thứcphản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung và từng ngôn ngữ cụ thể.3. Bản chất tín hiệu và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ởnhững điểm sau đây:3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngữ là sự hợp nhấtcủa cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữlà âm thanh, còn cái được biểu hiện của nó là ý nghĩa, là khái niệm về sự vậtđược phản ánh được gọi tên. [Ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sựvật được gọi tên sang một bên]. Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tường, tacó thể biểu diễn tín hiệu - từ cây trong tiếng Việt chẳng hạn, bằng lược đồnhư sau:Từ “cây”- Âm: cây- Ý [Khái niệm]Loài thực vật có thân, lá rõ rệt hoặc có hình thù giống: những thực vậtcó thân, lá.Cái biểu hiện [cũng thường gọi là mặt biểu hiện] và cái được biểu hiệncủa tín hiệu ngôn ngữ gắn bó khăng khít với nhau, và đã có cái này là có cáikia. Người ta có thể hình dung chúng như hai mặt của một tờ giấy vậy, đã cómặt này, tất phải có mặt kia.3.b. Hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời nhau, nhưnglại có quan hệ võ đoán với nhau. Điều này có nghĩa là chúng ta không tìmđược lí do cho việc giải thích vì sao âm này lại có ý này hoặc ý này vì sao lạiđược "chứa" trong âm này…Trong ví dụ vừa nêu trên kia, bản thân âm CÂY không hề có mối liên hệbên trong nào, cũng như không có sức mạnh quy định, ràng buộc nào đối vớicái ý mà nó biểu thị. Ngược lại, cái ý [khái niệm] loài thực vật có thân, lá,…không hể tự mình quy định tên gọi cho mình, không hề có tác động quyết địnhnào đối với áo khoác vật chất âm thanh của mình.Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý [nội dung] này hay ý khác… tấtcả đều do quy ước, do thói quen [hoặc suy đến cùng là do thói quen] của tậpthể cộng đồng. Nếu quả thật quan hệ giữa mặt biểu hiện và được biểu hiện của tínhiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn nhau thì đã không cóhiện tượng cùng một sự vật như nhau, một khái niệm như nhau, nhưng mỗingôn ngữ đã cấp cho nó một âm khác nhau; và trong một ngôn ngữ đã khôngcó hiện tượng từ đồng âm, đồng nghĩa tồn tại.Tuy nhiên, trong ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các thán từ lại dườngnhư là những luận chứng phản lại nguyên lí về tính không lí do giữa mặt biểuhiện và được biểu hiện. Để giải đáp, chúng ta hãy tự hỏi: các từ tượng thanhvà thán từ trong mỗi ngôn ngữ là bao nhiêu? Chúng có phải là toàn bộ ngônngữ, hay phần cốt lõi, cơ bản của ngôn ngữ không? Tại sao cùng một sự vậtnhưng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bàng cái tên có tính tượng thanh,còn ngôn ngữ kia thì lại không?…Cuối cùng, cần ghi nhận rằng sự tượng thanh cũng chỉ là tương đối,gần đúng mà thôi; và trong các ngôn ngữ khác nhau đã tượng thanh cùngmột từ theo những cách ít nhiều khác nhau. Bên cạnh đó, các từ cảm tháncũng trong một tình hình tương tự như vậy.Nhìn trên góc độ lịch sử và toàn thể, những từ được coi là có lí do cũngsẽ lu mơ dần cái lí do ấy đi để nhận lấy tính chất của tín hiệu ngôn ngữ nóichung, là vốn không có tính lí do.3.c. Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh - là cái nghe đượcchứ không nhìn thấy được. Nó "diễn ra trong thời gian và có những đặc điềmvốn là của thời gian: a] Nó có một bề rộng và b] bề rộng đó chỉ có thể đo trênmột chiều mà thôi” [F.de.Saussure].Nói rõ hơn, mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khitín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động [giao tiếp] chúng hiện ra lần lượt cái nàytiếp theo sau cái kia, làm thành một chuỗi, một tuyến theo bề rộng một chiềucủa thời gian. Chính điều này làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệukhác, bởi vì trong khi mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến,thì các tín hiệu loại khác có thể được sắp xếp, phân bố trên một không gianđa chiều, thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.Tính hình tuyến này lộ rõ ngay khi người ta biểu hiện các yếu tố đóbằng chữ viết và đem tuyến không gian của những tín hiệu vẫn tự thay thếcho sự kế tiếp trong thời gian [F.de.Saussure], Với ngôn ngữ, người ta khôngthể nào nói ra hai yếu tố cùng một lúc. Chúng phải được phát âm nối tiếp theonhau trong ngữ lưu, hết cái này đến cái kia. Ví dụ, ta hãy quan sát một phátngôn được ghi lại bằng những kí hiệu chữ viết như sau:Ai-đi-đằng-ấy-xa-xa-để-em-ôm-bóng-trăng-tà-năm-canh…Chính vì vậy, thuộc tính này [tính hình tuyến] được coi như một nguyênlí cơ bản của ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ.Nó cũng dẫn đến rất nhiều hệ quả, mà một trong những hệ quả quan trọngnhất là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chẳng nhữngquan trọng đối với người tham gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp bằng ngônngữ [để người ta có thể nghe được, nhận ra một cách phân minh các tín hiệu,các yếu tố trong lời của người nói ra] mà còn rất quan trọng đối với ngườiphân tích ngôn ngữ học.Dựa vào các chuỗi được nối ra đó, người phân tích ngôn ngữ học phântích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện được các quy tắc kếthợp các yếu tố, các đơn vị, các thành phần để có các từ, nhóm từ, câu, đoạnvăn và văn bản.4. Ngôn ngữ, như đã trình bày, vốn là hiện tượng mang bản chất xã hộivà thuộc số các hiện tượng xã hội. Mặt khác, nó còn có một bản chất nữakhông kém phần quan trọng là: ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tínhiệu, mang bản chất tín hiệu.Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêngbiệt và tính phức tạp trong tổ chức hệ thống của mình, một nhân tố trung tâmbảo đảm cho nó trở thành phương tiện lao tiếp quan trọng nhất của conngười.II. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ1. Những khái niệm mở đầu1.1. Hàng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên gọi như:hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng, hệ thống ống cấp thoátnước… Chúng ta đã dùng từ hệ thống không đòi hỏi được giới hạn một cáchnghiêm ngặt về mặt thuật ngữ.Hiện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng trong rất nhiều ngành khoahọc; và đã có không ít quan niệm về nội dung, cũng như cách tiếp cận thuậtngữ này.Một cách hiểu thường gặp về hệ thống, được phát biểu như sau: Đó làmột tổng thề những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thànhmột thể thống nhất phức tạp hơn. Cách hiểu hệ thống như vậy có thể đượcdiễn giải rõ thêm:- Đó là một tập hợp các yếu tố- Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau. Từđây suy ra rằng: mỗi yếu tố chỉ thể hiện được mình và cố được "phẩm chất”của mình trong hệ thống "của mình".- Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định như thế,tạo thành một tập hợp có tư cách một chỉnh thể.Vậy, có thể xem bộ cờ tướng là một hệ thống; ba cái đèn màu xanh, đỏ,vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là một hệ thống…1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó. Khái niệm cấu trúc thườngxuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được hiểu là tổng thể cácmối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống.Như thế, cấu trúc chỉ là một thuộc tính cấu tạo hệ thống; nó có đượctrong hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trongcủa hệ thống như thế nào, là ta đã hiểu được cấu trúc của nó. Ví dụ: Khi coimột tòa nhà cao tầng là một hệ thống hoàn chỉnh, nếu ta "nắm" được tòa nhàấy có bao nhiêu đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tầng, mỗi tầng cóbao nhiêu phòng; các đơn nguyên, các tầng và các phòng đó thuộc nhữngloại nào, kiểu gì, được sắp đặt như thế nào, nương tựa vào nhau ra sao,quan hệ nối kết với nhau như thế nào… thì nghĩa là ta đã biết được, hiểuđược cấu trúc của hệ thống - tòa nhà đó.Tuy nhiên, có điều cấn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới cấu trúcnhư một cái gì đấy chỉ thuần túy là một tổng thể, một mạng lưới của các quanhệ, mà không kể gì đến các yếu tố có quan hệ. Sự thể là vẫn phải tính đến cảcác yếu tố trong khi miêu tả và xem xét cấu trúc nhưng đôi khi, để nhằm vàonhững mục tiêu nhất định, người ta đã trừu tượng hóa chúng mà thôi.1.3. Trong tự nhiên và xã hội có rất nhiều loại hệ thống. Tuy vậy, các hệthống chức năng là loại quan trọng nhất. Đó là loại hệ thống được cấu tạo,được xây dựng nhằm những mục đích nhất định; và trong đó, mỗi yếu tố hoặcloại yếu tố phải thực hiện một chức năng nào đó.Ngôn ngữ là hệ thống chức năng, bởi vì nó do con người tạo lập đểthực hiện chức năng vô cùng quan trọng: chức năng làm công cụ giao tiếp,chức năng phản ánh tư duy của con người…2. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ.2.1. Sở dĩ ta nói được: ngôn ngữ là một hệ thống là vì nó thỏa mãnnhững yêu cầu, đáp ứng những tiêu chí cần yếu của khái niệm hệ thống nóichung. Nó là một tổng thể, một tập hợp các yếu tố - các đơn vị của nó - vàcác đơn vị này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau.Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó, bởi vì nó có một tổ chức bên trong,có một mạng lưới quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố - đơnvị khác nhau của mình.2.2. Các đơn vị của ngôn ngữ - cũng tức là các yếu tố của nó - phânbiệt nhau về chức phận trong hệ thống, vị trí trong hệ thống và cũng phân biệtnhau về cấu tạo của mình. Để nhận diện và phân biệt chúng về mặt khoa học,người ta phải dùng các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học.Theo trình tự từ lớn đến nhỏ [như vẫn thường gọi] có thể kể ra các đơnvị của ngôn ngữ là: câu - từ - hình vị - âm vị.Trong số này, câu có chức năng cơ bản là thông báo. Từ [có nhànghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ] là đơn vị có chức năng định danh. Hình vịvà âm vị là những đơn vị đảm nhận chức năng cấu tạo [hình vị để cấu tạo vàbiến đổi từ; âm vị để cấu tạo và phân biệt mặt biểu hiện - vật chất âm thanh của các đơn vị khác]. Ví dụ:a] Các câu: They saw that his ideas were both clever and pratical [tiếngAnh]… Họ đã thấy những ý tưởng của ông vừa thông minh vừa thiết thực[tiếng Việt]…b] Các từ: They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and practical [t.Anh]…Họ - đã – thấy - những - ý tưởng - của - ông - vừa - thông minh - thiếtthực [t.Việt]…c] Các hình vị: fly-er; work - ed; book - s; un-cover; im-possible; louely… [t.Anh]; tàu-thủy; đường-sắt; cái-vàng; xe-cộ; láu-cá; học-trò; nhà-máy;lười-nhác… [t.Việt]d] Các âm vị: k-a-d [card] b-i-g [big] t-u [too] s-ou [so]… [t. Anh] s-a[xa] l-a-m [làm] k-u-n [cùn]… [t.Việt].2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gồm một loại.Căn cứ vào chức năng đảm nhận trong hệ thống, người ta đã tách ra đượccác loại đơn vị như vừa trình bày trên đây. Mỗi loại đơn vị đó, đến lượt chúng,lại làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ.Người ta gọi mỗi tiểu hệ thống [gồm những đơn vị đồng loại] của ngôn ngữ làmột cấp độ. Đó là vì [như dưới đây sẽ trình bày] các tiểu hệ thống đó có quanhệ chi phối nhau.Vậy tương ứng, ta thấy ngôn ngữ có các cấp độ [được gọi tên bằng têncủa đơn vị lập thành nó] là: cấp độ câu, cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âmvị.2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rất phức tạp và theonhiều kiểu. Đặc biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các quan hệ đó càngthể hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, xét ngôn ngữ với tư cáchmột hệ thống, người ta thường nói đến ba quan hệ cốt lõi nhất, có khả năngchi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của hệ thống này như sau:2.4.a. Quan hệ cấp bậc [hierarchical relation].Người ta cũng gọi đây là quan hệ tôn ti hoặc quan hệ bao hàm, quanhệ cấp hệ. Chúng ta gọi đó là quan hệ cấp bậc với ngụ ý thể hiện tính tôn ti,thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở chỗ: đơn vịthuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn.Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộccấp độ cao hơn; và là thành tố để cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.Điều đó có nghĩa là: câu bao hàm từ; từ bao hàm hình vị; hình vị baohàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằmtrong câu. Vậy xét về mặt thành tố cấu tạo, mỗi đơn vị thuộc cấp độ cao hơnbao giờ cũng gồm ít nhất một đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. Ví dụ:Hình vị gồm một âm vị: pari-e [t.Pháp], book-s [t.Anh].Từ gồm một hình vị: eau [t.Pháp]; ‘…’ [t.Nga]; người, đẹp, hát.. [t.Việt].Câu gồm một từ Feu! [t.Pháp], Attention! [t.Anh]; Bat! [t.Khmer]; Cháy![t.Việt].Thậm chí, một văn bản [gần đây với sự phát triển của bộ môn ngônngữ học văn bản, người ta đã chứng minh và coi văn bản cũng là đơn vị ngônngữ] có thể chỉ gồm một câu, một từ như trong tục ngữ, các danh ngôn, cáccâu khẩu hiệu, lời nhắc nhở, khuyến cáo…Chẳng hạn:Pass along!… Attention: train!… [t.Anh]Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. [t.Việt]Lắc trước khi dùng, [lời ghi trên nhãn lọ thuốc]Thuốc tiêm, không được uống, [-nt-]Rõ ràng, đơn vị ở cấp độ thấp hơn bao giờ cũng là cái đi vào để cấutạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp bậc là quan hệ giữa các đơn vịkhông đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ, tức là khác nhau vềphẩm chất, về chức năng mà chúng đảm nhận trong hệ thống ngôn ngữ.2.4. b. Quan hệ ngữ đoạn [syntagmatical relation]Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗikhi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến củangôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lầnlượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn [syntagmes]. Vídụ: Bàn này; Bàn này bằng gỗ; Bàn này bằng gỗ lim; Đã làm rồi; Còn vui hơnnữa; Sẽ nhớ mãi…Thực chất, quan hệ ngữ đoạn là quan hệ của tính tương cận. Nó liênkết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn; chẳng hạn, liên kết cáchình vị để tạo từ; liên kết các từ để tạo nhóm từ; liên kết các từ, nhóm từ đểtạo câu; liên kết các câu để tạo đoạn văn bản hoặc văn bản…Ta có thể hình dung quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố, cácđơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữđoạn. Trên trục này chỉ có những đơn vị đồng hạng [hiểu với nghĩa là thuộccùng cấp độ, có chức phận như nhau] thì mới trục tiếp kết hợp với nhau. Đólà một nguyên tắc.Chẳng hạn, từ trực tiếp kết hợp với từ [hoặc nhóm từ có chức phậntương đương] chứ không phải là trực tiếp kết hợp với câu hoặc hình vị của từkhác.2.4.c. Quan hệ liên tưởng [associative relation]Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gồm cả cái màtrong một số tài liệu về ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ hình hay quan hệ đốivị [paradigmatical relation].Trên kia chúng ta đã thấy quan hệ ngữ đoạn là quan hệ hiện diện trêntuyến tính, dựa vào sự nối tiếp nhau của hai hay nhiều yếu tố trên trục ngữđoạn.Quan hệ liên tưởng là quan hệ "xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện vớinhững yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thếcho nó. Ví dụ:1 - Đứng sau lưng từ chè trong ngữ đoạn đang uống chè là một loạt từ:cà phê, bia, rượu, thuốc, nước… Chúng hoàn toàn đủ khả năng về nguyêntắc để thay vào vị trí của chè.2 - Đứng sau lưng dạng thức […] của động từ tiếng Nga […] là cácdạng thức […], […]…Chúng sẵn sàng thay thế cho nhau "khi cần thiết".Có thể biểu diễn hai ví dụ này dưới dạng như sau:Đang uốngOHcà phê‘…’chè‘…’bia‘…’rượu‘…’thuốc‘…’nước‘…’Mỗi dãy yếu tố, đơn vị được lập thành nhờ quan hệ liên tưởng, gọi làmột dãy liên tưởng hoặc hệ đối vị [paradigme]. Ta có thể hình dung dãy nàytheo chiều của một trục thẳng đứng, vuông góc với trục ngữ đoạn; và gọi nólà trục liên tưởng.

Video liên quan

Chủ Đề