Công chứng cmnd mất bao lâu mới có

Thời gian trả thẻ khi làm căn cước công dân gắn chíp [Ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân gắn chíp phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho công dân trong thời hạn sau đây:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trường hợp cấp lại:

- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Lưu ý: Trên thực tế, vì số lượng người yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp quá lớn dẫn đến cơ quan thẩm quyền quá tải. Vì thế, thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp có thể kéo dài hơn so với Luật quy định.

02 cách nhận thẻ Căn cước công dân gắn chíp

Theo điểm e khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA [ được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA]:

“Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân và số hộ khẩu [nếu có] theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định.”

Như vậy, người dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chíp qua 02 cách:

- Cách 1: Nhận trực tiếp tại nơi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp.

- Cách 2: Nhận thẻ qua bưu điện. Với cách này người dân cần ghi rõ địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân gắn chíp và khi nhận phải tự thanh toán phí chuyển phát. Trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì Công an vẫn phải đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Xem thêm:

>> Bộ Công an thông tin việc chậm trả căn cước công dân gắn chip cho người dân

Sai thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip người dân phải làm gì? Trình tự thủ tục như thế nào?

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bắt buộc phải có CMND/CCCD gắn chíp không? Các quy định nào cần biết về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT?

Được dùng Căn cước công dân gắn chip thay BHYT và rút tiền mặt tại ATM? Mức lệ phí cấp CCCD sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 01/7/2022?

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Thời hạn sử dụng CMND, CCCD [Ảnh minh họa]

Thời hạn sử dụng CMND

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Đối với trường hợp CMND hết thời hạn, công dân tiến hành:

- Thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với các tỉnh thành đã cấp CCCD [Xem chi tiết thủ tục tại đây].

- Thực hiện đổi CMND mới đối với những tỉnh/thành phố chưa cấp CCCD [Xem chi tiết tại đây].

Thời hạn sử dụng CCCD

Đối với thẻ CCCD, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc sau:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Khi thẻ căn cước công dân hết hạn, công dân tiết hành thủ tục đổi thẻ CCCD

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện [nếu đã triển khai] hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Mẫu tờ khai Căn cước công dân mới nhất [mẫu CC01]

Bước 2:

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.

- Nộp lại thẻ Căn cước công dân.

- Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

- Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. Chụp ảnh chân dung của công dân

Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.

Bước 4: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Lưu ý: Khi người dân đổi thẻ căn cước thuộc trường hợp đến tuổi phải đổi thì không phải nộp lệ phí.

Xem thêm: Có bắt buộc đổi thẻ CCCD mã vạch, CMND 9 số thành thẻ CCCD gắn chip?

Làm chứng minh nhân dân giả sẽ bị xử lý như thế nào? Làm chứng minh nhân dân giả có bị đi tù không?

Đổi căn cước công dân sang căn cước công dân có gắn chip có mất phí không? Cơ quan nào cấp căn cước công dân gắn chip?

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Việc công chứng, chứng thực các loại giấy tờ mất khá nhiều thời gian do phải xếp hàng ở phòng công chứng. Thời gian thực tế công chứng, chứng thực giấy tờ mất bao lâu?

Công chứng

Thời gian công chứng mất bao lâu?

Hiện nay, thủ tục công chứng đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể chứng thực ở UBND quận huyện hoặc các phòng công chứng nhà nước, công chứng tư…

Điều 15 Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thời hạn thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính như sau: Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc.

Hiện nay, nếu bạn chứng thực giấy tờ ở UBND quận, huyện thì chỉ cần nộp thủ tục ở bộ phận 1 cửa. Thông thường, nếu nộp buổi sáng thì hẹn buổi chiều lấy, còn nộp chiều muộn thì sẽ bị hẹn trả kết quả vào ngày hôm sau.

Riêng các phòng công chứng tư nhân, việc công chứng, chứng thực giấy tờ thường diễn ra nhanh chóng, bạn có thể chờ lấy luôn kết quả. Tuy nhiên, lệ phí công chứng, chứng thực ở phòng công chứng tư nhân cao hơn 1 chút.
Xin lưu ý, giá trị của việc chứng thực ở UBND quận huyện hay xã phường với chứng thực ở phòng công chứng là như nhau.

Xem thêm: Lịch làm việc của phòng công chứng

Thời hạn sử dụng bản sao chứng thực, công chứng?

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Luật Công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP nói trên cũng như các quy định trước đó về công chứng, chứng thực [Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về chứng thực] đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.

Xét dưới góc độ thực tiễn, bản sao được công chứng, chứng thực có thể chia thành hai loại:

– Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ [bảng điểm, bằng cử nhân, giấy phép lái xe mô tô…] có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

– Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có xác định thời hạn như Giấy chứng minh nhân dân [15 năm], Phiếu lý lịch tư pháp [6 tháng], Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân [6 tháng]… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng. Tuy nhiên, giá trị chứng cứ của bản sao trong trường hợp này vẫn có bởi nó xác nhận các sự kiện pháp lý đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, thời điểm đó công dân có số chứng minh nhân dân như trên bản sao, đương sự chưa kết hôn với ai…

Với những tài liệu thường có sự biến động, thay đổi trong quá trình sử dụng [như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, sổ hộ khẩu…], cán bộ thụ lý có quyền yêu cầu đương sự xuất trình bản chính [bản gốc] để đối chiếu chứ không có quyền yêu cầu đương sự nộp bản sao mới.

Xem thêm: Văn phòng công chứng uy tín ở Hà Nội Địa chỉ văn phòng công chứng ở TP HCM uy tín

Video liên quan

Chủ Đề