Công cụ phổ biến để người dùng giao tiếp với bảng chọn, hộp thoại cửa sổ là gì

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 13 [có đáp án]: Một số hệ điều hành thông dụng

Trang trước Trang sau

  • Lý thuyết Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng [hay, chi tiết]

Câu 1: Theo em hệ điều hành nào đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam?

A. UNIX

B. LINUX

C. WINDOWS

D. MS – DOS

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Hệ điều hành WINDOWS đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam vì giao diện dễ sử dụng, cung cấp nhiều công cụ xử lí đa phương tiện và làm việc trong môi trường mạng…

Câu 2: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?

A. MS- DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng, sử dụng giao diện dòng lệnh

B. Windows là hệ điều hành đa nhiệm, sử dụng giao diện đồ họa dựa trên cơ sở các cửa sổ, bảng chọn, hộp thoại, biểu tượng và cơ chế chỉ thị bằng chuột

C. Unix là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng được thiết kế cho máy lớn. Linux là hệ điều hành được phát triển trên Unix, có mã nguồn mở

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án : D

Giải thích :

+ MS- DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng, sử dụng giao diện dòng lệnh.

+ Windows là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Có một số đực trưng: chế độ đa nhiệm, sử dụng giao diện đồ họa dựa trên cơ sở các cửa sổ, bảng chọn, hộp thoại, biểu tượng và cơ chế chỉ thị bằng chuột, cung cấp công cụ đồ họa, đa phương tiện, đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng.

+ Unix là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng được thiết kế cho máy lớn. Linux là hệ điều hành được phát triển trên Unix, có mã nguồn mở.

Câu 3: Hệ điều hành mạng là:

A. Phần mềm tiện ích

B. Hệ điều hành có thêm chức năng phục vụ việc quản lý mạng, kết nối mạng toàn cầu Internet

C. Dễ sử dụng và giao diện đẹp

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

Giải thích :

Hệ điều hành mạng là hệ điều hành có thêm chức năng phục vụ việc quản lý mạng, kết nối mạng toàn cầu Internet.

Câu 4: Đâu là phiên bản của hệ điều hành Linux:

A. UBUNTU

B. AIX

C. SOLARIS

D. Window Me

Hiển thị đáp án

Đáp án : A

Giải thích :

Linux được sử dụng rộng rãi ở châu âu. Phiên bản của hệ điều hành Linux là UBUNTU.

Câu 5: Hãy cho biết câu nào trong những câu dưới đây phát biểu không đúng về xu hướng phát triển hệ điều hành?

A. Hệ điều hành có giao diện đẹp và dễ sử dụng hơn

B. Hệ điều hành có nhiều tính năng hơn

C. Chương trình hệ điều hành trở nên đơn giản hơn

D. Hệ điều hành khai thác các tài nguyên của máy tốt hơn

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Xu hướng phát triển hệ điều hành là có giao diện đẹp và dễ sử dụng hơn, có nhiều tính năng hơn, khai thác các tài nguyên của máy tốt hơn, chi phí thấp, đọc, chỉnh sửa, bổ sung và sử dụng mà không vi phạm bản quyền.

Câu 6: Theo em hệ điều hành nào được sử dụng miễn phí trong các hệ điều hành dưới đây?

A. MS-DOS

B. WINDOWS XP

C. LINUX [UBUNTU]

D. Tất cả ý trên

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

LINUX [UBUNTU] là hệ điều hành với mã nguồn mở nên được sử dụng miễn phí.

Câu 7: Tính chất của hệ điều hành MS-DOS là

A. Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

B. Giao tiếp với hệ điều hành thông qua bảng chọn

C. Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

D. Là hệ điều hành mã nguồn mở

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Hệ điều hành MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng và sử dụng dòng lệnh để giao tiếp với máy tính.

Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về hệ điều hành Windows:

A. Hệ điều hành Windows có giao diện đồ họa

B. Windows là hệ điều hành đơn nhiệm

C. Hệ điều hành Windows ra mắt tháng 10 năm 2008

D. Windows XP là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

Hiển thị đáp án

Đáp án : A

Giải thích :

Hệ điều hành Windows có giao diện đồ họa và văn bản giải thích.

Câu 9: Nhược điểm của hệ điều hành UNIX là:

A. Là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

B. Không có khả năng làm việc trong môi trường mạng

C. Các phiên bản không có tính kế thừa và đồng bộ

D. Có tính mở rất cao

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Nhược điểm của hệ điều hành UNIX là các phiên bản không có tính kế thừa và đồng bộ.

Câu 10: Hệ điều hành được khởi động:

A. Trong khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

B. Sau khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

C. Trước khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

D. Bất cứ lúc nào.

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Hệ điều hành có một chức năng là tạo môi trường làm việc cho các chương trình khác. Chính vì vậy nó được khởi động trước khi các chương trình ứng dụng được thực hiện.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Lý thuyết: Giao tiếp với hệ điều hành trang 68 SGK Tin học 10

1. Nạp hệ điều hành

- Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong.

- Các bước nạp hệ điều hành:

+ Có đĩa khởi động.

+ Bật nguồn khi máy đang ở trạng thái tắt hoặc nhấn nút Reset nếu máy đang mở.

- Khi bật nguồn, chương trình sẵn có trong ROM sẽ:

+ Kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được nối với máy tính.

+ Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó.

+ Chương trình khởi động sẽ tìm các môđun cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.

2. Cách làm việc với hệ điều hành

Hệ điều hành và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc. Hệ thống yêu cầu cung cấp thông tin, thông báo cho người dùng biết kết quả thực hiện chương trình hoặc các bước thực hiện/ các lỗi gặp khi thực hiện chương trình, hướng dẫn các thao tác cần hoặc nên thực hiện trong từng trường hợp cụ thể.

Người dùng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai cách sau:

Cách 1: Sử dụng các lệnh [Command];

Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn [Menu], nút lệnh [Button], cửa sổ [Window] chứa hộp thoại [Dialog box]...

Cách 1: Sử dụng các lệnh [Command]

- Ưu điểm là làm cho hệ thống biết chính xác công việc cần làm và do đó lệnh được thực hiện ngay lập tức.

- Nhược điểm là người dùng phải nhớ câu lệnh và phải thao tác khá nhiều trên bàn phím để gõ câu lệnh đó.

Ví dụ, trong hệ điều hành MS - DOS để xem trên thư mục gốc của đĩa A có nội dung gì và đưa ra danh sách tệp và thư mục sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, ta gõ từ bàn phím câu lệnh:

DIR A:\ /ON_|

Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn [Menu], nút lệnh [Button], cửa sổ [Window] chứa hộp thoại [Dialog box]...

- Người dùng thường làm việc với cửa sổ ở dạng văn bản [Hình 36] [gồm các nút chọn, hộp nhập văn bản, nút quản lí danh sách cácmục chọn, nút lệnh...] hoặc dưới dạng các biểu tượng [icon] đặc trưng cho công việc hoặc kết hợp biểu tượng với dòng chú thích [Hình 37]

- Người dùng không cần biết quy cách câu lệnh cụ thể [mặc dù luôn có những câu lệnh tương ứng] và cũng không cần biết trước là hệ thống có những khả năng chi tiết cụ thể nào.

- Người dùng có thể dùng bàn phím hoặc chuột để xác định mục hoặc biểu tượng, nhờ đó dễ khai thác hệ thống hơn.

3. Ra khỏi hệ thống

- Có ba chế độ chính để ra khỏi hệ thống đối với một số hệ điều hành hiện nay:

+Tắt máy [Shut Down hoặc Turn Off];

+Tạm ngừng [Standby];

+Ngủ đông [Hibernate].

• Shut Down [Turn Off]: Chọn chế độ này, hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống và sau đó tắt nguồn [ở các máy có thiết bị tắt nguồn tự động] hoặc đưa ra thông báo cho người dùng biết khi nào có thể tắt nguồn.

Chế độ này là cách tắt máy tính an toàn, mọi thay đổi trong thiết đặt Windows được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt [Hình 7].

• Stand by: Chọn chế độ này để máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại ngay lập tức. Khi ở chế độ này, nếu xảy ra mất điện [nguồn bị tắt] các thông tin trong RAM sẽ bị mất. Vì vậy, trước khi tắt máy bằng Stand by, cần phải lưu công việc đang được thực hiện.

• Hibernate: Chọn chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiêt lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó như các chương trình đang thực hiện và tài liệu còn mở...

- Để an toàn cho hệ thống ta nên tắt máy tính bằng cách:

Chọn nút Start góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn Shut Down [Turn Off];

Chọn mục Shut Down [Turn Off] trên bảng chọn.

Loigiaihay.com

  • Câu 1 trang 71 SGK Tin học 10

    Tệp là gì?

  • Câu 2 trang 71 SGK Tin học 10

    Vì sao có thể nói "Cấu trúc thư mục có dạng cây"?

  • Câu 3 trang 71 SGK Tin học 10

    Em hãy cho biết quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows.

  • Câu 4 trang 71 SGK Tin học 10

    Có thể lưu hai tệp với các tên Bao_cao.txt và BAO_CAO.TXT trong cùng một thư mục được hay không? Giải thích.

  • Câu 5 trang 71 SGK Tin học 10

    Hãy nêu các đặc trưng của hệ thống quản lí tệp.

  • Thực hành 7: Định dạng đoạn văn bản trang 112 SGK Tin học 10

    Hãy áp dụng những thuộc tính định dạng đã biết để trình bày lại đơn xin học dựa trên mẫu sau đây:

  • Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word trang 106 SGK Tin học 10

    Tập di chuyển, xoá, sao chép phần văn bản, dùng cả ba cách: lệnh chọn, nút lệnh trên thanh công cụ và tổ hợp phím tắt.

Trong bài viết này

  • Tổng quan

  • Dạng xem Backstage

  • Ribbon

  • Ngăn Dẫn hướng

  • Tài liệu theo tab

  • Thanh trạng thái

  • Thanh công cụ Mini

Trong chủ đề này

  • Các phím tắc thường sử dụng

  • Các phím tắt trên dải băng

  • Dẫn hướng tài liệu

  • Xem trước và in tài liệu

  • Chọn văn bản và đồ họa

  • Sửa văn bản và đồ họa

  • Làm việc với nội dung web

  • Làm việc với bảng

  • Xem lại tài liệu

  • Làm việc với tham chiếu, trích dẫn và lập chỉ mục

  • Làm việc với phối thư và các trường

  • Làm việc với văn bản bằng các ngôn ngữ khác

  • Làm việc với dạng xem tài liệu

  • Sử dụng phím tắt chức năng

Các phím tắc thường sử dụng

Bảng này hiển thị các lối tắt thường được sử dụng nhất trong Microsoft Word.

Để thực hiện điều này

Nhấn

Mở tài liệu.

Ctrl+O

Tạo tài liệu mới.

Ctrl+N

Lưu tài liệu.

Ctrl+S

Đóng tài liệu.

Ctrl+W

Cắt nội dung đã chọn vào Bảng tạm.

Ctrl+X

Sao chép nội dung đã chọn vào Bảng tạm.

Ctrl+C

Dán nội dung của Bảng tạm.

Ctrl+V

Chọn tất cả nội dung tài liệu.

Ctrl+A

Áp dụng định dạng đậm cho văn bản.

Ctrl+B

Áp dụng định dạng italic cho văn bản.

Ctrl+I

Áp dụng định dạng gạch dưới cho văn bản.

Ctrl+U

Giảm cỡ phông xuống 1 điểm.

Ctrl+Dấu ngoặc vuông mở [[]

Tăng cỡ phông lên 1 điểm.

Ctrl+Dấu ngoặc vuông đóng []]

Chính giữa văn bản.

Ctrl+E

Căn chỉnh văn bản sang trái.

Ctrl+L

Căn chỉnh văn bản sang phải.

Ctrl+R

Hủy bỏ lệnh.

Esc

Hoàn tác hành động trước đó.

Ctrl+Z

Làm lại hành động trước, nếu có thể.

Ctrl+Y

Điều chỉnh phóng to.

Nhấn Alt+W, Q, rồi sử dụng phím Tab trong hộp thoại Thu phóng để đi đến giá trị bạn muốn.

Tách cửa sổ tài liệu.

Ctrl+Alt+S

Loại bỏ tách cửa sổ tài liệu.

Alt+Shift+C hoặc Ctrl+Alt+S

Đầu trang

Đóng ngăn tác vụ

Để đóng ngăn tác vụ bằng bàn phím:

  1. Nhấn F6 cho đến khi ngăn tác vụ được chọn.

  2. Nhấn Ctrl+Phím cách.

  3. Sử dụng các phím mũi tên để chọn Đóng, rồi nhấn Enter.

Không phải ngẫu nhiên mà hệ điều hành Windows lại chiếm một vị trí độc tôn về thị phần trên thị trường hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạngiải đáp câu hỏi này và chỉ ra cácphiên bản của Windowsnhé!

1Hệ điều hành Windows là gì?

Microsoft Windows [hoặc đơn giản là Windows] là tên của một hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ hoạ được phát triển và được phân phối bởi Microsoft. Nó bao gồm một vài các dòng hệ điều hành, mỗi trong số đó phục vụ một phần nhất định của ngành công nghiệp máy tính.

2Lịch sử hình thành của Windows

Phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Windows được Microsoft ra mắt vào năm 1985, là hệ điều hành đầu tiên cógiao diện đồ hoạ của hãng này, với tên gọi Windows 1.0 – tên mã nội bộ là Interface Manager.

Tên gọi Windows được lựa chọn bởi hệ điều hành của Microsoft xoay quanh những khung nội dung hình chữ nhật hiển thị trên màn hình. Trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi, đến nay hệ điều hành Windows đã rất thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Cho đến nay, trải qua nhiều phiên bản với nhiều sự thay đổi, hệ điều hành Windows đã gặt hái rất nhiều thành công trong đó phải kể đến Windows XP, Windows 7 và Window 8.

Ngoài ra, các phiên bản khác của Windows như: Window 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Sever… và gần đây nhất là Windows 10.

3Các phiên bản của Windows từ trước đến nay

Windows XP trở về trước

Hệ điều hành DOS: Năm 1982, Windows được phát triển từ hệ điều hành DOS ban đầu của Microsoft [đây là hệ điều hành được phát hành năm 1981]. Hệ điều hành mới này đã được Bill Gates và Paul Allen phát triển để chạy trên máy tính cá nhân IBM, với giao diện hoàn toàn bằng văn bản và các lệnh người dùng giản đơn.

Hệ điều hành Windows 95: Là phiên bản đầu tiên của Windows có sử dụng nút Start và menu Start, Windows 95 có Taskbar, các shortcut trên desktop, kích phải chuột và các tên file dài, nhất là trình duyệt web Internet Explorer của Microsoft. IE 1.0.

Hệ điều hành Windows 98: Hỗ trợ cho USB, chia sẻ kết nối mạng và hệ thống file FAT32, là những bước tiến đáng giá của Windows 98.

Hệ điều hành Windows Me: Windows Me đã nâng cấp các tính năng Internet và multimedia của Windows 98, bổ sung thêm ứng dụng Windows Movie Maker, giới thiệu tiện ích System Restore. Hạn chế của Windows Me là hệ thống dễ bị treo.

Hệ điều hành Windows 2000: Với 5 phiên bản khác nhau: Professional, Server, Advanced Server, Datacenter Server và Small Business Server.

Windows 2000 kết hợp chặt chẽ các tính năng từ Windows 95/98 để tạo nên một giao diện đẹp mắt và tinh tế.

Windows XP

Windows XP là sự giao thoa tốt nhất giữa các phiên bản Windows 95/98/Me với thao tác 32-bit của Windows NT/2000 và giao diện người dùng được tân trang lại.

Khi Windows XP ra đời cũng chính là lúc mà Windows đã thay đổi một cách chóng mặt, chính thức là một nền tảng độc lập, xóa bỏ rào cản hoạt động dựa dẫm trên một hệ điều hành khác và khắc phục các hạn chế đã từng xuất hiện trên Windows 9x.

Trước đó, các Windows 9x đều hoạt động như một phần mềm chạy nền trên một hệ điều hành MS-DOS.

Windows XP trở về sau

Windows 7:Cải thiện những hạn chế trong Windows Vista, Windows 7 chinh phục người dùng với những tính năng vượt trội trong User Account Control, taskbar, Gadget trực tiếp lên desktop, chế độ Aero Peek, hoạt động Aero Snaps mới.

Windows 7 vẫn được người dùng lựa chọn phổ biến trong những năm gần đây. Vào tháng 1/2020, Microsoft chính thức khai tử Windows 7.

Windows 8 và 8.1:Windows 8 chính thức được phát hành vào ngày 26/11/2012 cùng với nhiều thay đổi so với các hệ điều hành Windows trước đó.

Windows 8/8.1 là một hệ điều hành lai [hybrid OS], có thể hoạt động tốt trên cả thiết bị cảm ứng và không cảm ứng, bỏ đi nút Start, giao diện người dùng đổi từ Metro sang Modern.

Giao diện Modern UI được thiết kế theo lối phẳng hóa và tối ưu cho các thao tác chạm bên cạnh giao diện Desktop truyền thống.

Khi Windows mới được khởi động, màn hình Start sẽ hiện ra thay cho màn hình Desktop thường thấy. Trên màn hình bắt đầu là các Live Tile của ứng dụng Modern, Live Tile này sẽ liên tục chuyển động để cập nhật thông tin mà người dùng không cần phải mở ứng dụng.

Windows 10

Cuối năm 2015 tại San Francisco, Windows 10 được chính thức ra mắt, đánh dấu một đỉnh cao mới: lần đầu tiên các thiết bị cảm ứng hay không đều sử dụng chung được với nhau.

Giao diện được thay đổi, Windows Title được tích hợp vào trong Menustart, Settings đặc biệt thay thế Control Pannel là những “điểm cộng” xuất sắc của Windows phiên bản mới nhất này.

4Những điểm mạnh của nền tảng Windows

Phổ biến và khả năng tương thích cao

Vốn là một nền tảng chiếm thị phần sử dụng cao nhất hiện nay nên cũng không có gì khó hiểu khi hầu hết các nhà sản xuất đều đầu tư xây dựng phần mềm cũng như sản xuất phần cứng hỗ trợ cho hệ điều hành Windows.

Hỗ trợ hầu hết các game và ứng dụng trên thế giới

Có thể nói rằng, Windows hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng bạn cần và nhiều hơn rất nhiều, vượt trội hơn so với các hệ điều hành khác. Đơn giản một điều, các nhà viết ứng dụng luôn muốn nhắm đến một thị trường có số người sử dụng đông đảo như Windows.

Hỗ trợ thao tác bằng cảm ứng [từ Windows 8]

Các dòng Laptop hỗ trợ màn hình cảm ứng đều được vận hành trên nền tảng Windows 8 trở lên. Windows 7 cũng hỗ trợ cảm ứng nhưng chưa hoàn thiện bằng Windows 8.

5Những hạn chế của Windows

Song song với những thành ưu điểm thì Windows vẫn còn những khuyết điểm hiện hữu.

Windows lậu quá nhiều

Hiện nay, tỷ lệ người sử dụng Windows “lậu” đang rất cao mà đặc biệt là Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến vấn đề này nhưng nếu bạn là người nguyên tắc và tôn trọng bản quyền thì nên sử dụng các dòng máy được hỗ trợ sẵn hệ điều hành bản quyền.

Là đối tượng của nhiều tin tặc - hacker

Do được sử dụng quá phổ biến nên nền tảng Windows tập trung rất nhiều sự chú ý của Hacker, vì thế phần lớn các virus, phần mềm gián điệp, mã độc… đều được viết để hoạt động trên nền tảng này. Việc phòng chống virus luôn phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ.

Tham khảo một số dòng laptop đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Trên đây là bài viết giới thiệu đến bạn hệ điều hành Windows là gì? Các phiên bản của Windows. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về hệ điều hành này nhé!

Hệ điều hành Windows có thể thực hiện giao tiếp bảng Những cách nào sau đây

6 ngày trước

Video liên quan

Chủ Đề