Công văn về đẩy mạnh nếp sống văn hóa năm 2024

Vừa qua, UBND huyện Xuân Trường ban hành văn bản số 684/UBND-VHTT về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án nếp sống văn minh trên địa bàn huyện.

Những năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh vận động thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội trên địa bàn huyện đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện và đạt được một số kết quả quan trọng: Việc cưới, việc tang, mừng thọ, lễ hội cơ bản được thực hiện gọn nhẹ, nhiều hủ tục lạc hậu được loại bỏ; các phong tục tập quán tốt đẹp được phát huy; nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh,…

Tuy vậy, thời gian gần đây, nhất là sau khi dịch Covid-19 trên địa bàn huyện được kiểm soát, việc thực hiện Đề án NSVM tại một số địa phương có biểu hiện chững lại, thậm chí có xu hướng quay lại nếp sống cũ: Một số đám cưới tổ chức linh đình, ăn uống nhiều ngày, làm cỗ chia phần; hiện tượng làm rạp lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông vẫn diễn ra. Một số đám tang còn nghi lễ, thủ tục rườm rà; nhiều vòng hoa, bức trướng; tổ chức ăn uống nhiều mâm, nhiều món, không đúng với tinh thần của Đề án,…

Nguyên nhân trước hết là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số cơ quan, địa phương chưa quyết liệt, liên tục; nhiều nơi chưa coi trọng và làm thường xuyên công tác tuyên truyền, vận động; BCĐ huyện và các địa phương trong thời gian qua hoạt động chưa tích cực, hiệu quả; các tổ công tác chưa thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án ở địa phương, đơn vị phụ trách; một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả lãnh đạo một số cơ quan, địa phương chưa gương mẫu thực hiện….

Từ tình hình trên, UBND huyện yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đảm bảo sự vào cuộc đồng bộ, thống nhất và quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Đề án; Khẩn trương kiện toàn các Ban chỉ đạo, Bộ phận thường trực giúp việc Ban chỉ đạo, các tổ công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án các cấp và bổ sung, hoàn thiện Quy ước thôn/xóm/TDP văn hóa, nhất là ở những nơi mới sáp nhập để triển khai thực hiện. Tiếp tục phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tổ chức chính trị xã hội, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Đề án, nhất là khi bản thân, gia đình có các sự kiện nêu trong đề án. Tiếp tục đưa kết quả thực hiện Đề án vào nội dung đánh giá xếp loại và công tác TĐKT cuối năm của các tập thể cá nhân thuộc quyền quản lý. Duy trì nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo nêu trong Đề án, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án tại cơ quan, đơn vị, địa phương và báo cáo kết quả về UBND huyện, BCĐ huyện theo quy định.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền thanh, cổng thông tin điện tử, các hội nghị; tuyên truyền cổ động trực quan qua hệ thống băng zôn, khẩu hiệu, pano; tranh thủ các chức sắc, chức việc tôn giáo, trưởng các dòng họ và những người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền vận động; chú ý nêu gương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt Đề án đồng thời phê phán việc làm trái với nội dung của Đề án.

3. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án ở các địa phương, cơ quan, đơn vị; kiểm tra theo kế hoạch về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban ngành đoàn thể các cấp và kiểm tra đột xuất trực tiếp khi có các công việc liên quan đến Đề án phát sinh trên địa bàn. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời gương người tốt việc tốt; phê bình các tập thể, cá nhân lơ là thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời nhắc nhở, phê bình những cá nhân, cộng đồng không thực hiện NSVM.

4. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm VHTT&TT huyện đẩy mạnh tuyên truyền nội dung của Đề án gắn với phong trào xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ở các cơ quan, địa phương; định kỳ báo cáo kết quả về UBND huyện.

5. Đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách cụm KT-KT, Ủy viên BCH Đảng bộ, UV UBND huyện phụ trách các xã, thị trấn; cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường lãnh đạo triển khai thực hiện Đề án tại địa bàn phụ trách.

Có thể nói, trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, những nỗ lực của huyện Bình Chánh trong công tác chỉnh trang đô thị, đa dạng các hoạt động văn hóa - văn nghệ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân. Phát huy những giá trị tốt đẹp, thời gian tới, huyện Bình Chánh sẽ tiếp tục đề ra những giải pháp thiết thực để xây dựng huyện nhà ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng với kỳ vọng của Nhân dân.