Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì năm 2024

Tụ cầu khuẩn vàng còn được gọi là ‘vi khuẩn tiến hoá’ kháng được hầu hết các loại kháng sinh. Các loại vi khuẩn này có thể sống “hoà bình” trên da hoặc trong mũi và có thể gây các bệnh truyền nhiễm về da.

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hơn có thể xuất hiện nếu các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể hoặc mạch máu thông qua các vết thương hoặc trong khi phẫu thuật. Bệnh tụ cầu khuẩn vàng có thể lây từ người sang người khá dễ dàng thông qua tiếp xúc trực tiếp.

Lời khuyên phòng tránh

Thực hành y tế

Băng bó vết thương: Để vi khuẩn không xâm nhập vào da hoặc mạch máu, hãy bảo vệ gia đình bạn bằng cách băng bó vết thương và dùng gạc chống thấm để băng vết thương.

Không chung đụng: Hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh này bằng cách sử dụng khăn tắm và khăn lau mặt riêng.

Thói quen vệ sinh

Ngăn ngừa lây lan: Bệnh tụ cầu khuẩn vàng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp – vì thế việc nâng cao vệ sinh thông qua việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn là cách hữu hiệu để kiểm soát các loại vi khuẩn này. Các bệnh nhân nằm viện rất dễ bị mắc bệnh này vì thế bạn phải sử dụng gel sát khuẩn tay hoặc rửa tay trước và sau khi thăm họ

Bệnh tụ cầu khuẩn vàng không thể chữa trị được…

Mặc dù theo định nghĩa, vi khuẩn gây bệnh tụ cầu khuẩn vàng kháng các loại kháng sinh nhưng không thể kháng tất cả mọi loại kháng sinh. Hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh tụ cầu khuẩn vàng đều có thể chữa trị được.

Bạn có thể bị nhiễm bệnh tụ cầu khuẩn vàng ngay cả khi ngồi cạnh một người bệnh…

Không đúng. Phải có tiếp xúc trực tiếp. Hoặc bạn phải chạm vào người họ hoặc chạm vào những đồ vật mà họ cầm – khăn tắm, băng dính, cốc…

Vi khuẩn tụ cầu là một trong những loại vi khuẩn có khả năng gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nhất cho cộng đồng. Trong vài năm gần đây, các bệnh lý liên quan đến chủng vi khuẩn này ngày càng nở rộ. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp làm sáng tỏ về vi khuẩn tụ cầu vàng và các bệnh nhiễm khuẩn liên quan để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Vi khuẩn tụ cầu là gì?

Vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nhiễm trùng ở con người.

Tụ cầu là loại vi khuẩn có cấu trúc dương tính với gram, có đường kính khoảng 1µm, thường tụ hợp lại thành các nhóm giống như chùm nho. Chúng thường cư trú chủ yếu trên da và trong màng nhầy.

Thông thường, tụ cầu tồn tại trên cơ thể con người, đặc biệt là trên da, mà không gây ra bệnh hoặc chỉ gây nhiễm trùng da nhẹ. Tuy nhiên, khi chúng xâm nhập sâu hơn vào huyết tương, khớp, phổi hoặc tim, có thể gây ra các tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì năm 2024
Vi khuẩn tụ cầu vàng là gì?

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh gì?

Dưới đây là các bệnh lý thường gặp nhất mà bạn có thể thấy khi tiếp xúc với vi khuẩn tụ cầu vàng:

Nhiễm trùng da

Tình trạng này thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra chủ yếu. Bởi vì vi khuẩn tụ cầu thường sống trên da và niêm mạc, nên chúng có khả năng dễ dàng xâm nhập qua lỗ chân lông, lỗ tóc hoặc các tuyến dưới da, gây ra nhiễm trùng da với mủ. Biểu hiện rõ ràng nhất thường là sự xuất hiện của các vết áp-xe, mụn mủ hoặc chốc lở trên da.

Bệnh nhiễm trùng da này thường xuất hiện nhiều vào mùa nắng nóng, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ngoài các triệu chứng da, trẻ cũng thường bị sốt, khi đó bệnh nặng hay không thường phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt, loại vi khuẩn tụ cầu vàng còn có thể gây ra mụn đầu đinh (hay còn gọi là đinh râu), đây là một loại bệnh nhiễm trùng nhanh và nguy hiểm, có thể gây ra nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng máu

Khi vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm trùng ở da, chúng có thể di chuyển vào máu và gây ra nhiễm trùng máu. Đây là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy hiểm. Khi vi khuẩn xâm nhập máu, chúng có khả năng dễ dàng lan rộng đến các nội tạng như gan, phổi, não, tủy,... gây ra các vết áp-xe tại những cơ quan này.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thường gặp tình trạng viêm tắc tĩnh mạch. Một số trường hợp, loại nhiễm trùng này có thể trở thành dạng viêm mãn tính như viêm xương.

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì năm 2024
Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?

Ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp

Tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu. Nguyên nhân chính là do quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Vi khuẩn tụ cầu có thể nhiễm trực tiếp vào thực phẩm thông qua người chế biến, đặc biệt khi họ hắt hơi hoặc có vết thương hở trên tay.

Khi vi khuẩn tụ cầu nhiễm vào thực phẩm, chúng phát triển nhanh và sản xuất ngoại độc tố mạnh, đặc biệt là ở mức nhiệt độ cao như 100 độ C trong vòng 15 phút, vẫn không bị phá hủy.

Điều đặc biệt là các loại ngoại độc tố này không làm thay đổi mùi vị hoặc cảm quan của thực phẩm, điều này làm cho tình trạng ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu xảy ra dễ dàng hơn.

Nhiễm trùng bệnh viện

Vi khuẩn tụ cầu vàng thường có mặt trong môi trường bệnh viện và có khả năng gây ra nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng sau ca phẫu thuật, nhiễm trùng ở vết thương sau mổ hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Chúng cũng có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các thủ thuật hoặc can thiệp y khoa. Vết thương hở trên da cũng là con đường tiếp xúc tiềm năng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Thường thì nhiễm trùng bệnh viện với tụ cầu vàng thường xảy ra với bệnh nhân nằm viện trong thời gian dài.

Hội chứng sốc nhiễm khuẩn

Mặc dù hiếm gặp, hội chứng này xuất hiện đột ngột và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi vi khuẩn tụ cầu vàng phát triển quá mức và tiết ra độc tố.

Bệnh nhân thường có các triệu chứng như mất ý thức, hô hấp nhanh, nhịp tim nhanh và yếu, huyết áp giảm, cảm giác lạnh ở chân tay, tiểu ít hoặc không tiểu,…

Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì năm 2024
Hội chứng sốc nhiễm khuẩn

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu?

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng thường xuất phát từ vi khuẩn tụ cầu vàng tồn tại trên da và thường xâm nhập qua vết thương hoặc cắt nhỏ.

Đôi khi, vi khuẩn này có thể xâm nhập sâu vào cơ thể, gây nhiễm trùng nhiều cơ quan và gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Hơn nữa, vi khuẩn tụ cầu vàng cũng có thể tồn tại trên các bề mặt vật dụng cá nhân và có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc với những bề mặt này.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác được xem xét làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng:

  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh;
  • Các rối loạn hoặc suy yếu hệ thống miễn dịch;
  • Tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh nhân lọc máu, bệnh ung thư (đặc biệt khi đang tiến hành xạ trị hoặc hóa trị);
  • Da bị tổn thương như vết thương hở, bị cắn bởi côn trùng, eczema, hoặc bị bỏng.

Khi nào bạn cần liên hệ với bác sĩ?

Nếu bạn trải qua một trong những tình trạng sau đây, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ:

  • Có vùng da bị đỏ, sưng to hoặc đau đớn;
  • Xuất hiện vết rộp trên da;
  • Có triệu chứng sốt;
  • Nghi ngờ có nhiễm trùng da có thể lây truyền từ một người trong gia đình;
  • Có hai hoặc nhiều hơn hai thành viên trong gia đình bị nhiễm khuẩn da cùng một thời điểm.
    Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng là gì năm 2024
    Thời điểm nào cần liên hệ với bác sĩ?

Mỗi người có sự khác biệt trong cơ địa, vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc câu hỏi nào liên quan, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ. Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ để chọn phương án điều trị phù hợp nhất.

Từ những thông tin được chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng vi khuẩn tụ cầu là một loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm mà không nên xem thường. Vì vậy, khi bạn có các triệu chứng như đã được đề cập trong bài viết, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của bạn.

Nhiễm khuẩn do tụ cầu là gì?

Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu: Là tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến ống thông nội mạch hoặc các mô ngoại lai thường do nhiễm trùng khu trú tiên phát. Đây là nguyên nhân quan trọng có thể dẫn đến tử vong ở bệnh nhân suy nhược. Nhiễm trùng da do tụ cầu: Là tình trạng bệnh lý phổ biến nhất do tụ cầu gây nên.

Tụ cầu vàng là vi khuẩn gram gì?

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là một cầu khuẩn Gram dương bất động, gây đông máu trong họ vi khuẩn có màng tế bào (Firmicutes phylum). S. aureus tìm thấy trong hệ vi sinh vật cư trú tại màng nhầy mũi ở 20 – 40% dân số nói chung.

Trong tụ cầu vàng luôn luôn tồn tại kháng nguyên gì?

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin là do một loại vi khuẩn tụ cầu kháng với nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.

Vi khuẩn phế cầu gây ra bệnh gì?

Phế cầu khuẩn (tên tiếng anh là Streptococcus Pneumoniae) là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm: Viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…