Ctđt là gì

Thông tư 23/2014/TT – BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học đã tạo điều kiện cho nhiều trường mở hệ chất lượng cao.Vậy, so với chương trình đại trà, học chương trình chất lượng cao có gì khác?

Chương trình đại trà là gì

Chương trình đào tạo đại trà là chương trình đào tạo [viết tắt là CTĐT] trình độ đại học đang được thực hiện hợp pháp tại cơ sở đào tạo, có mức trần học phí theo quy định hiện hành của Chính phủ [đối với cơ sở đào tạo công lập].

Chương trình chất lượng cao/ Hệ CLC là gì

Điểm nổi bật nhất của Chương trình chất lượng cao tiếng Anh là chú trọng kỹ năng ngoại ngữ, đa số các trường sẽ yêu cầu người học sử dụng tiếng Anh trong suốt quá trình học thông qua giáo trình, giảng dạy, làm bài thi, viết khóa luận. Chương trình đào tạo của chương trình chất lượng cao được bổ sung giáo trình của nước ngoài, nên việc thuần thục tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc cho sinh viên khi tốt nghiệp.

Khác về học phí

Về cơ bản, chương trình học của hệ đại trà và chất lượng cao gần như là giống nhau. Điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa hai chương trình này là học phí, giao động từ 16 đến khoảng 60 triệu đồng/năm.

TrườngChương trình đại tràChương trình CLC
Trường ĐH Kinh tế – Luật TPHCM [UEL]740.000 đồng/tháng2,2 triệu đồng/tháng;
Kinh doanh quốc tế: 3,5 triệu đồng/tháng
Trường ĐH Bách khoa TPHCM8,7 triệu đồng/ nămkhoảng 60 triệu đồng/năm
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn33 triệu đồng/năm
ĐH Quốc TếKhông có
ĐH Khoa học tự nhiên TPHCMCông nghệ thông tin: 34.800.000 VNĐ/thángCông nghệ Kỹ thuật Hóa học [chương trình Chất lượng cao]: 47.300.000 VNĐ/tháng

Khoa học môi trường [chương trình Chất lượng cao]: 40.000.000 VNĐ/tháng

Học phí đại học Quốc gia TP HCM 2020

Các trường đại học có hệ chất lượng cao khác:

Lợi ích khi học chương trình chất lượng cao

Điều kiện học tập “chất” hơn

Một điểm khác biệt nữa là về điều kiện học tập. Nếu sinh viên hệ đại trà học với sĩ số khá đông, có khi 80-100 em/giảng đường thì chương trình đào tạo chất lượng cao có sĩ số thấp, khoảng 25- 30 sinh viên/lớp, phòng học gắn máy lạnh, điều kiện thực hành, thực tập tốt hơn. Tùy trường, có từ 20% -100% học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ… 

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ cao

Vì thế, chuẩn đầu ra của chương trình này cao hơn chương trình đại trà ở phần ngoại ngữ. Cụ thể như ngành báo chí, Trường ĐHKHXH NVTPHCM, chương trình đại trà chuẩn đầu ra IELTS 4.5, còn chương trình chất lượng cao yêu cầu IELTS 5.5 trở lên. Trường ĐH Bách khoa chương trình chất lượng cao yêu cầu sau năm thứ hai phải nộp chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên.

Thư viện chất lượng cao Trường ĐH SP Kỹ thuật TPHCM trang bị phục vụ nhu cầu học tập, giải trí cho sinh viên

Tương tác giữa sinh viên với giảng viên tốt hơn

Một lợi thế của chương trình chất lượng cao so với đại trà là sự tương tác giữa sinh viên với giảng viên tốt hơn, sinh viên được thực nghiệm nhiều hơn. Đặc biệt, ở một số trường, sinh viên chất lượng cao không phải băn khoăn mình sẽ phân vào ngành nào sau 3 kỳ học, đặc biệt là ở một số trường lấy điểm tuyển chung đầu vào. Thí dụ ở trường ĐH Kinh tế TPHCM vài năm trước học xong phần giáo dục đại cương, sinh viên sẽ được phân bố vào ngành hoặc chuyên ngành theo nguyện vọng, không cần xét tuyển nguyện vọng như sinh viên hệ đại trà.

Những lưu ý khi chọn chất lượng cao

Ở một số trường, cùng ngành nhưng khi tuyển đầu vào, điểm chuẩn của hệ chất lượng cao có thấp hơn hệ đại trà. Chỉ vì đậu cho được, nhiều sinh viên đã bỏ qua hai yếu tố quan trọng, mà vì nó, có nhiều người đã bị “gãy” giữa chừng.

Đó là học phítrình độ tiếng Anh, nhất là các chương trình dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong các mùa tuyển sinh vừa qua, đã xuất hiện nhiều thí sinh phải chia tay vì gia đình không kham nổi học phí, hoặc trầy trật mãi không nộp được chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo chuẩn quy định.

Thực tế, ở một số trường, trong quá trình học sinh viên chất lượng cao vì lý do nào đó không thể tiếp tục theo học chương trình này có thể xin chuyển qua chương trình đại trà. Ngược lại, trong hai năm đầu, các sinh viên chương trình đại trà cũng có thể chuyển qua học chất lượng cao.

Tuy nhiên, cơ chế này chỉ áp dụng với đầu vào cùng điểm chuẩn cho cả hai hệ đại trà và chất lượng cao, chứ không áp dụng khi có sự chênh lệch điểm chuẩn đầu vào giữa hai hệ. TS Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM – lưu ý: “Ở một số trường có điểm chuẩn chương trình chất lượng cao thấp hơn chương trình đại trà. Do vậy, trong quá trình học chất lượng cao sinh viên không được chuyển qua chương trình đại trà. Các thí sinh cần cân nhắc thật kỹ, nhất là năng lực tài chính của gia đình mình và cả năng lực học tập khi chọn học chương trình chất lượng cao, tránh “gãy gánh” giữa đường”.

Câu hỏi thường gặp

Có nên học chương trình tiên tiến đại học Khoa Học Tự Nhiên

Chương trình Tiên tiến của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong những chương trình tiên tiến tốt nhất hiện nay.Có 03 lý do chính và câu trả lời của TVN là có: Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh; Lớp học ít, tính tương tác cao và Môi trường học tập hiện đại tại cơ sở nội thành TP.HCM

Về mặt học phí vẫn khá cao.

Xây dựng Chương trình đào tạo [CTĐT] theo Chuẩn đầu ra [CĐR] là cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm, đánh dấu bước chuyển đổi từ nội dung của một học phần hoặc một CTĐT [những gì mà người dạy truyền đạt] trở thành CĐR [đó là những khả năng mà người học có thể làm khi hoàn thành CTĐT hoặc học phần].

Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN đã xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần tập trung nguồn lực, tăng cường sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của các cấp lãnh đạo từ ĐHQGHN đến các đơn vị đào tạo để công tác chuyển đổi CTĐT theo CĐR được thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Việc chuyển đổi CTĐT lần này cũng là dịp để các đơn vị đào tạo rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện CTĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tính liên thông trong đào tạo; đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ và phương pháp tiếp cận CDIO; cập nhật kiến thức, hội nhập khu vực và quốc tế.

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

ĐHQGHN bắt đầu triển khai xây dựng và hoàn thiện CTĐT theo CĐR từ tháng 10/2010 trên cơ sở các văn bản:

1. Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội [hướng dẫn số 3109/HD-ĐHQGHN ngày 29/10/2010];

2. Hướng dẫn hoàn thiện CTĐT theo CĐR  phù hợp phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội [công văn số 1577/HD-ĐHQGHN ngày 27/5/2011];

3. Quy định về mở mới và điều chỉnh CTĐT [Quyết định số 1366/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/4/2012];

4. Công văn yêu cầu các nội dung, danh mục hồ sơ cần nộp về ĐHQGHN [công văn số 1204/HD-ĐHQGHN ngày 10/4/2012].

Trong quá trình thực hiện, ĐHQGHN đã thành lập các đoàn công tác để  hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị đào tạo trong việc chuyển đổi các CTĐT đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Các băn khoăn, vướng mắc của đơn vị đã được ĐHQGHN kịp thời giải đáp và xử lí.

Kết quả các đơn vị đào tạo đã chuyển đổi được 330 CTĐT [chưa bao gồm các CTĐT xây dựng mới], trong đó có 99 CTĐT đại học, 129 CTĐT thạc sĩ và 102 CTĐT tiến sĩ.

Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2012, các đơn vị đào tạo đã lần lượt nộp các CTĐT đã được chuyển đổi về ĐHQGHN để được thẩm định và ban hành.

Tháng 5/2012, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị tập huấn thẩm định cho thư ký các hội đồng thẩm định cấp ĐHQGHN.

Tháng 6/2012, ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị tập huấn thẩm định cho các thành viên hội đồng thẩm định cấp ĐHQGHN.

Trong thời gian từ tháng 7/2012 đến hết tháng 12/2012, ĐHQGHN đã thành lập 13 Hội đồng thẩm định để thẩm định toàn bộ các CTĐT.

Đến tháng 3 năm 2013, sau khi các đơn vị hoàn thiện CTĐT theo ý kiến đóng góp của Hội đồng, ĐHQGHN đã tiến hành biên tập và ban hành các CTĐT.

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Những thành tựu đạt được

1.1. Bước đầu làm thay đổi nhận thức, tư duy về cách thức xây dựng CTĐT của cán bộ quản lý các cấp, cán bộ giảng dạy: việc xây dựng CTĐT xuất phát từ chuẩn đầu ra, trên cơ sở khảo sát ý kiến của các đối tượng liên quan [người dạy, người học, nhà tuyển dụng, nhà quản lí…], lấy người học làm trung tâm chứ không phải xuất phát từ những nội dung mà người dạy sẵn có để cung cấp cho người học. 

1.2. Về số lượng: Đã chuyển đổi được 99 CTĐT đại học, 129 CTĐT thạc sĩ và 102 CTĐT tiến sĩ theo chuẩn đầu ra. Con số cụ thể như sau:

STT

Đơn vị đào tạo

CTĐT đại học

CTĐT thạc sĩ

CTĐT tiến sĩ

1.      

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

32

48

48

2.      

Trường Đại học KHXH&NV

23

30

26

3.      

Trường Đại học Ngoại ngữ

18

12

8

4.      

Trường Đại học Công nghệ

8

8

7

5.      

Trường Đại học Kinh tế

7

7

3

6.      

Trường Đại học Giáo dục

6

7

1

7.      

Khoa Luật

3

6

4

8.      

Khoa Quốc tế

2

0

0

9.      

Khoa Sau đại học

0

1

0

10.   

Viện Việt Nam học và khoa học phát triển

0

1

0

11.   

Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

0

1

1

12.   

Viện Công nghệ Thông tin

0

1

0

13.   

Viện Tin học Pháp ngữ

0

2

0

14.   

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Giảng viên lí luận chính trị

0

4

3

15.   

Trung tâm Nghiên cứu TN và MT

0

1

1

Tổng

99

129

102

1.3. Về hiệu quả

a] Sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống ngành/chuyên ngành đào tạo theo Danh mục ngành/chuyên ngành của Nhà nước;

b] Điều chỉnh cấu trúc CTĐT theo Quy chế đào tạo và các quy định mới:

- Các CTĐT đại học

+ CTĐT chuẩn được thiết kế từ 120 đến 140 tín chỉ; CTĐT chất lượng cao từ 140 đến 155 tín chỉ; CTĐT tài năng được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ.

+ CTĐT được cấu trúc thành các khối kiến thức chung trong toàn ĐHQGHN, khối kiến thức chung theo lĩnh vực, khối kiến thức chung của khối ngành, khối kiến thức chung của nhóm ngành, khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học.

+ Hoàn thiện CTĐT theo hướng giảm bớt số môn học để tránh dàn trải các kiến thức và người học có điều kiện tập trung nghiên cứu những kiến thức cốt lõi.  Tổng số môn học sinh viên phải tích lũy [chưa tính các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh, kỹ năng mềm] từ 40 đến 47 môn học đối với CTĐT chuẩn; từ 45 đến 52 môn học đối với CTĐT chất lượng cao và CTĐT đạt chuẩn quốc tế; từ 48 đến 55 môn học đối với CTĐT tài năng.

+ Các môn học có thời lượng từ 3 đến 5 tín chỉ. Riêng các môn học thực hành, thực tập, hoặc môn học mang tính đặc thù của ngành đào tạo thì số tín chỉ có thể là 2 tín chỉ.

- Các CTĐT thạc sĩ và tiến sĩ

+ Được thiết kế từ 40-55 tín chỉ, luận văn chiếm từ 25-30% khối lượng của chương trình. Luận án tiến sĩ từ 70-80 tín chỉ.

+ Cấu trúc CTĐT gồm các phần khối kiến thức đúng quy định của ĐHQGHN.

+ Các môn học/chuyên đề có khối lượng từ 3 – 5 tín chỉ, hạn chế số môn học 2 tín chỉ.

c] Nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn mục tiêu đào tạo với sản phẩm đầu ra;

d] Đáp ứng yêu cầu liên thông giữa các CTĐT, giữa các trình độ đào tạo và giữa các đơn vị đào tạo trong toàn ĐHQGHN;

đ] Đáp ứng yêu cầu liên thông với các CTĐT quốc tế.

e] Toàn bộ CTĐT đã được sắp xếp thống nhất, trình bày rõ ràng, in ấn đẹp.

2. Những tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, việc chuyển đổi các CTĐT theo CĐR còn có một số hạn chế:

2.1. Xây dựng CĐR là công việc mới mẻ, lại phải tiến hành trong thời gian tương đối ngắn nên không phải ngay từ đầu đã có sự đồng thuận ở tất cả các cấp quản lý, đội ngũ CBGD và cán bộ phục vụ. Chính vì vậy,  mất khá nhiều thời gian để khởi động triển khai công tác này.

2.2. CĐR của các CTĐT đã được viết đi, viết lại nhiều lần nhưng tính cụ thể, tính định lượng để có thể đo lường được như là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá không phải đã đạt được ở một số CTĐT [đặc biệt là các CTĐT của các ngành học thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn].

2.3 CTĐT chuẩn và CLC, CTĐT bậc đại học và sau đại học của một số ngành và chuyên ngành chưa thể hiện rõ sự khác biệt về CĐR.

2.4. Khi tiến hành điều chỉnh các CTĐT, không chỉ đơn giản bỏ một số môn học đã có, vì vậy tình trạng giữ nguyên môn học để chuyển sang môn tự chọn vẫn còn khá phổ biến.

2.5. Vẫn còn một số môn học trùng lặp giữa các bậc đào tạo.

2.6. Tiến độ xây dựng và hoàn thiện CTĐT tại một số đơn vị còn chậm. Một số đơn vị còn lúng túng trong việc hoàn thiện CTĐT sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định.

2.7. Kinh phí để thực hiện công tác chuyển đổi CTĐT còn hạn hẹp, trong khi việc chuyển đổi gồm nhiều công đoạn và quan hệ với nhiều đối tượng để hoàn thành CĐR nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

1. Công tác chuyển đổi CTĐT theo CĐR có ý nghĩa quan trọng, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn nội dung CTĐT với sản phẩm đầu ra, lấy người học làm trung tâm, nhu cầu xã hội làm mục tiêu.

2. ĐHQGHN đã hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ CTĐT theo CĐR về cơ bản theo đúng lộ trình, kế hoạch, đảm bảo chất lượng.

3. Việc chuyển đổi toàn bộ các CTĐT trong toàn ĐHQGHN là một khối lượng công việc rất lớn, có tác động trực tiếp đến chất lượng và công tác tổ chức, quản lý đào tạo. Kết quả này có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Đảng ủy, Ban Giám đốc, của Ban Đào tạo  và các ban chức năng liên quan; sự  chỉ đạo sát sao, tích cực của thủ trưởng các đơn vị đào tạo và sự triển khai thực hiện hiệu quả  của các phòng đào tạo và các khoa.

Để tiếp tục thực hiện đổi mới quản trị đại học về đào tạo dựa vào cách tiếp cận theo sản phẩm đầu ra cũng như hoàn thiện công cuộc chuyển đổi phương thức đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQGHN, các đơn vị cần tiếp tục triển khai các công việc sau:

1. Xây dựng, hoàn thiện đề cương chi tiết môn học trước ngày 30/8/2013.

2. Quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo giai đoạn 2014-2120 của đơn vị mình theo văn bản hướng dẫn số 1881/HD-ĐT ngày 04/6/2013 của ĐHQGHN.

Video liên quan

Chủ Đề