Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 19

Đề bài

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Tình cha

            Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa ở thị trấn Yu-bét-su, đảo Hô-kai-đô [Nhật Bản] đã tử vong trong lúc cố gắng bảo vệ cô con gái Na-su-ne khỏi những cơn gió rét mạnh tới 109km/h và nhiệt độ xuống mức -6 độ C [âm sáu độ C].

            Theo tờ Yô-miu-ri*, ông Ô-ka-đa đã choàng tay ôm lấy con gái và cố gắng dùng hơi ấm cơ thể mình và một bức tường nhà kho để che chắn cho con. Ông cũng tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cô bé trước cái lạnh khắc nghiệt của cơn bão tuyết. Và khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy thì cô bé đang khóc yếu ớt trong vòng tay cha. Được biết, người cha đã qua đời trước lúc được tìm thấy. Mẹ của Na-su-ne cũng đã mất cách đây hai năm vì bệnh tật. Bởi thế bao nhiêu tình yêu thương, ông Ô-ka-đa đều dành hết cho cô gái nhỏ. Cha của em, ông Ô-ka-đa vừa là một ngư dân chăm chỉ vừa là một người bố rất tận tụy khi thường bắt đầu một ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con gái yêu quý.

            Đau lòng hơn khi cái chết của ông Ô-ka-đa xảy ra giữa lúc các gia định trên khắp Nhật Bản kỉ niệm Ngày của các bé gái, một lễ hội truyền thống trong đó cha mẹ thường có mặt tại nhà và trang hoàng nhà cửa với những con búp bê xinh xắn. “Ông ấy đã để dành một chiếc bành cho cô con gái duy nhất và đang mong chờ kỉ niệm ngày này cùng nhau”, một người hàng xóm nói với tờ Yô-miu-ri.

[Theo Gia đình Online]

Chú giải: Yô-miu-ri: Tên tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật và có số lượng phát hành lớn nhất thế giới.

a] Điền từ ngữ trong bài vào đoạn sau:

            Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con. Hằng ngày, ông bắt đầu ……. để được ……. Cùng con. Trong cơn bão tuyết, ông đã dùng ……. và tháo  ……. để cho con. Ông đã tử vong vì cố gắng ……. con gái khỏi những cơn gió rét.

b] Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Câu 2.

a] Đọc đoạn văn sau:

Ông nội dạy em cách chăm sóc cây chuối như sau:

– Mỗi tháng lấy cuốc, cuốc một rãnh nhỏ quanh gốc chuối, cách độ nửa mét rồi tưới phân bón.

– Khoảng hai hoặc ba tháng một lần lấy bùn ao đắp vào gốc chuối.

– Khi cây lớn bị nghiêng, cần lấy cọc tre hoặc gỗ đỡ cho thân cây không bị đổ.

b] Trả lời câu hỏi [chọn ý đúng]: Dấu gạch ngang trong đoạn văn được dùng với tác dụng gì?

… Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

… Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

… Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 3. Khoanh vào chữ cái trước đoạn văn dùng sai dấu gạch ngang:

a] Tôi mở to mắt ngạc nhiên – trước mặt tôi là bé Nga con dì hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b] Hưng phát biểu khi được cô cho phép:

– Thưa cô, chúng em sẽ góp tiền tiết kiệm để giúp bạn Lan vượt qua khó khăn ạ!

c] Bác Loan – bác hàng xóm ở sát nhà tôi – mới nằm viện về. Mẹ bảo tôi:

– Tối nay hai mẹ con mình sang thăm bác Loan nhé!

Tôi vâng lời và chuẩn bị bài vở để tối có thể đi cùng mẹ được.

d] Minh nói rằng: – Mình sẽ cố gắng về thăm bà trong dịp hè này!

Lời giải chi tiết

Câu 1: Đọc bài “Tình cha” và trả lời câu hỏi

a. Điền từ còn thiếu vào đoạn văn

Gợi ý:

Con đọc kĩ đoạn văn để nắm được các ý chính trong đoạn.

Lời giải:

Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con. Hằng ngày, ông bắt đầu ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng con. Trong cơn bão tuyết ông đã dùng cơ thể mình và tháo chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cho con. Ông đã tử vong vì cố gắng bảo vệ con gái khỏi những cơn gió rét.

b. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Gợi ý:

Con có suy nghĩ gì về tình cha con trong truyện.

Lời giải:

Tình cảm mà bố mẹ dành cho con cái là vô bờ bến và không cần hồi đáp. Để bảo vệ con cái, bố mẹ có thể hi sinh tất cả, kể cả cái chết.

Câu 2:

Gợi ý:

Con đọc thật kĩ đoạn văn rồi trả lời câu hỏi:

Lời giải:

a. Đọc đoạn văn sau:

Ông nội dạy em cách chăm sóc cây chuối như sau:

– Mỗi tháng lấy cuốc, cuốc một rãnh nhỏ quanh gốc chuối, cách gốc độ nửa mét rồi tưới phân bón.

– Khoảng hai hoặc ba tháng một lần lấy bùn ao đắp vào gốc chuối.

– Khi cây lớn bị nghiêng, cần lấy cọc tre hoặc gỗ đỡ cho thân cây không bị đổ.

b. Dấu gạch ngang trong đoạn văn được dùng với tác dụng gì?

Dấu gạch ngang trong đoạn văn được dùng với tác dụng:

Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước đoạn văn dùng sai dấu gạch ngang:

Dấu gạch ngang được sử dụng với các tác dụng sau:

– Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

– Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

– Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Con hãy đối chiếc các tác dụng của dấu gạch ngang này vào từng trường hợp này để xác định trường hợp dùng sai dấu gạch ngang.

Lời giải:

Trường hợp dùng sai dấu gạch ngang đó là:

a. Tôi mở to mắt ngạc nhiên – trước mắt tôi là bé Nga con dì Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tình cha

Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa sinh sống tại thị trấn Yu-bét-su, đảo Hô-kai-đô [Nhật Bản] đã tử vong trong lúc cố gắng bảo vệ cô con gái của mình Na-su-ne khỏi những cơn gió rét mạnh lên đến 109km/h và nhiệt độ đã xuống đến mức -6 độ C [âm sáu độ C].

Theo tờ Yô-miu-ri*, ông Ô-ka-đa đã choàng tay ôm lấy cô con gái và đã cố gắng dùng hơi ấm của cơ thể mình và một bức tường của nhà kho để che chắn cho con gái. Ông cũng đã tháo chiếc áo khoác trên người mình để ủ ấm cô con gái trước cái lạnh khắc nghiệt của những cơn bão tuyết. Và khi các nhân viên cứu hộ tìm thấy hai cha con thì cô bé đang khóc một cách yếu ớt trong vòng tay cha. Được biết, người cha đã qua đời trước khi được đội cứu hộ tìm thấy. Mẹ của cô bé Na-su-ne cũng đã mất cách đây 2 năm vì bệnh tật. Bởi thế ông Ô-ka-đa đều dành hết tình yêu thương cho cô con gái nhỏ. Cha của em, ông Ô-ka-đa vừa là một ngư dân chăm chỉ vừa là một người bố thật tuyệt vời khi thường bắt đầu một ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được ăn sáng cùng với cô con gái yêu quý.

Đau lòng hơn cả khi cái chết của ông Ô-ka-đa xảy ra trong lúc các gia đình trên khắp Nhật Bản đang kỉ niệm Ngày của các bé gái, một lễ hội truyền thống của Nhật Bản trong đó cha mẹ thường có mặt tại nhà và trang hoàng lại nhà cửa với những con búp bê xinh xắn. “Ông ấy đã để dành một chiếc bánh cho cô con gái duy nhất của mình và đang mong chờ kỉ niệm ngày này cùng nhau”, một người hàng xóm chia sẻ với tờ Yô-miu-ri.

[Theo Gia đình Online]

Chú giải: Yô-miu-ri: Tên một tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật và có số lượng phát hành lớn nhất thế giới.

a] Điền từ ngữ trong bài vào đoạn dưới đây:

Hướng dẫn giải:

Ông Mi-ki-ô Ô-ka-đa rất yêu thương con của mình. Hằng ngày, ông thường bắt đầu ngày làm việc muộn hơn chút xíu để được cùng ăn sáng với con. Trong cơn bão tuyết lớn ông đã dùng cơ thể của mình và cởi chiếc áo khoác trên người để ủ ấm cho con gái. Ông đã qua đời vì cố gắng bảo vệ con gái khỏi những cơn gió rét và bão tuyết.

b] Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

Hướng dẫn giải:

- Tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là không gì sánh được và không cần hồi đáp. Để bảo vệ con cái, cha mẹ có thể hi sinh tất cả kể cả mạng sống.

Bài 2 [trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

a] Đọc đoạn văn dưới đây:

Hướng dẫn giải:

- Bao nhiêu ạ? Cậu bé hỏi.

- Không có cái giá cho tình yêu cậu bé ạ!

Nói xong ông chủ cửa hàng cúi xuống, bế chú chó nhỏ lên và trao cẩn thận cho cậu bé.

b] Đánh dấu vào câu trả lời đúng cho câu hỏi: Dấu gạch ngang trong đoạn văn được sử dụng với tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

x Sử dụng để đánh dấu chỗ bắt đầu trích lời nói của nhân vật trong cuộc đối thoại.
Sử dụng để đánh dấu phần chú thích trong câu.
Sử dụng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Bài 3 [trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Khoanh vào chữ cái đứng trước đoạn văn sử dụng sai dấu gạch ngang:

a] Bà lão bước đến và ôm chầm lấy cô gái và bảo:

- Con gái à! Con hãy ở lại đây cùng với mẹ đi!

Kể từ đó về sau thì bà lão và cô gái xinh đẹp cùng chung sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc.

b] Hà thầm nghĩ:

- Mình sẽ cố gắng học hành thật tốt.

c] Đèn lồng – một nét đặc trưng của phố cổ Hội An.

d] Xiến Tóc nghiến răng ken két, chõ cả 2 cái sừng dài xuống và quát:

- A được, nói lời phải không nghe, rồi thì sẽ biết tay.

Tôi còn trêu tức và ngước răng lên:

- Có giỏi thì xuống đây chọi nhau.

Đáp án: Khoanh vào a.

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Khoanh vào a.

Bài 4 [trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Gạch chân dưới các từ ngữ chỉ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài ca dao dưới đây:

Hướng dẫn giải:

Dịu hiền vốn có, đảm đang

Chịu thương chịu khó, mọi bề khôn ngoan

Ra ngoài giúp nước, giúp non

Về nhà tận tụy chồng con một lòng.

Bài 5 [trang 20 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Chọn 1 từ em tìm được ở câu 4. Đặt câu với từ đã tìm được.

Hướng dẫn giải:

- Từ em chọn: dịu hiền

- Nghĩa của từ là: Dịu dàng và hiền hậu.

- Đặt câu: Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền vậy nên ai cũng yêu quý.

Bài 6 [trang 21 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Hãy viết 1 đoạn văn tả 1 loài cây mà em yêu thích [dựa vào dàn ý mà em đã lập ở tuần 23]

Hướng dẫn giải:

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây nhưng cây em thích nhất là cây bàng ở trước cửa lớp 4A. Nhìn xa xa, tán bàng xòe rộng ra trông giống một chiếc ô khổng lồ. Thân cây cao vút như vươn thẳng lên trời. Quanh năm cây bàng khoác lên mình chiếc áo màu nâu đen xù xì, cũ kĩ. Rễ bàng mọc lan nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo trông như những con trăn khổng lồ. Hè đến, cây bàng ra hoa trắng xóa, nhỏ li ti như những bông hoa lộc vừng. Chẳng mấy chốc, những chùm hoa ấy lại kết thành trái. Trái bàng chín là một món ăn yêu thích của đám trẻ con chúng tôi. Dưới bóng bàng mát rượi từng nhóm học sinh chơi bắn bi, nhảy dây và cả học bài. Em rất yêu quý cây bàng này. Em xem nó như một người bạn thân thiết của mình vậy.

Vui học [trang 21 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

Nguyên nhân

Trong tiết Tiếng Việt, cô giáo giảng bài về câu ca dao:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.

Tí bỗng đứng lên và hỏi:

- Thưa cô, có phải rượu là được làm từ cơm không ạ?

- Phải. Nhưng rượu có liên quan gì đến câu ca dao này đâu.

- Dạ … Nhưng bây giờ thì em đã tại sao bố em nói rượu vừa đắng vừa cay rồi ạ.

-! !!

[Sưu tầm]

*Câu chuyện trên có chi tiết nào gây cười?

Hướng dẫn giải:

- Chi tiết gây cười ở câu chuyện trên nằm ở câu trả lời cuối cùng của bạn Tí khi bạn ấy đã hiểu sai nghĩa của từ “đắng cay”

* Em sẽ giải thích như thế nào để bạn Tí hiểu lời cô và lời bố bạn Tí nói là không liên quan.

Hướng dẫn giải:

“đắng cay” trong bài ca dao này là nói về nỗi vất vả, khổ cực mà người nông dân phải chịu đựng để làm ra những hạt thóc, hạt gạo.

“đắng cay” trong câu nói của bố bạn Tí lại là để nói về mùi vị của rượu, vừa có vị đắng lại vừa có vị cay.

Bài trước: Tuần 22 trang 16, 17, 18 [trang 17 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2] Bài tiếp: Tuần 24 trang 22, 23, 24 [trang 23 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]

Video liên quan

Chủ Đề