Các câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng

Bạn lo lắng cho buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí trong ngân hàng? Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn và mẹo trả lời phỏng vấn cho ngành ngân hàng mà bạn nên biết.

Bạn đã biết những mẹo trả lời phỏng vấn ngành ngân hàng chưa?

1. Em hãy giới thiệu về bản thân mình?

Gợi ý: Đây là câu hỏi mà 100% nhà tuyển dụng đều hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Một phần giới thiệu tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên. Vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và tập trước ở nhà. Bạn cần chuẩn bị 1 bản giới thiệu bằng tiếng Việt và 1 bản tiếng Anh. Nội dung phải đầy đủ nhưng ngắn gọn, đưa ra được những điểm ấn tượng.

Câu trả lời mẫu: Tên em là Nguyễn Văn A. Năm nay em 24 tuổi. Em đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng. Hiện tại em đang làm ở ngân hàng … với chức danh Giao dịch viên ngân hàng. Tại đây, em thực hiện các công việc đón tiếp, tư vấn cho khách hàng; thực hiện thao tác nghiệp vụ và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điểm mạnh của em là khả năng đàm phán thương lượng tốt. Bên cạnh đó, em có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Và sử dụng thành thạo tin học văn phòng. [Đưa thêm các thành tích của bản thân] Trong thời gian rảnh em thường đọc sách, chơi thể thao. Ngoài ra, em rất thích xem chương trình truyền hình thực tế về tài chính ngân hàng.

2. Em hiểu gì về công việc em đang ứng tuyển?

Gợi ý: Đối với những ai lần đầu phỏng vấn thì đây là một câu hỏi khó. Do đó bạn nên tìm hiểu trước bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của phòng ban hay vị trí ứng tuyển. Bạn có thể học hỏi về công việc của những người quen trong ngành. Hoặc nếu quan hệ rộng, bạn có thể nhờ người xin bản mô tả của nơi bạn ứng tuyển. Khi phỏng vấn, bạn chỉ cần nêu tóm tắt lại chức năng và nhiệm vụ của phòng ban đó.

Câu trả lời mẫu: Vâng, em cũng đã tìm hiểu về công việc của phòng quản lý rủi ro. Công việc chính của bộ phận này là: Xây dựng, cập nhật và phân tích các chính sách, tiêu chuẩn, công cụ đo lường và kỹ thuật quản lý rủi ro. Đảm bảo chính sách rủi ro được thực hiện đúng và hiệu quả trong các đơn vị của toàn ngân hàng. Làm việc với các bộ phận khác có liên quan nhằm hỗ trợ/tư vấn chiến lược quản trị và giảm thiểu rủi ro. Phối hợp với kiểm toán nội bộ để tiến hành lập kế hoạch và giám sát các rủi ro.

3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi?

Gợi ý: Mục đích của câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng này là kiểm tra độ hiểu biết của bạn về ngân hàng ứng tuyển. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về báo cáo thường niên của ngân hàng. Từ đó tính toán và phân tích các chỉ số và đưa ra một số thành tích của ngân hàng đó.

Câu trả lời mẫu: Trước hết là xét về khía cạnh tài chính. Theo sự tìm hiểu của tôi, ngân hàng mình được đánh giá khá mạnh thể hiện qua các số liệu như vốn chủ đầu tư là … ROE, ROA là … Tổng huy động là … Tổng dư nợ … Ngoài ra, ngân hàng còn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông bằng cách thể hiện trách nhiệm xã hội. Qua báo cáo thường niên, tôi biết đến các hoạt động ý nghĩa như … [nêu các hoạt động xã hội nổi bật của ngân hàng đó] Thông qua các yếu tố trên, tôi đã quyết định ứng tuyển vào ngân hàng.

4. Bạn có nộp hồ sơ vào ngân hàng khác không/Bạn đã nộp hồ sơ vào bao nhiêu ngân hàng?

Gợi ý: Câu hỏi này hẳn sẽ khiến nhiều ứng viên phân vân không biết nên trả lời thành thật hay nói dối. Lời khuyên cho bạn là hãy là chính mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn không nên quanh co mà hãy trả lời thẳng thắn. Bên cạnh đó, bạn có thể liệt kê các vị trí liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ thể hiện bạn là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Câu trả lời mẫu: Em có nộp CV vào các ngân hàng khác và ứng tuyển vị trí tương đương. Nhưng ngân hàng mình vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của em.

5. Bạn đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi nhưng một ngân hàng khác lại mời gọi bạn với mức lương cao hơn. Bạn sẽ xử lý thế nào?

Gợi ý: Câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng này sẽ khiến các ứng viên khó xử. Bạn phải trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng. Câu trả lời của bạn phải thể hiện được bạn xem trọng ngân hàng đang ứng tuyển.

Câu trả lời mẫu: Đầu tiên, em cảm thấy rất vui vì bản thân được đánh giá cao và năng lực của mình được nhiều nơi biết đến. Tuy nhiên để lựa chọn công việc hay nơi làm việc, em sẽ lựa chọn dựa trên 3 yếu tố. Một là môi trường làm việc. Hai là chế độ lương và đãi ngộ. Ba là cơ hội thăng tiến trong công việc. Do đó, nếu ngân hàng kia chỉ đưa ra mức lương cao thì chưa chắc em chọn rời ngân hàng mình đang làm việc. Bạn cần cân nhắc và đưa ra câu trả lời phù hợp để nhà tuyển dụng không phật lòng

6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Gợi ý: Kinh nghiệm là không nói xấu công ty cũ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế nói về các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là tiền lương.

Câu trả lời mẫu: Em rời công ty cũ vì cảm thấy môi trường làm việc chưa phù hợp với bản thân. Em muốn tìm môi trường mới để học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

7. Điểm yếu của bạn là gì?

Gợi ý: Điểm mạnh, điểm yếu là câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Câu trả lời tốt nhất là thẳng thắn nhận điểm yếu của mình. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc điểm yếu để nói. Không thể trả lời rằng em cẩu thả hoặc em hay quên… Bên cạnh đó, bạn nên thể hiện mình luôn cố gắng khắc phục để hoàn thiện bản thân.

Câu trả lời mẫu: Em là con người khá cầu toàn nên đôi khi chưa quyết đoán trong công việc. Em đang trong quá trình khắc phục điểm yếu này. Và em cũng cố gắng để luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

8. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Điều bạn cần tìm trong câu trả lời của ứng viên là ứng viên có hiểu những gì về vị trí họ ứng tuyển và các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cho thấy họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

9. Trong trường hợp khách hàng đang nổi giận vì lỗi do giao dịch viên gây ra mà bạn không biết lỗi của giao dịch viên là gì, thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Bạn cần chú ý xem ứng viên có phải người biết lắng nghe và có khả năng đưa ra cách xử lý hợp lý khiến khách hàng hài lòng hay không.

10. Bạn biết gì quản lý rủi ro tín dụng? Hãy nhận xét về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung?

Đây là một câu hỏi khác giúp bạn kiểm tra kiến thức về tài chính ngân hàng của ứng viên. Qua câu trả lời của ứng viên bạn sẽ biết được ứng viên có nắm vững kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ hay không.

> Đi phỏng vấn xin việc thì ngồi thế nào cho chuẩn?

> Nghệ thuật thỏa thuận lương khéo léo khi phỏng vấn

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: câu hỏi phỏng vấn câu hỏi phỏng vấn ngành ngân hàng mẹo phỏng vấn ngành ngân hàng

Mời các bạn tham khảo Một số câu hỏi phỏng vấn vào Ngân hàng về Nghiệp vụ Tín dụng. Tài liệu này được tổng hợp từ các câu hỏi phỏng vấn vào ngân hàngMB, Agribank, VietinBank, SHB, BIDV, DongA Bank, OceanBank, ABBANK, VPBank, SeABank, Souther Bank, HSBC, JP Morgan Chase,… trong nhiều kỳ thi tuyển dụng từ trước tới nay.

[Dành cho các vị trí: Chuyên viên QHKH/ Hỗ trợ tín dụng/ Tín dụng/Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định]

Vị trí nhân viên tín dụng [NVTD] là vị trí phổ biến, chiếm số lượng lớn tại các ngân hàng. NVTD không chỉ cần có sức khoẻ mà còn cần có cả nghiệp vụ; NVTD cần biết các kiến thức về kế toán doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính [nếu là NVTD khách hàng doanh nghiệp], cần biết các kiến thức về Thanh toán quốc tế [vì có những lúc thực hiện cho vay chiết khấu bộ chứng từ, mở L/C, chuyển tiền TT cho khách hàng]. Ngoài ra, NVTD phải có hiểu biết về kiến thức chuyên môn khác nữa như: Luật, Cho vay, Bảo lãnh, Marketing, Tài trợ dự án…]

I. KIẾN THỨC CHUNG

1. Bạn hiểu như thế nào về công việc của một nhân viên tín dụng?
2. Theo bạn nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào? Tố chất nào là quan trọng nhất?
3. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
4. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
5. Theo bạn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay [lạm phát, ngân hàng đang gặp khó khăn], nếu là một nhân viên tín dụng bạn sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng nào là chủ yếu?
6. Là NVTD, bạn sẽ phát triển khách hàng mới như thế nào?
7. Làm thế nào để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của ngân hàng đặt ra cho bạn [là nhân viên tín dụng] vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay?
8. CAMEL là phương pháp đánh giá tổng thể về hoạt động ngân hàng. Phương pháp này xem xét đến những nhóm chỉ tiêu nào?
9. Lĩnh vực hoạt động [sản xuất, kinh doanh] nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng của bạn? Vì sao?
10. Hãy nêu những loại hình rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng? Rủi ro đạo đức là gì?
11. Những dấu hiệu đối với một khách hàng có biểu hiện chây ỳ và không có khả năng thanh toán là gì? Đối với trường hợp này, cán bộ tín dụng sẽ có trách nhiệm gì và xử lý như thế nào?

II. KIẾN THỨC VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

A. Luật tài chính tín dụng ngân hàng
1. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như thế nào?
2. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng được quy định như thế nào?
3. Ngân hàng có được phép cho vay để đảo nợ không?
4. Hãy nêu những quy định pháp luật về tín dụng và em biết? QĐ 457 quy định điều gì?
5. Lợi ích của việc đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản là gì?
6. Một tài sản thế chấp có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ hay không?
7. Nếu có 1 khách hàng đến vay vốn, mà khách hàng đó làm ở Sở Tư Pháp, quen thân với công chứng, khách hàng đó yêu cầu đưa hồ sơ chocông chứng ký mà không cần phải có mặt để ký vì bên công chứng biết rõ về người đó. Nếu bạn là CBTD thì có đồng ý cho công chứng ký như vậy không? Bạn có đồng ý để công chứng ký hồ sơ mà không cần có mặt khách hàng không?
8. Một doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất tại một Khu công nghiệp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp và muốn dùng tài sản đó để thế chấp vay vốn ngân hàng. Vậy ngân hàng có thể chấp nhận tài sản thế chấp đó không? Tại sao?

B. Cho vay
1. Quy trình tín dụng thường có những bước nào?
2. Vì sao các ngân hàng thường ưu tiên cho vay các khách hàng cũ hơn là cho vay khách hàng mới?
3. Vì sao ngân hàng “ngại” cho vay các DN có quy mô nhỏ?
4. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau do phụ thuộc vào yếu tố gì?
5. Khi thẩm định cho vay một khách hàng bạn sẽ xem xét đến những vấn đề nào?
6. Khi thẩm định cho vay đối với một nhu cầu vay vốn của một doanh nghiệp, bạn quan tâm đến những khía cạnh nào?
7. Nên cho vay doanh nghiệp ở lĩnh vực nào? Ở thời điểm nào?
8. Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?
9. Em biết những loại sản phẩm tiết kiệm nào tại ngân hàng?
10. Khách hàng có một sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 1 tháng, đến ngày 20 khách hàng có nhu cầu xin rút tiền vì mục đích cá nhân? Em sẽ tư vấn gì cho khách hàng?
11. Khi thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp thì điều gì là quan trọng nhất?
12. Một doanh nghiệp buôn bán sắt thép, tài sản thế chấp là 1 tỷ đồng, theo quy định chỉ được vay 70% tức được vay 700 triệu nhưng DN có nhu cầu vay 1 tỷ. Sau khi thẩm định thì thấy doanh nghiệp rất tốt, khả năng trả nợ cực cao, bạn sẽ xử lý thế nào?
13. Vì sao các ngân hàng phải phân tích tình hình tài chính khách hàng trước khi cho vay?
14. Ngân hàng thường cho vay ngắn hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay ngắn hạn thường là gì?
15. Ngân hàng thường cho vay trung dài hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay trung dài hạn là gì?
16. Khi định giá một tài sản bảo đảm, bạn thường căn cứ vào những yếu tố nào?
17. Tài sản bảo đảm cho món vay cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
18. Tính lỏng của một tài sản được xác định bởi những yếu tố nào?
19. Cho vay thấu chi là gì? Đặc điểm của loại hình này?
20. Có những hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
21. Có những hình thức cho vay tài trợ nhập khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
22. Có những hình thức chiết khấu chứng từ xuất khẩu nào?
23. Có những hình thức bảo đảm tiền vay nào mà bạn biết?
24. Thế chấp tài sản là gì? Thế chấp TS dùng để vay vốn ngân hàng là gì? Những loại tài sản nào thường được đem ra để thế chấp?
25. Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố TS để vay vốn ngân hàng là gì?
26. Những loại tài sản nào thường được đem ra để cầm cố?
27. Cầm cố tài sản khác gì với việc thế chấp tài sản?
28. Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động?
29. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là gì?
30. Phân biệt giữa các hình thức Khoanh nợ, Giãn nợ và Đảo nợ?
31. Thế nào là ân hạn nợ? Trong thời gian ân hạn khách hàng có phải trả lãi không?
32. Thế nào là gia hạn nợ? Gia hạn nợ khác gì so với ân hạn nợ?
33. Khoản nợ như thế nào được gọi là nợ khó đòi? Những nguyên nhân và biểu hiện của khoản nợ khó đòi?
34. Khi bạn làm 1 hồ sơ thấy rủi ro rất cao, không thể cho vay nhưng giám đốc lại yêu cầu bắt buộc phải cho vay thì bạn xử lý như thế nào?

C. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh ngân hàng là gì? Hãy nêu các loại bảo lãnh ngân hàng mà bạn biết ở Việt Nam?
2. Khi nào nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD với khách hàng chấm dứt?
3. Loại bảo lãnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam. Đặc điểm của bảo lãnh đó?
4. Trong ngành xây dựng cơ bản thường có những loại bảo lãnh ngân hàng nào và khi nào cần phát hành loại bảo lãnh đó?
5. Vì sao cần có bảo lãnh dự thầu trong ngành xây dựng cơ bản?

D. Kế toán và Phân tích Báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh những điều gì?
2. Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp là gì?
3. Các khoản doanh thu khác của DN bao gồm những khoản nào?
4. Doanh nghiệp giấu lỗ hoặc giấu lãi bằng cách nào?
5. Thế nào là dòng vốn và thế nào là dòng tiền?
6. Phần chi phí trả lãi vay được tính vào dòng tiền nào của doanh
7. nghiệp trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp?
8. Khấu hao là gì? Có những cách tính khấu hao nào?
9. Tài sản cố định vô hình là gì? TSCĐ vô hình có phải tính khấu hao không? Có những cách tính khấu hao nào?
10. Tài sản cố định là gì? Những tiêu chuẩn nào ghi nhận một tài sản là TSCĐ?
11. Tài khoản lưỡng tính là gì? Bạn biết những tài khoản lưỡng tính nào?
12. Số dư Có và dư Nợ của TK 131 phản ánh điều gì?
13. Số dư Có và dư Nợ của TK 331 phản ánh điều gì?
14. Nợ phải trả là gì?
15. Vốn lưu động là gì? Đặc điểm của nó?
16. Có những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động?
17. Có những hình thức tài trợ vốn lưu động nào? Hình thức nào là tối ưu với 1 DN?
18. Chi phí cố định là gì? Chi phí biến đổi là gì?
19. Vốn cố định là gì? Đặc điểm của nó?
20. Vốn chủ sở hữu là gì?
21. Khi nào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận?
22. Vòng quay Vốn lưu động là gì?
23. Vì sao cần phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp khi cho
24. vay? Có những loại hệ số tài chính nào?
25. Hệ số thử Axit là gì? Ý nghĩa của hệ số này?
26. Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính của hệ số này? Vì sao người ta nói đây là một “con dao hai lưỡi”?
27. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay phản ánh điều gì?
28. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn Ngân hàng thương mại được cho vay trung và dài hạn là bao nhiêu?

E. Tài trợ dự án
1. Mục tiêu của việc phân tích, thẩm định dự án?
2. Mục đích cơ bản của các NHTM khi tiến hành thẩm định tài chính của dự án là gì?
3. Thẩm định tài chính của dự án có tác dụng gì?
4. Nếu có 2 dự án bằng nhau về NPV thì ta sẽ chọn dự án nào?
5. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là gì?
6. Dòng tiền của dự án cần được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
7. Cách xác định dòng tiền thuần của dự án đầu tư?
8. Vì sao sau khi tính dòng tiền của dự án thì Khấu hao phải được cộng vào Lợi nhuận sau thuế?

F. Thanh toán quốc tế
1. Hãy nên tên những chứng từ thông thường trong một bộ chứng từ thương mại?
2. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến? Phương thức nào là có lợi nhất cho nhà xuất khẩu?
3. Đứng trên phương diện của người nhập khẩu, phương thức thanh toán nào là có lợi nhất? Vì sao?
4. Các phương tiện dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương gồm những loại nào? Đặc điểm của chúng?
5. Có mấy loại nhờ thu. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, loại hình thanh toán nào có lợi cho nhà xuất khẩu. Vì sao?
6. Các loại L/C mà bạn biết? Loại L/C nào phổ biết nhất trong thương mại quốc tế?
7. Loại L/C nào là ít rủi ro nhất đối với nhà xuất khẩu. Vì sao?
8. L/C giáp lưng là gì? L/C điều khoản đỏ là gì?
9. Khi phát hành 1 L/C [ký quỹ dưới 100%] là ngân hàng phát hành đang cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu? Đúng hay sai? Giải thích?
10. Bộ chứng từ hoàn hảo là gì? Nếu bộ chứng từ không có ghi chú “Clean” thì có được coi là Bộ chứng từ hoàn hảo hay không?

-st-

————

Những bạn nào là Sinh viên năm 3, 4 hoặc vừa mới tốt nghiệp chưa phải học viên Future Bankers muốn được hỗ trợ cơ hội việc làm/ thực tập tại Ngân hàng, muốn học nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vui lòng liên hệ với BTCI, theo thông tin liên hệ: Tầng 9, tòa nhà Gelex Tower, 52 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline VP HN:  0967 067 839


Hotline VP HCM: 0967 067 839 Fanpage chính thức Viện Nhân Lực Ngân Hàng Tài Chính BTCI:

      //www.facebook.com/VienNhanLucNHTC

Fanpage chính thức FutureBankers:

      //www.facebook.com/FutureBankers.vn

Video liên quan

Chủ Đề