Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán được chia thành hai loại: Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường Sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành.

Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh tế, trong đó nhà phát hành đóng vai trò là người huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư. Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành.

Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng.

Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có thêm nguồn vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của thị trường sơ cấp chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển hoàn thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Bởi vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư.

Thị trường Thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.

Sau khi phát hành chứng khoán thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đích cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức,…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.

Nhờ có thị trường thứ cấp, tính thanh khoản của các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ đang sở hữu thành tiền mặt.

Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã được phát hành mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

So sánh thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trường chứng khoán sơ cấpThị trường chứng khoán thứ cấp
Giao dịch các chứng khoán mới phát hànhGiao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp
Tạo ra nguồn vốn cho tổ chức phát hànhKhông tạo thêm vốn cho tổ chức phát hành
 Tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp

Mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp

Giữa TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khí hoạt động tốt.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

Vai trò của thị trường sơ cấp

  • Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán.
  • Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.

Đặc điểm của thị trường sơ cấp

  • Thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục và là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành.
  • Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành.
  • Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán.

Thị trường thứ cấp

Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp

Thị trưởng thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

Vai trò của thị trường thứ cấp

  • Cung cấp thị trường, tạo ra những điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp.
  • Thị trường thứ cấp xác định giá của mỗi chứng khoán mà công ty phát hành bán ở thị trường sơ cấp.

Đặc điểm thị trường thứ cấp

  • Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành chứng khoán, mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.
  • Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
  • Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp thể hiện ở chỗ: hoạt động của thị trường sơ cấp làm tăng thêm vốn cho toàn bộ nền kinh tế, còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm vốn cho nền kinh tế.

Hai thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; còn thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp, và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ rất khó khăn, và khiến cho người đầu tư sẽ dè dặt khi mua chứng khoán, làm thu hẹp thị trường sơ cấp, hạn chế việc huy động vốn của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế.

Trên đây, Nhật Cường đã chia sẻ với các bạn về chủ đề Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Nhà đầu tư muốn mở tài khoản chứng khoán và muốn được tham khảo những mã cổ phiếu tăng giá tốt nhất thị trường chứng khoán hiện tại như danh mục đầu tư cổ phiếu của Nhật Cường vui lòng liên hệ với mình để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn: https://cachchoichungkhoan.com/

Chia sẻ trên:    121308

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng khoán phái sinh.

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Dựa theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm hai loại là thị trường sơ cấpthị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán sơ cấp (primary market) là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành.

Chức năng quan trọng nhất của thị trường sơ cấp là huy động vốn cho nền kinh tế, trong đó Nhà phát hành đóng vai trò là người đi huy động vốn, còn người mua chứng khoán đóng vai trò là nhà đầu tư. Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp sẽ thuộc về nhà phát hành. Nhà phát hành có thể là Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương, thông qua việc phát hành trái phiếu để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, thêm vốn xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng. Nhà phát hành cũng có thể là các doanh nghiệp, thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để có tiền mở rộng sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn của thị trường này chủ yếu được hình thành từ tiền tiết kiệm của người dân và của một số tổ chức phi tài chính. Qua hoạt động của thị trường sơ cấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Bởi vậy, thị trường sơ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tiền từ nơi nhàn rỗi sang nơi cần sử dụng, đồng thời thúc đẩy các khoản tiết kiệm để đưa vào đầu tư. Hay nói cách khác, thị trường sơ cấp không chỉ đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường thứ cấp là gì?

Thị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Trên thị trường thứ cấp diễn ra việc mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư, tiền thu được từ việc mua bán chứng khoán không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.

Sau khi chứng khoán được phát hành thường được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp, nhất là đối với cổ phiếu. Việc mua bán này có thể nhằm mục đich cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm (thông qua cổ tức, trái tức…) hoặc để hưởng chênh lệch giá.

Nhờ có thị trường thứ cấp, tính thanh khoản của các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp được đảm bảo, nhà đầu tư có thể chuyển đổi chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán đã phát hành, mà không làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi và trôi chảy.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. Trong thực tế tổ chức TTCK, rất khó có sự phân định đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, nghĩa là trong một TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp – vừa diễn ra việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán đã phát hành. Mặc dù vậy, việc phân định hai cấp của TTCK có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình tiếp cận thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, đảm bảo sự vận hành ổn định của TTCK.

Đọc tiếp: Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả trên thị trường thứ cấp