Khi nào dùng câu điều kiện loại 3 năm 2024

Câu điều kiện loại 3 là một cấu trúc câu trong chuỗi câu điều kiện trong tiếng Anh. Cấu trúc này được dùng để thể hiện một giả thuyết về sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

Trong bài viết này, các khái niệm, cấu trúc câu điều kiện loại 3 sẽ được DOL Grammar cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất. Hơn nữa, bài viết cũng sẽ điểm qua một số biến thể của câu điều kiện loại 3, cũng như đưa ra một số bài tập để bạn luyện tập sử dụng chúng chính xác. Hãy cùng bắt đầu bài học nhé

Khi nào dùng câu điều kiện loại 3 năm 2024
Câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh

Câu điều kiện loại 3 là gì?

Câu điều kiện loại 3 là cấu trúc câu điều kiện (Conditional sentences) được sử dụng để diễn tả một giả định trong quá khứ.

Khi sử dụng cấu trúc này, người nói/viết thể hiện một giả định trong quá khứ, và hành động kết quả của điều kiện đó nếu điều kiện trong quá khứ này được đáp ứng.

Ví dụ: If she had known about the party, she would have attended. (Nếu cô ấy biết về buổi tiệc, cô ấy đã tham gia.)

➔ Trong ví dụ trên, người nói/viết sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn đạt một giả định về một điều kiện trong quá khứ (Cô ấy biết về bữa tiệc) và kết quả nếu điều kiện đó đã xảy ra (Cô ấy đã tham gia bữa tiệc).

Lưu ý, rằng trong quá khứ, cô ấy đã không biết về bữa tiệc này và vì thế, cô ấy đã không tham dự. Bằng cách sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 3, người nói ngụ ý rằng là họ đang diễn đạt một giả thuyết về điều kiện và hệ quả trong quá khứ, không thể xảy ra được.

Khi nào dùng câu điều kiện loại 3 năm 2024
Câu điều kiện loại 3 lđược sử dụng để diễn tả một giả định trong quá khứ

Công thức câu điều kiện loại 3

Công thức câu điều kiện loại 3 có cấu trúc như sau.

Công thức tổng quát: If + S +V , S + would/could have (not) + V3.

Công thức chi tiết: If + S + had + V3, S + would/could have (not) + V3.

Ví dụ:

  • If it hadn't rained yesterday, we would have had a picnic in the park. (Nếu trời đã không mưa ngày hôm qua, chúng ta đã có một buổi picnic ở công viên.)

Cách dùng câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để diễn đạt các sự kiện đã có thể xảy ra trong quá khứ. Dưới đây là 3 cách dùng phổ biến của câu điều kiện loại 3.

1. Diễn tả sự việc không xảy ra trong quá khứ

Chức năng chính của câu điều kiện loại 3 là diễn tả một chuỗi điều kiện - kết quả đã không xảy ra trong quá khứ.

Ví dụ:

If you had taken the train to my city last month, you would have seen the festival. (Nếu bạn đã bắt tàu đến thành phố của tôi vào tháng trước, bạn đã thấy được lễ hội.)

➔ Trong ví dụ trên, người nói sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 3 để thể hiện một sự kiện đã không xảy ra trong quá khứ (Bạn đã bắt tàu đến thành phố của tôi) và giả thuyết về hành động kết quả của sự kiện đó (bạn đã thấy được lễ hội).

2. Diễn đạt về hối tiếc trong quá khứ

Câu điều kiện loại 3 có thể được sử dụng để nói về một sự kiện đã không xảy ra trong quá khứ và hành động kết quả có thể diễn ra theo hướng mong muốn của người nói.

Vì vậy, câu điều kiện loại 3 thường được sử dụng khi người nói muốn diễn đạt một sự hối tiếc trong quá khứ mà họ không thể thay đổi được hoặc đã không có cơ hội thực hiện được.

Ví dụ:

If I had studied harder for the test, I would have passed it. (Nếu tôi học chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra, tôi đã có thể đậu nó rồi.)

➔ Trong ví dụ trên, người nói diễn đạt một giả thuyết rằng họ sẽ có được kết quả mong muốn (đậu bài kiểm tra) nếu họ đã thực hiện hành động trong mệnh đề điều kiện (học chăm chỉ hơn), từ đó thể hiện được một sự nuối tiếc về một việc trong quá khứ mà họ đã không làm.

Khi nào dùng câu điều kiện loại 3 năm 2024
3 Cách dùng phổ biến của câu điều kiện loại 3.

3. Diễn đạt sự phê phán về hành động đã xảy ra trong quá khứ

Câu điều kiện loại 3 có thể nói về một kết quả khác có thể xảy ra nếu một sự kiện trong quá khứ diễn ra theo hướng khác.

Vì vậy, người nói có thể sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn đạt một sự phê phán về một quyết định, hoặc một sự kiện trong quá khứ đã diễn ra không đúng theo ý muốn, hoặc dẫn đến một kết cục không mong muốn.

Ví dụ:

If you hadn’t driven recklessly, you wouldn’t have scratched my car. (Nếu bạn đã không lái xe ẩu, bạn đã không làm trầy xe của tôi.)

➔ Trong ví dụ trên, người nói sử dụng câu điều kiện loại 3 để diễn tả sự phê phán về một hành động sai lầm của người nghe trong quá khứ (lái xe ẩu), và nhấn mạnh rằng hậu quả của nó (làm trầy xe) đã không xảy ra. Từ đó, người nói thể hiện ý phê phán hành động này của người nghe.

Câu điều kiện loại 2 và loại 3 thường gây nhầm lẫn do cả hai loại câu có cấu trúc mệnh đề chính tương đối giống nhau (would/could + động từ). Điều này khiến người học dễ nhầm lẫn khi xác định loại câu điều kiện.

Nội dung tiếp theo sẽ đưa ra một số lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 3 mà bạn nên ghi nhớ!

Lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 3

Khi sử dụng câu điều kiện loại 3, cần lưu ý những điểm sau.

Tên gọi của các mệnh đề

Mệnh đề chứa “if” được gọi là mệnh đề điều kiện, hoặc mệnh đề “if”, trong khi đó mệnh đề thể hiện kết quả được gọi là mệnh đề chính.

Vị trí của các mệnh đề

Mệnh đề điều kiện (mệnh đề “if”) có thể có vị trí nằm ở sau mệnh đề chính. Lúc này, bạn không cần sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề.

Ví dụ:

If we had booked the tickets earlier, we would have gotten a discount. (Nếu chúng ta đã đặt vé sớm hơn, chúng ta đã có thể được giảm giá.)

➔ We would have gotten a discount if we had booked the tickets earlier. (Chúng ta đã có thể được giảm giá nếu chúng ta đã đặt vé sớm hơn.)

Cấu trúc “unless”

Có thể sử dụng cấu trúc “unless” để thay cho mệnh đề điều kiện phủ định “if… not”.

Ví dụ:

If it hadn't rained, we would have had a picnic in the park. (Nếu trời đã không mưa, chúng ta đã có một buổi picnic trong công viên.)

➔ Unless it had rained, we would have had a picnic in the park. (Nếu trời đã không mưa, chúng ta đã có một buổi picnic trong công viên.)

Không dùng với các sự kiện trong hiện tại hoặc tương lai

Cấu trúc câu điều kiện loại 3 được sử dụng đối với các sự kiện và hành động trong quá khứ, đã xảy ra rồi và không thể thay thế được. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng câu điều kiện loại 3 để đề cập đến các hành động thuộc quá khứ.

Đối với các hành động không thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, bạn sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 2.

Ví dụ:

  • Câu điều kiện loại 2: If I had the money right now, I would become an artist. (Nếu tôi có tiền vào lúc này, tôi sẽ trở thành một hoạ sĩ.)
  • Câu điều kiện loại 3: If I had had the money 5 years ago, I would have become an artist. (Nếu tiền không phải là vấn đề 5 năm trước, tôi sẽ đã trở thành một hoạ sĩ.)

➔ Trong 2 ví dụ trên, mặc dù diễn tả các chuỗi điều kiện - kết quả hoàn toàn tương đồng (tôi có tiền → tôi trở thành hoạ sĩ), tuy nhiên việc sử dụng 2 loại câu điều kiện khác nhau sẽ thể hiện các ngụ ý khác nhau về thời gian.

Đối với câu điều kiện loại 2, người nói muốn thể hiện rằng hiện tại họ không có tiền và việc có tiền với họ gần như là không thể xảy ra, và vì thế, nếu họ có tiền ở hiện tại, họ sẽ trở thành một người hoạ sĩ.

Trong khi đó, câu điều kiện loại 3 thể hiện chuỗi điều kiện - kết quả tương tự, nhưng các sự kiện này diễn ra trong quá khứ (5 năm trước) và việc họ có đủ tiền và đã trở thành hoạ sĩ trong hiện tại là điều không có thật và không có cách nào xảy ra được.

Biến thể của câu điều kiện loại 3

Ngoài các công thức cơ bản, câu điều kiện loại 3 còn có 2 biến thể khác nhau để thể hiện rõ hơn các ý nghĩa mà người nói muốn lồng ghép. 2 biến thể đó là biến thể mệnh đề chính và biến thể của mệnh đề điều kiện “if” được sử dụng để làm cho cấu trúc câu linh hoạt hơn khi nói, hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của nó hơn.

Biến thể mệnh đề chính

Ngoại trừ cấu trúc “would/could have V3”, mệnh đề chính của câu điều kiện loại 3 còn có một số biến thể về thì và cấu trúc khác nhau để làm rõ hơn các đặc tính của hành động trong mệnh đề chính.

Biến thể của mệnh đề chính

Ví dụ

If + S + V , S +would/could + have + been + V-ing .

Mục đích: Diễn tả tính tiếp diễn của hành động trong quá khứ.

If Mary hadn’t forgotten her plane ticket, she would have been enjoying the Vung Tau beach at 5pm yesterday. (Nếu Mary đã không quên vé máy bay của cô ấy, cô ấy đã đang tận hưởng bãi biển Vũng Tàu lúc 5 giờ chiều hôm qua.)

Biến thể mệnh đề If

Mệnh đề điều kiện “if” ngoài cấu trúc sử dụng thì quá khứ hoàn thành còn có các biến thể khác nhau để nhấn mạnh vào hành động trong mệnh đề điều kiện.

Biến thể của mệnh đề if

Ví dụ

If + S + V , S + would/could + have + V3.

Mục đích: Diễn tả tính tiếp diễn của sự kiện trong điều kiện.

If you had been putting more attention on this project, you could have finished it in time. (Nếu bạn đã dành nhiều sự tập trung vào dự án này, bạn đã có thể hoàn thành nó đúng hạn.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện còn các dạng đảo ngữ của mệnh đề điều kiện. Việc sử dụng cấu trúc đảo ngữ của câu giúp da dạng hoá và giúp ngôn ngữ sử dụng được tự nhiên hơn.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Dạng đảo ngữ

Ví dụ

Đối với động từ chính là “be”:

Had + Subject + been + Complement*, S + would/could + have + V3.

*Complement (bổ ngữ) có thể là danh từ/cụm danh từ, tính từ hoặc cụm giới từ bổ nghĩa cho chủ ngữ

If your presentation had been more persuasive, they would have taken the offer. (Nếu bài thuyết trình của bạn đã mang tính thuyết phục hơn, họ đã sẽ chấp nhận đề nghị này.)

➔ Had your presentation been more persuasive, they would have taken the offer. (Nếu bài thuyết trình của bạn đã mang tính thuyết phục hơn, họ đã sẽ chấp nhận đề nghị này.)

Đối với động từ chính là động từ thường:

Had + Subject + V3, S + would/could + have + V3.

I would have called you if I had found your phone number. (Tôi đã có thể gọi bạn nếu tôi đã tìm thấy số điện thoại của bạn.)

➔ I would have called you had I found your phone number. (Tôi đã có thể gọi bạn nếu tôi đã tìm thấy số điện thoại của bạn.)

Key Takeaway

  • Công thức cần phải ghi nhớ:

If + S +had + V3, S + would/could (not) + have + V3

  • Câu điều kiện loại 3 có 3 cách dùng:

1. Diễn tả sự việc không xảy ra trong quá khứ

2. Diễn đạt về hối tiếc trong quá khứ

3. Diễn đạt sự phê phán về hành động đã xảy ra trong quá khứ

  • Câu điều kiện loại 3 có 3 biến thể:

1. Biến thể mệnh đề chính

2. Biến thể mệnh đề điều kiện

3. Dạng đảo ngữ

Bài tập

Chọn đáp án đúng:

00.

If you ____ me about the party, I would have joined you.

00.

She ____ to the party if she ____ invited.

would have come / had been

00.

They ____ if they ____ more effort into their work.

would have succeeded / had put

00.

He ____ if he ____ harder for the exam.

00.

If they ____ their homework before, they ____ a better grade.

had done / would have gotten

00.

She wouldn’t have lost her keys if she ____ more careful.

00.

If they ____ harder yesterday, they ____ the competition.

had worked / would have won

00.

If he ____ the map this morning, he ____ lost in the city.

hadn't lost / would have gotten

00.

If I ____ more time last month, I ____ a better painting.

had had / would have created

having / would have created

00.

He would not have panicked _______ the safety instructions.

Tổng kết

Câu điều kiện loại 3 là một cấu trúc quan trọng trong chuỗi cấu trúc câu điều kiện bởi vì loại cấu trúc này được sử dụng đối với các hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ được cấu trúc câu điều kiện này để diễn đạt các cấu trúc điều kiện trong quá khứ. Thông qua bài viết này, DOL đã điểm qua cấu trúc, cách dùng và lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 3, cũng như các biến thể của câu điều kiện loại 3 và một số lưu ý khi sử dụng.

Khi nào xài IF 3?

Câu điều kiện loại 3 ("If loại 3") dùng để nói về một sự việc ĐÃ KHÔNG THỂ xảy ra trong quá khứ nếu có một điều kiện nào đó. Nói về điều kiện ĐÃ KHÔNG xảy ra trong quá khứ. Nói về kết quả ĐÃ CÓ THỂ xảy trong quá khứ nếu điều kiện trong mệnh đề if ĐÃ xảy ra trong quá khứ.null3 loại câu điều kiện trong tiếng Anh (Conditional sentences with If)tienganhmoingay.com › ngu-phap-tieng-anh › tong-quan-cau-dieu-kiennull

Third conditional dùng để làm gì?

Câu điều kiện loại 3 (Third Conditional) dùng để giả định những tình huống không có thật trong quá khứ. Ví dụ: If he had caught the train, he would have arrived on time. (Nếu anh ấy bắt kịp chuyến tàu, anh ấy sẽ đến nơi đúng giờ.)nullTổng hợp các dạng bài tập câu điều kiện loại 1, 2, 3 kèm đáp án - VUSvus.edu.vn › bai-tap-cau-dieu-kiennull

Câu điều kiện loại dùng để làm gì?

Câu điều kiện là gì? "Conditional Sentences" (Câu điều kiện) dùng để diễn đạt, giải thích một sự việc có thể xảy ra khi điều kiện nói đến xảy ra. Các câu điều kiện gồm 2 mệnh đề chính - phụ và hầu hết chứa "if": Mệnh đề chính là mệnh đề kết quảnullCâu điều kiện: công thức, cách dùng và các bài tập vận dụngvnexpress.net › chu-de › cau-dieu-kien-3396null

Câu điều kiện loại 1 diễn tả điều gì?

Câu điều kiện loại 1 là câu được sử dụng khi muốn diễn tả một sự việc, hành động nào đó có thể xảy ra ở hoặc trong tương lai thông qua một điều kiện cụ thể. Cấu trúc câu điều kiện loại 1 bao gồm 2 mệnh đề: Mệnh đề “If” và mệnh đề chính (Mệnh đề kết quả). Ví dụ: If I have time, I will call you this evening.nullTổng hợp các dạng bài tập câu điều kiện loại 1 có kèm đáp án - VUSvus.edu.vn › bai-tap-cau-dieu-kien-loai-1null