Đặc điểm của thời kỳ quá độ là gì


1.3.2 Thực chất

Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai

cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và

những thế lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần

chúng nhân dân lao động. cuộc đấu tranh này diễn ra trong hoàn cảnh mới là

giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi

lĩnh vực



1.4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH



-



Trên lĩnh vực kinh tế: Thực hiện việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng



sản xuất hiện có của xã hội. cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ

sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo

đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống của nhân dân lao động. Việc sắp xếp,

bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn

chủ quan nóng vội mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy

luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất.

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ

nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra

được cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. đối với những nước này ,

nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ là tiến hành sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở các nước khác nhau với

điều kiện khác nhau có thể tiến hành với những nội dung, hình thức, bước đi

khác nhau



9



-



Trên lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh với các thế lực thù địch,

chống phá sự nghiệp xây dựng XHCN. Tiến hành xây dựng, củng cố nhà

nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo

quyền làm chủ trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của

nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh

ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử



- Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa

học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội; khắc phục

những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng

chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các

nền văn hóa trên thế giới.

-Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ

để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền,

các tầng lớp dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã

hội; xây dựng mối quân hệ tốt đẹp giữa người với người



1.5. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

1.5.1 Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua



chế độ tư bản chủ nghĩa

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấy

được quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư

bản, chủ nghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể

thắng lợi cùng một lúc ở tất cả cả nước. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu

có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo

V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa là:



10



Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được

chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh

làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các

nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường

gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua chính sách

kinh tế mới. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ

nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho chính

sách cộng sản thời chiến được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can

thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc.

1.5.2 Chính sách kinh tế mới của Lê nin:

+] Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách

cộng sản thời chiến

+] thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp.

thay cho Chính sách cộng sản thời chiến

+] Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến

khích phát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách

cộng sản thời chiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp

nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các

nước phương Tây để tranh thủ vốn, kỹ thuật.

Chính sách kinh tế mới của lê nin có ý nghĩa to lớn:

Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xô viết đã làm khôi

phục nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được

khủng hoảng kinh tế và chính trị.

Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về CNXH, về thời kỳ quá

độ lên CNXH.

11



Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của

Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng chính sách kinh tế mới của

lê nin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước

ta.

Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên XHCN là thời kì tất yếu trên con đường

phát triển của hình thái kinh tế- xã hội củ nghĩa cộng sản. Đó là thờikyf có

những đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành

những nội dung đó.

2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua

TBCN ở Việt Nam

2.1.1Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có

những biến đổi to lớn và sâu sắc.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô [trước đây] và

các nước xã hội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt,

từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần

quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một

tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo

con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải

cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong

trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục. Tuy nhiên,

các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả



12



vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm

cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất

vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản

vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa

ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản

chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu

sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự

vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân

lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.

Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển

phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc

hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ

quyền dân tộc.

Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có

liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ

chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi

khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi

những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự

hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với

chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa

đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh

của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và

tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước

tiến mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới

chủ nghĩa xã hội



13



Video liên quan

Chủ Đề