Đẻ mổ bao lâu được an rau muống

Skip to content

Rau muống dễ trồng, nhanh thu hoạch, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người nên đây trở thành thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng rau muống thường xuyên. Liệu rằng phụ nữ sau sinh có nên ăn rau muống hay không?

Trải dọc khắp đất nước Việt Nam, rau muống với giá thành rẻ, chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, là thực phẩm ưa thích của nhiều thế hệ. Rau muống có chứa lượng đạm rất cao cùng nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Có thể kể đến những công dụng tuyệt vời mà rau muống đem lại:

  • Rau muống thanh mát, giải nhiệt, cung cấp nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.
  • Rau muống giàu sắt nên rất tốt cho những người thiếu máu.
  • Tỷ lệ chất xơ cao trong loại rau này khiến bạn không lo bị táo bón, rối loạn tiêu hóa hay mắc các bệnh về đường ruột.
  • Hơn thế nữa, rau muống có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, giúp hạn chế mắc các bệnh ung thư đường ruột, ung thư vú, hạn chế các bệnh về tim mạch…

Vì những tác dụng to lớn mà rau muống đem lại nên không có gì khó hiểu khi đây là loại rau được ưa chuộng nhất trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng chúng ta cần tìm hiểu về những người không nên ăn rau muống để luôn có sức khỏe tốt nhất.

  Ăn gì nhiều sữa mà không béo

Phụ nữ sau sinh là một trong những trường hợp cần kiêng rau muống vì những lý do sau:

  • Theo những kinh nghiệm dân gian, rau muống có khả năng hình thành sẹo lồi khi cơ thể đang có những vết thương hở. Các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thường phải chịu những vết thương lớn nhỏ trong quá trình sinh con. Nếu sử dụng rau muống trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ khiến vết thương, vết mổ khó lành hơn, gây đau rát và nguy hiểm hơn là để lại sẹo lồi lõm, ngứa rát gây mất thẩm mỹ cho các mẹ. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên kiêng rau muống triệt để đến khi sức khỏe được bình phục. Mẹ sinh thường có thể ăn rau muống sau 3 tháng sinh, còn mẹ sinh mổ phải kiêng rau muống hoàn toàn cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn.
  • Rau muống có tính hàn nên dễ gây tình trạng đi ngoài, lạnh bụng cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, vì rau sinh trưởng ở các vùng đất ẩm, ưa nước nên có nhiều kí sinh trùng bám trên rau. Nếu không cẩn thận ăn phải rau chưa sạch sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ và bé.

>>> Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì

>>> Sinh mổ ăn bắp cải được không

>>> Chìa khóa để có nhiều sữa dành cho mẹ sau sinh

Bản thân rau muống là loại thực phẩm rất tốt nhưng nó không phù hợp với những người đang có vết thương hở, và các mẹ sau sinh nên tránh loại rau này để đảm bảo sức khỏe cũng như giữ gìn vẻ đẹp của bản thân. Có rất nhiều loại rau tốt như rau ngót, rau dền đỏ, các trái cây… chị em nên sử dụng để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Trên đây là một số những đóng góp về vấn đề có nên hay không sử dụng rau muống đối với phụ nữ sau sinh. Hy vọng bài viết đã đem tới thông tin hữu ích cho gia đình bạn và chúc gia đình luôn mạnh khỏe, bình an.

  Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì trong bao lâu để tránh hậu sản

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Sau sinh mổ, cơ thể sản phụ rất yếu, cần được bồi bổ nhiều món ăn dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm để mau chóng hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, không phải món ăn nào sản phụ sinh mổ cũng có thể ăn được. Nhiều món ăn có thể gây kích ứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng, khả năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm. Vì thế, nếu ăn nhiều thức ăn, ăn các loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho việc hồi phục sức khỏe.

Để quá trình phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, sản phụ cần hạn chế những món ăn dưới đây:

  • Các đồ ăn có tính hàn như: cua, ốc, rau đay... Cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Các loại đồ ăn có tính hàn sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết mổ lâu lành.
  • Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ, gây viêm vết mổ như: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng...
  • Các đồ ăn gây sắc tố đen khiến vết sẹo sâu hơn

Sản phụ sinh mổ kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu...
  • Các loại đồ ăn cay, nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạt...
  • Các loại đồ ăn, thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia...
  • Các thực phẩm tái, sống như: gỏi, rau sống...
  • Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể
  • Một số sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối

Khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo.

Sau khi sinh mổ khoảng 3 - 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà... Tăng cường các loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày.

1 - 2 ngày sau sinh mổ, sản phụ nên ăn cháo loãng để tránh bị đầy bụng, khó tiêu

Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn/ngày.

Một số món ăn tốt cho sản phụ sau sinh mổ như:

  • Đường đỏ: đường đỏ có tính ôn, ích khí, hoạt huyết, dễ tiêu hóa, giảm đau, lợi sữa. Sản phụ có thể kết hợp đường đỏ tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn, vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng, rất tốt cho việc hồi phục sức khỏe, điều trị cao huyết áp và bị lạnh sau sinh.
  • Cá chép: cá chép không những có lợi cho phụ nữ có thai mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn cá chép mỗi tuần. Cá chép có chứa nhiều protid giúp thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu dư ra ngoài, rút ngắn thời gian ra sản dịch.
  • Trứng gà: trứng gà là loại thực phẩm phổ biến, có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Trứng gà chứa nhiều protein cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, trứng gà còn chứa nhiều chất giúp vết thương mau lành, tăng tiết sữa cho sản phụ. Chú ý, không ăn quá nhiều trứng gà trong một bữa, có thể dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
  • Hoa quả: hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bổ sung các loại vitamin thiếu hụt trong cơ thể sản phụ. Nên ăn các loại hoa quả có vị ngọt, tính mát như: chuối, quýt, bưởi ngọt, nho, táo, lê...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề