Dịch vụ test COVID có chịu thuế GTGT không

Bài viết dưới đây, chúng tôi tóm tắt một số chính sách thuế GTGT với các hoạt động y tế, khám chữa bệnh… Việc phân chia, áp dụng các mức thuế giá trị gia tăng khác nhau là để hỗ trợ, khuyến khích một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế.

Theo Luật thuế GTGT, trường hợp kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tham khảo bản full size tại: Thuế GTGT đối với hoạt động y tế

Căn cứ pháp lý:

Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi khoản 9, điều 4 “Không chịu thuế” Thông tư 219/2013/TT-BTC và khoản 24 điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

…Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh [theo quy định của Bộ Y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

  1. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

Khoản 8, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi khoản 11, điều 10 “Thuế suất 5%” Thông tư 219/2013/TT-BTC

  1. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da [không bao gồm mỹ phẩm]; vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.”

 Tham khảo video tại:

Biên soạn: Trần Thị Thanh Thảo – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Đăng kí để nhận bản tin từ Gonnapass

Tags Chính sách thuế GTGT với các hoạt động y tếchính sách thuế với khám bệnhkhám chữa bệnh…thuế gtgt

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Nội dung vướng mắc tương tự về chi phí phòng, chống dịch COVID-19 của người lao động, Tổng cục Thuế đã có hướng dẫn tại Công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021, cụ thể:

"Đối với các khoản chi phí cách ly y tế do dịch COVID-19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác tại nước ngoài [chi phí tiền ăn, tiền ở; chi phí xét nghiệm COVID-19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế; chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế; ...] để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khoản chi phí xét nghiệm COVID-19 hoặc mua kit xét nghiệm COVID-19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Bộ Tài chính [Tổng cục Thuế] xin lưu ý rằng các khoản chi phí nêu trên phản ánh thực tế phát sinh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật".

Đề nghị bà Lý Thị Kim Anh căn cứ vào tình hình thực tế và nghiên cứu nội dung Công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021 của Tổng cục Thuế như nêu trên để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Khoản 1, Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế có quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật”.

Tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư về thuế có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh [theo quy định của Bộ Y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Danh mục thống nhất tên các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh tương đương giữa Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 31/12/2014 của Bộ Y tế quy định phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc: Đợt 1 2 ban hành kèm theo Quyết định số 984/QĐ-BYT ngày 23/3/2016; đợt 3 ban hành kèm theo Quyết định số 1016/QĐ-BYT ngày 25/3/2016; đợt 4 ban hành kèm theo Quyết định số 1724/QĐ-BYT ngày 9/5/2016; đợt 5 ban hành kèm theo Quyết định số 3025/QĐ-BYT ngày 24/6/2016; đợt 6 ban hành kèm theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT ngày 25/5/2017.

Căn cứ quy định nêu trên, dịch vụ y tế bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty TNHH MinSu Pathology có nêu Công ty thực hiện dịch vụ xét nghiệm giải phẫu nếu dịch vụ này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định là dịch vụ y tế thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan có thẩm quyền có liên quan [Sở Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh] để được xác định và cơ quan Thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn


thue-suat-thue-gia-tri-gia-tang-doi-voi-dich-vu-xuat-khau

Trả lời công văn số 59/CV-CT ngày 18/05/2020 của Công ty TNHH tổ hợp y tế Phương Đông vướng mắc về thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ khám chữa bệnh [sau đây gọi tắt là Công ty], Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

Tại Điều 11 quy định về mức thuế suất 10%:

“Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

…”

Căn cứ Tiết a Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế sửa đổi, bổ sung Khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh [theo quy định của Bộ Y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

Căn cứ quy định trên,

Việc xác định đối tượng chịu thuế GTGT đối với các dịch vụ trong lĩnh vực y tế không phụ thuộc vào việc dịch vụ đó có hay không thuộc danh mục các dịch vụ được bảo hiểm y tế chi trả.

Trường hợp trong gói chữa bệnh [theo quy định của Bộ y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đề nghị Công ty nghiên cứu các dịch vụ quy định tại Khoản 9 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC [đã được sửa đổi tại Tiết a Khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC] và căn cứ thực tế các dịch vụ Công ty cung cấp để xác định đối tượng chịu thuế GTGT theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với Phòng thanh tra – kiểm tra số 1 để được hướng dẫn cụ thể.

Cục Thuế TP. Hà Nội thông báo để Công ty TNHH tổ hợp y tế Phương Đông được biết và thực hiện./.

Các bài viết có liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email:
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề