Điểm khác nhau cơ bản về lực lượng giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ là gì

Câu hỏi

Nhận biết

Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam [1954-1975] là về


A.

B.

C.

D.

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Để biết câu trả lời, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của GiaiNgo.

So sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Đây là câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Để hiểu rõ hơn về hai loại chiến tranh này, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây của GiaiNgo.

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh kiểu mới của Mỹ được diễn ra tại miền Nam, Việt Nam. Bọn thực dân dùng quân đội tay sai và xây dựng hệ thống cố vấn Mỹ để chỉ huy. Tất cả các trang thiết bị, vũ khí, máy móc hiện đại đều do Mỹ cung cấp.

Mục đích chiến tranh đặc biệt là nhằm để chống lại lực lượng cách mạng cũng như nhân dân Việt Nam. Chúng thâm hiểm đến mức là dùng người Việt để đánh người Việt.

Chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến tranh này được diễn ra trong giai đoạn từ năm 1965 – 1967.

Nội dung của chiến lược này là tận dụng ưu thế hỏa lực, công nghệ và quân số của lực lượng viễn chinh Mỹ. Mục đích là dùng để đè bẹp Quân Giải phóng miền Nam.

Bên cạnh đó, bọn chúng còn điều động lực lượng không quân đánh phá miền Bắc. Đồng thời thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam thông qua chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây được xem là giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến.

Sau khi bạn hiểu rõ được khái niệm của từng loại chiến tranh. Mời bạn đọc đến với phần tiếp theo là so sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9. Đó là câu hỏi so sánh sự giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Hi vọng qua bài viết này các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về hai cuộc chiến tranh này. Hẹn gặp độc giả trong những bài viết tiếp theo của GiaiNgo.

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

I. Các điểm giống nhau

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều bị thất bại.

>> Xem thêm:

II. Những điểm khác nhau

1. Về âm mưu

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “dùng người Việt đánh người Việt”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

2. Về thủ đoạn và hành động

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

3. Về lực lượng tham gia

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mỹ và quân đồng minh.

4. Về địa bàn

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Miền Nam

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

5. Về tính chất ác liệt

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mỹ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Nguồn: Tổng hợp

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 142 SGK Lịch sử 9

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 142, kết hợp những kiến thức đã học để trả lời.

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 

- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 

* Hướng dẫn giải

Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ'' và chiến tranh đặc biệt là sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 63

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh kiểu mới của Mỹ được diễn ra tại miền Nam, Việt Nam. Trong khi đó chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Cả hai cuộc chiến này đều là những cuộc chiến tranh oanh liệt và đều thất bại dưới tay của dân tộc Việt Nam ta. Vậy chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ là gì? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây!

1. Khái niệm của chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt

- Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Chiến lược chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Chiến tranh đặc biệt là một chiến lược chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đây là hình thức xâm lược được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Chiến lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành dưới sự lãnh đạo của hệ thống cố vấn Mỹ. Tất cả những trang bị , vũ khí và phương tiện chiến tranh đều do Mỹ đồng tình.

>>> Xem thêm: Trong chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam Mỹ có thủ đoạn mới là?

2. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều bị thất bại.

3. Điểm khác nhau giữa Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh kiểu mới của Mỹ được diễn ra tại miền Nam, Việt Nam. Trong khi đó chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Cả hai cuộc chiến này đều là những cuộc chiến tranh oanh liệt và đều thất bại dưới tay của dân tộc Việt Nam ta.

+ Lực lượng

Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

+ Phạm vi thực hiện

Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

+ Âm mưu:

Chiến tranh đặc biệt: âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là“dùng người Việt đanh người Việt”

Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

+ Thủ đoạn:

Chiến tranh đặc biệt: Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn; Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”, Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam [MACV]; Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Chiến tranh cục bộ:Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam; Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô [1965 – 1966 và 1966 – 1967] bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”; Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

4. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

* Chiến thắng Vạn Tường [8 - 1965]:

- Sáng 18 - 8 - 1965, địch huy động lực lượng lớn chiến đánh vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc càn quét của địch.

=> Mở đầu cho cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.

* Đánh tan 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967:

* Thắng lợi đấu tranh chính trị:

- Ở nông thôn, đấu tranh phá từng mảng lớn ấp chiến lược, thành thị nổi lên cuộc đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do dân chủ.

- Vùng giải phóng mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

5. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công [chính trị, quân sự, binh vận].

* Thắng lợi của ta:

- Quân sự:

+ Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...

+ Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.

+ Ngày 2 - 1 - 1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc [Mĩ Tho].

- Chính trị:

+ Từ 8 - 5 - 1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.

+ Ngày 1 - 11 - 1963, chính quyền Diệm - Nhu bị lật đổ.

+ Giai đoạn 1964 - 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam.

=> Quân ta làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Điểm khác nhau giữa Chiến tranh cục bộ và Chiến tranh đặc biệt. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về Lịch sử Việt nam khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề