Điểm vào đại học sư phạm năm 2022

[Ảnh minh họa: Phạm Mai/Veitnam+]

Đại học Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố đề thi tham khảo Kỳ thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học năm 2022 do trường tổ chức.

Như vậy, cùng với Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội là trường thứ ba ở khu vực phía Bắc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng các môn văn hoá.

Cụ thể, trường sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Đề thi của tất cả các môn được ra dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Trong đó, môn Toán và Ngữ văn, thí sinh làm bài thi trong vòng 90 phút [không kể thời gian phát đề], đối với 6 môn còn lại, thời gian làm bài được quy định là 60 phút [không kể thời gian phát đề.]

Thí sinh tham khảo đề thi tại đây.

Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ trước ngày 15/5 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào.]

[Tuyển sinh đại học năm 2022: Rộng cửa chờ đón thí sinh]

Điều kiện đăng ký dự thi là thí sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông có hạnh kiểm tất cả các học kỳ đạt từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1, 2 lớp 10 -11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6,5 điểm trở lên.

Trường xét tuyển theo từng ngành dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực hai môn. Đối với các ngành có thi năng khiếu xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với các môn thi đánh giá năng lực.

Ngoài phương thức thi tuyển riêng, năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội còn có bốn phương thức xét tuyển khác là xét tuyển thẳng, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2022, xét học bạ bậc trung học phổ thông kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ học nhóm

Theo thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, năm nay trường sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt để phục vụ tuyển sinh. Kỳ thi dự kiến được tổ chức 2 đợt vào tháng 4 và 6 nhưng diễn ra ở nhiều địa phương nhằm tạo điều kiện cho thí sinh tham dự kỳ thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt này gồm 6 bài thi cụ thể: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển.

Cũng theo thạc sĩ Trung, thí sinh thực hiện bài thi này trên máy tính tại các điểm thi do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý, hóa học, sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.

Bài thi đánh giá năng lực ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.

Ở bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam. Ngữ liệu trong đề thi được lấy đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau.

“Các nội dung kiến thức được đề cập trong các bài thi sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, trong đó phần kiến thức trong chương trình lớp 12 chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 80%. Còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 10, 11”, thạc sĩ Trung chia sẻ.

Xét tuyển bằng bài thi năng lực chuyên biệt ra sao?

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến giữ ổn định các phương thức tuyển sinh như năm 2021. Bên cạnh hình thức xét dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, trường còn xét dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Trong đó, kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT và bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy điểm về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm. Thí sinh xét tuyển vào ngành học nào thì sẽ đăng ký dự thi bài thi đánh giá năng lực tương ứng với ngành học đó. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm toán thì sẽ dự thi bài thi đánh giá năng lực toán và điểm bài thi này sẽ được nhân đôi khi xét tuyển.

Các bài thi đánh giá năng lực toán, vật lý, hóa học và sinh học được máy tính chấm tự động. Thí sinh sẽ được biết điểm thi ngay sau khi kết thúc dự thi. Đối với bài thi môn ngữ văn, phần trắc nghiệm 4 lựa chọn sẽ được máy tính chấm tự động. Phần thi bài văn nghị luận xã hội sẽ được 2 giám khảo chấm điểm sau đó. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.

Đối với bài thi môn tiếng Anh, phần thi nghe và đọc sẽ do máy tính chấm điểm tự động. Các phần thi nói và viết sẽ được 2 giám khảo chấm điểm sau đó. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.

Năm 2021, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM bắt đầu có kế hoạch tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt phục vụ tuyển sinh. Tuy nhiên, kỳ thi này chưa được tổ chức do dịch Covid-19. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trường dự kiến công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi và đề thi minh họa.

Tin liên quan

Ngày 18/2, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh chính thức thông báo phương án tuyển sinh đại học năm 2022 với học sinh trong nước và quốc tế. Cụ thể, trường tuyển 4.900 thí sinh theo 6 phương thức tuyển sinh.

Phương thức 1, xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2, xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022. Trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi năm trước để xét tuyển.

Phương thức 3, ưu tiên xét tuyển thí sinh thỏa 1 trong 3 điều kiện gồm: Có điểm bài thi tú tài quốc tế [IB] từ 26 điểm trở lên; Có chứng chỉ quốc tế A-level của Trung tâm khảo thí Trường Đại học Cambridge [Anh] theo điểm 3 môn thi và mức điểm mỗi môn đạt từ C trở lên; Có kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1.100/1.600.

Phương thức 4, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi trung học phổ thông. Điều kiện đăng ký xét tuyển là tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022; có hạnh kiểm tốt và học lực giỏi năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12; đạt điểm trung bình các môn học trong tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 7,0.

Phương thức 5, ưu tiên xét tuyển học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thí sinh đăng ký phải thỏa mãn cùng lúc 2 điều kiện gồm: điều kiện của phương thức 6 và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn 2 năm đạt IELTS 6.0 hoặc các chứng chỉ khác tương đương [với các ngành ngôn ngữ] và IELTS 5.5 hoặc các chứng chỉ khác tương đương [với các ngành còn lại].

Phương thức 6, xét tuyển kết quả học tập trung học phổ thông. Điều kiện đăng ký là tổng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển không gồm điểm ưu tiên từ 18 trở lên với các ngành công nghệ sinh học [đại trà và chất lượng cao], công tác xã hội, xã hội học, Đông Nam Á học; các ngành còn lại từ 20 điểm trở lên.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [Ảnh: Thùy Linh]

Cũng trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2022, Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng 5 phương thức xét tuyển, cụ thể:

Phương thức 1, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học năm 2022 để xét tuyển.

Phương thức 2, xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường trung học phổ thông chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Phương thức 3, xét học bạ trung học phổ thông.

Phương thức 4, đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và giáo dục mầm non - sư phạm tiếng Anh. Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thi trước ngày 15/5 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học trung học phổ thông.

Với mỗi phương thức tuyển sinh, các trường đều dành tỷ lệ phần trăm nhất định để thí sinh cân nhắc, lựa chọn đăng ký xét tuyển.

Ngọc Ánh

Kể từ tháng 3, nhiều trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ. Thí sinh mong muốn xét tuyển theo phương thức này có thể nộp hồ sơ ngay từ bây giờ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Điện lực, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM,… đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ.

Cách thức xét tuyển, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển học bạ của các trường cụ thể như sau:

STT

Tên trường

Cách thức xét tuyển

Thời gian nhận hồ sơ

1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thí sinh cần có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 [đối với đợt xét tuyển 1] hoặc lớp 12 [đối với các đợt xét tuyển sau] theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên [nếu có] đạt từ 20 điểm trở lên.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 2 nguyện vọng. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu.

Đợt 1: từ 1/3 - 29/4

Thông báo kết quả xét tuyển vào 4/5.

Đợt 2: từ 5/5 - 15/6

Thông báo kết quả xét tuyển vào 20/6

2

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên.

Đối với các ngành khác [ngoài sư phạm]: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên.

Trường xét tổng điểm trung bình các năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành.

Từ 1/6 - 5/7

Công bố kết quả trước ngày 25/7

3

Trường ĐH Điện lực

Thí sinh cần có điểm xét tuyển trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm. Điểm xét tuyển là điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển [theo ngành] của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

Đợt 1: từ 15/2 - 20/6

Đợt bổ sung: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1

4

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT [học bạ] với tổng chỉ tiêu dự kiến khoảng 15%.

5

Trường ĐH Thương mại

Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia

6

Trường ĐH Thủy lợi

Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển.

7

Trường ĐH Luật Hà Nội

Xét tuyển 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT. Ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao [dự kiến sẽ cộng thêm 1 – 1,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển].

8

Học viện Chính sách và Phát triển

Xét tuyển thí sinh học tại các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

Ngoài ra, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7 điểm trở lên.

9

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

Thí sinh cần có tổng điểm của tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Trường xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

Đợt 1: từ 15/3 -20/7

Đợt bổ sung [nếu có]: sau khi kết thúc đợt 1

10

Trường ĐH Ngoại thương

Trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng: [1] thí sinh tham gia thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; [2] thí sinh đạt giải [Nhất, Nhì, Ba] học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; [3] thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

11

Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Thí sinh có thể xét tuyển điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.

Đợt 1: trước 31/3

Đợt 2:1/4 -31/5

Đợt 3: 1/6 - 30/6

Đợt 4: 1/7 - 31/7

Đợt 5: 1/8 - 31/8

Đợt 6: 1/9 - 31/10

12

Trường ĐH Y tế Công cộng

Xét tuyển dựa vào vào kết quả học tập THPT

13

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Thí sinh cần có tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên nếu chọn phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ [học kỳ 1 lớp 12 và học kỳ 1, 2 lớp 11] hoặc tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên [nếu chọn xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn].

Từ 15/2 đến 15/9

14

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Xét tuyển dựa vào điểm trung bình học bạ 5 học kỳ [trừ học kỳ 2 lớp 12] của từng môn theo tổ hợp từ 6 trở lên với học sinh THPT chuyên; 6,5 trở lên với học sinh THPT top 200; 7 trở lên với học sinh các trường THPT còn lại.

Từ 1/3 – 6/6

Công bố kết quả vào ngày 30/6

15

Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

Ngoài ra, trường cũng xét tuyển tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Phương án 1: từ 1/1 – 1/5

Phương án 2: từ 1/5 – 15/6

16

Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM

Trường xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên.

Ngoài ra, trường cũng xét tuyển học bạ 3 học kỳ [gồm học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12] đạt từ 18 điểm trở lên.

Đợt 1: từ 15/2 - 31/3

Đợt bổ sung [nếu có]: sau khi kết thúc đợt 1

17

Trường Kinh tế TP.HCM

Xét tuyển thí sinh có điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 từ 6,5 điểm.

Từ 15/3 - 29/4

18

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

Xét tuyển dựa trên điểm trung bình 5 học kỳ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Điểm trung bình của mỗi môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 6 điểm trở lên.

Đợt 1: từ 14/2 – 13/5

Đợt 2: sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT

19

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Xét tuyển theo điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12. Ngoài ra, ở phương thức này, thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp [bằng tiếng Anh và tiếng Việt] với Hội đồng tuyển sinh.

8 đợt kể từ 1/3

20

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT năm lớp 12 [các môn có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển tương ứng]. Ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu 21. Riêng ngành Dược học, ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu là 24.

Từ 15/4 - 15/7

21

Trường ĐH Tài chính - Marketing

Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT các năm 2022, 2021, 2020 có tổng điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

22

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

23

Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM

Thí sinh cần có điểm trung bình của tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển của 3 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

Ngoài ra, trường cũng xét tuyển tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

6 đợt, đợt 1 từ 1/3

Thúy Nga

Có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển đã được các trường đại học công bố cho mùa tuyển sinh năm 2022. Phương thức ngày càng đa dạng, song cũng vì vậy, thí sinh nếu không biết cách lọc thông tin sẽ dễ rơi vào cảnh rối như tơ vò.

Các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Có khoảng 10 phương thức xét tuyển đã được các trường công bố trong mùa tuyển sinh năm nay.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề