Định nghĩa ngân quỹ là gì

Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn như tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá trị, tiền gửi thanh toán ở ngân hàng Nhà nước hay ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Bạn đang xem: Ngân quỹ là gì

Nhìn chung là ngân quỹ là yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy dịch vụ ngân quỹ là gì? Dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thế nào?

Dịch vụ ngân quỹ là gì?

Dịch vụ ngân quỹ là chỉ hoạt động quản lý các khoản thu và chi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng

Dịch vụ ngân quỹ được cung cấp bởi các ngân hàng thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, cũng như vận chuyển, kiểm đếm hay phân loại và xử lý tiền trong lưu thông...

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân quỹ không cần mất thời gian mà vẫn có thể an tâm với khoản tiền phải thu/chi của mình.

Dịch vụ ngân hàng được các ngân hàng cung cấp phổ biến

Dịch vụ ngân quỹ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông.

Các hoạt động của dịch vụ ngân quỹ Ngân hàng Nhà nước gồm:

Cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền: Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông thông qua hoạt động thu chi tiền mặt và các hoạt động nghiệp vụ khác đối với khách hàngGiám định tiền thật/tiền giả cho các cá nhân, tổ chứcThu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân và niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Đồng thời tuyển chọn, phân loại, giám định tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Dịch vụ ngân quỹ của các ngân hàng thương mại thế nào?

Nghiệp vụ ngân quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, các ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt dưới các hình thức sau:

Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng: Các ngân hàng phải duy trì mức tồn quỹ tiền mặt để thực hiện chi trả trong ngày tùy thuộc quy mô hoạt động và tính thời vụ.Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác nhằm thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng.Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui định của Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi thanh toán để phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng thông qua vai trò trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.Tiền mặt trong quá trình thu phát sinh do các quan hệ thanh toán vãng lai giữa các ngân hàng, xảy ra khi ngân hàng đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền mặt.

Các hoạt động chính trong dịch vụ ngân hàng các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng gồm:

Đổi tiền [Đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đổi ngoại tệ]Giữ hộ tiềnLưu giữ hộ giấy tờ có giáLưu giữ hộ giấy tờ có giá [giấy sở hữu bất động sản, động sản, giấy tờ khác]Lưu giữ hộ các tài sản quý khácCho thuê kétThu hộ, chi hộ theo yêu cầu của khách hàngKiểm đếm tiền mặt

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân.

Xem thêm: Ban Nhạc Abba Gồm Bao Nhiêu Thành Viên, Nhóm Nhạc Abba Gồm Những Ai

Hy vọng qua nội dung trên bạn có thêm những kiến thức hữu ích về dịch vụ ngân quỹ và hiểu hơn về nghiệp vụ ngân quỹ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nghiệp vụ ngân quỹ là gì. Nó đóng vai trò như thế nào trong hoạt động của ngân hàng thương mại hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trong hoạt động của ngân hàng thương mại có rất nhiều nghiệp vụ: nghiệp vụ tín dụng và tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ… và quan trọng nhất là nghiệp vụ ngân quỹ. Nghiệp vụ này có vai trò quan trọng giúp ngân hàng quản lý thu, chi và điều chuyển tiền mặt. 

Dịch vụ ngân quỹ là gì?

Dịch vụ ngân quỹ là một chức năng quan trọng cung cấp những thông tin về giao dịch, đầu tư, chứng từ có giá trị, tiền gửi thanh toán ở ngân hàng cho các giám đốc tài chính hoặc thủ quỹ. Các dịch vụ ngân quỹ sẽ tập trung vào nguồn tiền đầu tư của khách hàng, đồng thời cung cấp các giải pháp đảm bảo tính thanh khoản và sự lưu thông tiền trong ngân quỹ của ngân hàng. 

Dịch vụ ngân quỹ tại ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động ra sao

Dịch vụ ngân quỹ của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

Nghiệp vụ ngân quỹ giúp khách hàng không cần mất thời gian mà vẫn có thể an tâm với khoản tiền phải thu/chi của mình. Nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, các ngân hàng luôn giữ một lượng tiền mặt dưới các hình thức sau:

Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng đều phải duy trì một khoản tiền mặt nhất định để chi trả cho khách hàng khi họ có yêu cầu. 

Dịch vụ Tài khoản Phải thu: Giúp khách hàng cung cấp các sản phẩm và giải pháp để nhận/thu tiền cho các giao dịch kinh doanh/bán hàng/dịch vụ được cung cấp từ các đối tác kinh doanh, khách hàng và tập hợp khách hàng lẻ lớn, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tài khoản Các dịch vụ phải trả: Dịch vụ này sẽ giúp khách hàng chi trả các khoản tài chính cho các đối tác kinh doanh cũng như khách bán lẻ.

Dịch vụ Quản lý Thanh khoản: Dịch vụ này sẽ giúp các công ty muốn quản lý số tài sản và nợ ngắn hạn.
Dịch vụ Báo cáo: nhà cung cấp dịch vụ giúp khách hàng hợp nhất các khoản phải thu và vị thế phải trả của mình thông qua nhiều loại tiền tệ khác nhau. Điều này rất hữu ích trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.

Dịch vụ Tài trợ Thương mại: Cách này sẽ giúp khách hàng giao dịch qua biên giới và đảm bảo việc giao hàng và thu tiền kịp thời. 

Hy vọng qua nội dung trên bạn có thêm những kiến thức hữu ích về dịch vụ ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Ngân quỹ là yếu tố quan trọng trong hoạt động mỗi Ngân hàng. Nếu bạn là một nhân viên Ngân hàng mới, bạn sẽ cần hiểu rõ hơn về mảng nghiệp vụ này. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn toàn diện về nghiệp vụ Ngân quỹ Ngân hàng tại Việt Nam.

Nội dung nghiệp vụ Ngân quỹ

Nghiệp vụ Ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiền mặt.

Mức tồn quỹ tiền mặt ở mỗi tổ chức tín dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt động; tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ của tổ chức tín dụng đó.

Các tổ chức tín dụng luôn phải cân nhắc các yếu tố trên để tự xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu cho mình. Một mặt đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất cứ lúc nào; mặt khác không để tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng.

Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ [hay phòng ngân quỹ] thực hiện và bảo quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và các nhân viên kiểm ngân. Thủ quỹ chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két.

Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mô hình giao dịch Ngân hàng lựa chọn: mô hình giao dịch nhiều cửa hay mô hình giao dịch một cửa.

  • Trong mô hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu [chi] tiền mặt từ [cho] khách hàng.
  • Với mô hình giao dịch một cửa: mỗi đầu ngày, cuối ngày, quỹ chính thực hiện việc giao [nhận] tiền mặt cho các giao dịch viên [Teller] phù hợp với hạn mức quỹ mà các giao dịch viên được nắm giữ.

Như vậy, khi có nghiệp vụ tiền mặt phát sinh; quỹ không phải trực tiếp thu – chi tiền mặt cho khách hàng [trừ các giao dịch vượt hạn mức giao dịch của các giao dịch viên].

Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng trong nghiệp vụ Ngân quỹ

Tài khoản

Tài khoản “Tiền mặt tại đơn vị” – 1011

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các Tổ chức tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ
  • Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ
  • Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD
  • Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
  • Bên Có ghi: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận
  • Số dư Nợ: Số TM thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang trên đường vận chuyển
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến.

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của Tổ chức tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ
  • Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ
  • Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD
  • Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.

Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.

  • Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
  • Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến đơn vị nhận
  • Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ của Tổ chức Tín dụng.

  • Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD phải thu
  • Bên Có ghi: Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
  • Số dư Nợ: Phản ánh số tiền TCTD còn phải thu
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

Tài khoản này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của Tổ chức Tín dụng.

  • Bên Có ghi: Số tiền TCTD phải trả
  • Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào TK khác
  • Số dư Có: Phản ánh số tiền TCTD còn phải trả
  • Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán

  • Giấy nộp tiền [dùng cho khách hàng nộp tiền vào Ngân hàng]
  • Phiếu thu [dùng cho nội bộ Ngân hàng]

  • Séc lĩnh tiền mặt [dùng cho khách hàng lĩnh tiền từ TKTG]
  • Giấy lĩnh tiền mặt [dùng trong trường hợp cho vay]
  • Phiếu chi [dùng cho nội bộ Ngân hàng]

  • Sổ nhật ký quỹ [sổ tờ rời]: Do kiểm soát tiền mặt giữ để ghi chép tất cả các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ tiền mặt phát sinh. Dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Cuối ngày khoá sổ tìm tổng tiền mặt thu vào, tổng tiền mặt chi ra trong ngày và tồn quỹ cuối ngày. Đối chiếu với thủ quỹ.
  • Sổ kế toán chi tiết tiền mặt: Sổ này dùng để ghi tổng số tiền mặt thu, chi trong ngày và tồn quỹ tiền mặt cuối ngày [mỗi ngày một dòng]. Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng.

Căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết tiền mặt là nhật ký quỹ. Cuối ngày cộng sổ nhật ký quỹ để có tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt trong ngày. Căn cứ vào số tổng thu để vào cột phát sinh bên Nợ, số tổng chi vào cột phát sinh bên Có. Sau khi vào số phát sinh bên Nợ và bên Có sẽ rút số dư cuối ngày của tài khoản tiền mặt, số dư Nợ tài khoản tiền mặt cuối ngày phải bằng tồn quỹ tiền mặt cuối ngày trên sổ sách và tồn quỹ thực tế do thủ quỹ quản lý.

Tại bộ phận quỹ nghiệp vụ mở các loại sổ sau

  • Sổ quỹ: Được đóng thành quyển [đánh số trang liên tục, đóng dấu giáp lai]: Do thủ quỹ giữ để ghi chép các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ thu chi tiền mặt. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế để đối chiếu với kế toán và tiền mặt tồn quỹ bảo quản trong kho, két. Nếu thực hiện giao dịch một cửa thì sổ này do nhân viên giao dịch [Teller] trực tiếp giữ.
  • Các loại sổ khác: Sổ theo dõi các loại tiền thu, chi để phục vụ thống kê các loại tiền.

Trên đây là thông tin về Nghiệp vụ Ngân quỹ tại các Ngân hàng có thể bạn cần biết. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Hy vọng bài viết do UB Academy tổng hợp và biên soạn đã giúp bạn hiểu hơn về nghiệp vụ Ngân quỹ của Ngân hàng. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề