Đồng phục Học viện Báo chí và Tuyên truyền

[TG] - Đó là yêu cầu của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trong buổi làm việc với Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra chiều 11/7 tại Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương chụp ảnh cùng Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong chuyến thăm và làm việc tại Học viện vào chiều ngày 11/6. [Ảnh: TA]

Tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương: Phùng Xuân Nhạ, Phan Xuân Thuỷ, Trần Thanh Lâm; lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.

Đón tiếp Đoàn công tác, về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có các đồng chí: PTS.TS.Mai Đức Ngọc, Bí thư Đảng ủy Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS.Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; lãnh đạo các khoa;đông đảo giảng viên của Học viện Báo chí và Truyên truyền.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến thăm và làm việc với Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN

Giới thiệu về quá trình xây dựng và phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 60 năm đã qua, PGS.TS.Phạm Minh Sơn,Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyềncho biết,từ khimới thành lập [16/1/1962]tới nay, với nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, Học viện luôn là một Trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời, với gần 30 năm là một Trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền [thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh] được thành lập ngày 16/1/1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân.

Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên:

- Trường Tuyên giáo Trung ương [Từ năm1962-1969]

- Trường Tuyên huấn Trung ương [Từ năm1970-1983]

- Trường Tuyên huấn Trung ương I [Từ năm1984 -2/1990] trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V

- Trường Đại học Tuyên giáo [Từ năm1990 đến 3/1993]

- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền [Từ năm4/1993 đến 8/2005]

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền [Từ năm2/8/2005 đến nay]

Khi mới thành lập, Học viện chỉ là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đội ngũ cán bộ huấn học, báo chí, xuất bản phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

PGS. TS. Phạm Minh Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sau một thời gian ngắn nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng của mình, Học viện đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy 8 chuyên ngành, gồm: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền.

Tháng 11/1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [nay là Thủ tướng Chính phủ] đã ký Quyết định số 406-HĐBT công nhận Trường Tuyên huấn Trung ương là Trường Đại học với chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường Đảng và đoàn thể; đào tạo cán bộ làm công tác tuyên giáo, tư tưởng - văn hóa của Đảng ở các cấp; đào tạo phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương. Từ đó, trong hệ thống trường Đảng có một trường đại học trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào danh sách các trường xây dựng thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Hiện nay, Học viện đang là cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ tư tưởng - văn hóa, báo chí - truyền thông của Đảng và Nhà nước.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền không ngừng đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động và đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang, tạo sức bật mới để ngày càng phát triển vững mạnh. Từ khi thành lập đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đào tạo 25.804 sinh viên đại học chính quy tập trung, 23.799 sinh viên hệ vừa làm vừa học, 5.911 học viên cao học và 105 nghiên cứu sinh; bồi dưỡng hàng nghìn cán bộ công tác tư tưởng, báo chí, xuất bản, giảng viên lý luận chính trị và các lĩnh vực khác. Đồng thời, Học viện đã và đang đào tạo gần 500 sinh viên, 63 học viên, 3 nghiên cứu sinh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng chục ngàn cán bộ lý luận chính trị, báo chí - truyền thông cho đất nước và các nước bạn anh em ở các trình độ khác nhau. Nhiều học viên, sinh viên của Học viện trưởng thành, giữ vị trí quan trọng ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng, Thứ trưởng…

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, Học viện đã triển khai nghiên cứu 4.089 đề tài các cấp; 1.628 cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm và thông tin khoa học các cấp. Các nhà khoa học của Học viện đã công bố hơn 7.580 bài báo khoa học trên các tạp chí, sách chuyên khảo trong đó có 32 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus; 41 bài báo quốc tế không thuộc danh mục ISI/Scopus; 18 kỷ yếu Hội thảo quốc gia, quốc tế được xuất bản. Trong công tác xuất bản tạp chí, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông đã phát hành được 333 số với hơn 331.750 bản, đăng tải hơn 5.000 bài báo khoa học.

Quang cảnh buổi làm việc.

Từ năm 2008 đến nay, Học viện đã tổ chức được hơn 104 đoàn cán bộ, giảng viên đi công tác, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy, tham dự hội thảo khoa học tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Áo, Thụy Điển, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào… Học viện cũng đón hơn 214 đoàn chuyên gia nước ngoài đến thăm, làm việc, giảng dạy và tham gia hội thảo khoa học. Năm 2016, Học viện chính thức triển khai chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, PR và Truyền thông tại Việt Nam theo phương thức nhượng quyền với Đại học Middlesex [Vương quốc Anh]. Học viện đã xây dựng được nhiều đề án hợp tác quốc tế về nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị, báo chí - truyền thông, ký kết nhiều biên bản ghi nhớ với nhiều đối tác như: Trường Đảng Thành ủy Thiên Tân, Trường Đảng Trùng Khánh, Đại học Liêu Ninh [Trung Quốc]…

Tại buổi làm việc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kiến nghị Ban Tuyên giáo Trung ương tạo điều kiện giúp đỡ Học viện trong việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đối với các lớp bồi dưỡng công tác lãnh đạo quản lý báo chí – xuất bản, tiếp nhận giảng viên, sinh viên đi thực tế, thực tập tại các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn; hợp tác xuất bản sách, ấn phẩm báo chí, công tác lý luận chính trị, thực tiễn báo chí…

KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 60 năm xây dựng và phát triển

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong 60 năm xây dựng và phát triển. Đồng chí đánh giá Học viện đã có nhiều bước chuyển mình để thích ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước, công tác dạy và học có bước phát triển mạnh mẽ, công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, đáp ứng kịp thời về nhu cầu chất lượng cán bộ của Đảng đáp ứng với thực tiễn hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với tư cách là cơ quan chủ quản cần quan tâm lưu ý, tập trung làm tốt hơn một số nhiệm vụ. Trước hết, Học viện với vị trí là một trường Đảng, trường tuyên huấn trong hệ thống của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần tiếp tục nhận thức rõ, sâu sắc hơn nữa tình hình chung và khu vực, các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, tình hình chính trị, tư tưởng nhân dân, để đưa ra những luận cứ, dự báo tốt, giúp cho cơ quan làm chiến lược tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra những quyết sách đúng, chính xác.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao thời gian qua, một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền kịp thời xây dựng thành những chuyên đề lý luận để Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan chức năng ở Trung ương, cấp ủy địa phương có cơ sở về mặt lý luận để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cần làm tốt hơn nữa việc giáo dục, tuyên truyền, học tập, xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, gắn nhiệm vụ này vào phát triển mục tiêu đào tạo”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Bằng sự nỗ lực lao động miệt mài và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, các thế hệ giảng viên qua các thời kỳ của Học viện đã khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đào tạo những lớp thế hệ cán bộ, nhà báo, phóng viên, các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực chủ chốt hiện nay của đất nước, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, trong thời gian tới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần nắm chắc những vấn đề đặt ra trong thực tiễn từ đó nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ học viên, sinh viên trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền để đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Học viện cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch. Ở góc độ nghiên cứu, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Học viện cần trở thành đơn vị đi đầu, góp phần làm sáng tỏ tính khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, những vấn đề về đường lối đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc gắn với trách nhiệm quốc tế.

Trên cơ sở đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng đội ngũ nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên - học viên của Học viện phải gương mẫu và phát huy thế mạnh của mình để trở thành những chiến sĩ trên mặt trận lý luận, tuyên truyền trong không gian mạng.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản đáp ứng yêu cầu mới,có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của hệ thống trường Đảng đối với quốc tế; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, xu hướng báo chí hiện đại, hội thảo chuyên đề mang tính lý luận, khoa học cao, quan tâm phát triển đảng trong nhà trường…

Đối với những kiến nghịcủa Học viện Báo chí Tuyên truyền và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, đề nghị các Vụ liên quan của Ban Tuyên giáo Trung ương tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương./.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu trồng cây tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm phòng truyền thống của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa viết lưu bút tại phòng truyền thống của nhà trường.

: Nhật Minh

Video liên quan

Chủ Đề