Dư nợ ngoại bảng sau trích lập là gì

Cam kết ngoại bảng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Vậy cam kết ngoại bảng là gì? Trong hoạt động tín dụng cam kết ngoại bảng được phân loại như thế nào?

Cam kết ngoại bảng là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản như cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng… hay các hợp đồng phát sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán. 

Do chỉ là "cam kết" mà không thực hiện ngay nên các khoản này chỉ được ghi nhận ở ngoại bảng [off-balance sheet] mà không được ghi nhận ở nội bảng [balance sheet].

Cam kết ngoại bảng là những khoản cam kết nằm ngoài bảng cân đối kế toán

Trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu ngoại bảng được chia thành:

  • Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn: Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là rủi ro tiềm tàng nhất trong hoạt động ngân hàng. Chủ yếu đến từ các cam kết bảo lãnh vay vốn [vay thấu chi], cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác [bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu…]
  • Các cam kết giao dịch hối đoái: Có rủi ro nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cam kết ngoại bảng.

Quy định về cam kết ngoại bảng trong hoạt động tín dụng

Đối với cam kết ngoại bảng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 24/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của ngân hàng phát triển Việt Nam. Cụ thể như sau:

Phương pháp và nguyên tắc phân loại cam kết ngoại bảng

Đối với việc phân loại cam kết ngoại bảng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần thực hiện việc phân loại theo nguyên tắc: 

  • Phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng [CIC] cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng.
  • Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó đang được phân loại.

Thời điểm phân loại cam kết ngoại bảng

Điều 6 Thông tư này quy định rõ về thời điểm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng như sau:

  • Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định tại Thông tư này.

Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.

  • Ngoài thời điểm quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.

Phân loại cam kết ngoại bảng

Cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng sẽ được phân loại như sau:

Phân loại cam kết ngoại bảng:

  • Phân loại vào nhóm 1 nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.
  • Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.
  • Phân loại vào nhóm 3 trở lên đối với cam kết ngoại bảng thuộc một trong các trường hợp thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:

- Ngày quá hạn được tính từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
- Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:

  • Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;
  • Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
  • Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Ngoài ra, nếu phân loại theo phương pháp định tính, cam kết ngoại bảng được phân thành các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

- Nhóm 2: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng thực hiện cam kết.

- Nhóm 3: Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

- Nhóm 4: Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

- Nhóm 5: Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng chỉ yếu là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phái sinh và các cam kết bảo lãnh vay vốn [vay thấu chi], cam kết trong nghiệp vụ L/C và cam kết bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán... Các chuyên gia đánh giá rằng, những hoạt động ngoại bảng này thực tế sẽ mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động ngân hàng có nhiều ảnh hưởng, trong đó đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng tăng. Đáng nói, rủi ro lớn nhất đối với các ngân hàng không chỉ nằm ở số nợ xấu có thể “nhìn thấy” trên bảng cân đối kế toán, mà còn ở chính các khoản nợ tiềm ẩn [nợ tiềm tàng]. Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhiều khoản mục như cam kết bảo lãnh vay vốn, cam kết trong nghiệp vụ L/C [bảo lãnh qua thư tín dụng] và cam kết trong bảo lãnh khác... có thể sẽ mang lại rất nhiều rủi ro. Cụ thể:

Ngân hàng Quân đội [MB]

Thống kê cho thấy, quý 3/2020, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nằm ở ngoại bảng của MB là 366.733 tỷ đồng [tăng hơn 26,8% so với cùng kỳ năm ngoái]. Các khoản mục cam kết khác tăng từ hơn 35.000 tỷ đồng lên gần 65.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản phải thu của MB cũng hàm chứa các yếu tố rủi ro trong tương lai. Cụ thể, tổng số các khoản phải thu tăng từ gần 9.000 tỷ đồng lên 12.513 tỷ đồng, trong đó:

  • Khoản phải thu liên quan đến dịch vụ thanh toán từ 2.364 tỷ đồng lên 3.748 tỉ đồng; 
  • Phải thu tài trợ thương mại 2.924 tỷ đồng tăng lên 4.731 tỷ đồng; 
  • Các khoản phải thu khác từ hơn 952 tỷ đồng tăng lên 1.641 tỷ đồng.

Những khoản này nếu không thu được trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của MBbank.

MBbank hiện có nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nằm ở ngoại bảng là 366.733 tỷ đồng

Ngân hàng VPbank

Theo báo cáo tài chính hết quý 3/2020, nợ xấu nội bảng của VPbank tăng từ mức khoảng 5.178 tỷ đồng lên 5.689 tỷ đồng. Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn với khoản mục cam kết khác của VPBank tăng từ 115.638 tỷ đồng lên 227.275 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng các khoản phải thu cũng tăng từ mức hơn 14.897 tỷ đồng lên 16.255 tỷ đồng.

Theo quy định hiện nay đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng chỉ phải trích lập dự phòng khi rủi ro xảy ra. Như vậy, điều này sẽ càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các ngân hàng.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng ước tính đã xử lý được hơn 1,1 triệu tỷ đồng nợ xấu. Nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng đến tháng 7/2020 vẫn ở mức 4,47% và con số này ước tính sẽ còn tăng cao.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cam kết ngoại bảng

Cam kết ngoại bảng trên CIC là gì?

Cam kết ngoại bảng trên CIC được hiểu là cam kết ngoại bảng được phân loại đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng [CIC] cung cấp tại thời điểm phân loại.

Cam kết ngoại bảng có trích lập dự phòng không?

Theo quy định hiện nay đối với các cam kết ngoại bảng, các ngân hàng thương mại chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro.

Cam kết ngoại bảng của ngân hàng là gì?

Cam kết ngoại bảng của ngân hàng chính là các khoản như cam kết thanh toán, trả nợ, cấp tín dụng… hay các hợp đồng phát sinh tỷ giá của ngân hàng với khách hàng trong tương lai nằm ngoài bảng cân đối kế toán. 

Tại các ngân hàng, hoạt động ngoại bảng khá phổ biến

Cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày nghĩa là gì?

Cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày là một cách phân loại cam kết ngoại bảng trong hoạt động tổ chức tín dụng. Theo đó, nếu khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng quá hạn 30 ngày sẽ được phân loại vào nhóm 4. Đây là nhóm mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Trên đây là các thông tin về cam kết ngoại bảng, bạn có thể nắm rõ để hiểu về các dịch vụ này trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại hiện nay.

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”. Cụ thể:

+ “Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

+ “Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Như vậy phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được hiểu là những biện pháp mà các ngân hàng áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xẩy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

Tư vấn pháp luật về phân loại các loại nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro: 1900.6568

2. Quy định về phân loại nợ:

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được quy định rất chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam, cụ thể:

+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng;

Xem thêm: Nợ xấu nhóm 2 là gì? Hồ sơ, thủ tục vay vốn khi nợ nhóm 2?

+ Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN;

+ Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Các văn bản trên quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, được thể hiện ở các khía cạnh sau: đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phương pháp phân loại nợ và tính tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.

+ Đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về đối tượng phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội [NHCSXH]. 

Phân tích quy định này cho thấy hoạt động của các tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn, còn đối với NHCSXH thực hiện các nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ cho các mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận. Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHCSXH được Ngân sách Nhà nước bảo đảm, do vậy NHCSXH không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Ngoài ra, trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

+ Phương pháp phân loại nợ

Xem thêm: Nợ xấu là gì? Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu? Phân loại nợ xấu?

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể là 5 nhóm:

“a] Nhóm 1 [Nợ đủ tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b] Nhóm 2 [Nợ cần chú ý] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu [đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu];

Xem thêm: Ngân hàng thu nợ xấu là gì? Những mô hình cơ bản của ngân hàng thu nợ xấu

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c] Nhóm 3 [Nợ dưới tiêu chuẩn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d] Nhóm 4 [Nợ nghi ngờ] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Xem thêm: Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp là gì? Tái cơ cấu nợ doanh nghiệp và phá sản

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

đ] Nhóm 5 [Nợ có khả năng mất vốn] bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Xem thêm: Dự phòng nợ xấu là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

– Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này”.

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

3. Quy định về trích lập dự phòng rủi ro:

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN quy định về trích lập dự phòng rủi ro đối với các ngân hàng như sau:

– Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

a] Nhóm 1: 0%

b] Nhóm 2: 5%

c] Nhóm 3: 20%

Xem thêm: Dự phòng phí là gì? Các phương pháp xác định dự phòng phí

d] Nhóm 4: 50%

đ] Nhóm 5: 100%.

Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

-Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max {0, [A – C]} x r

Trong đó:   R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ  của tài sản bảo đảm

Xem thêm: Dự phòng bồi thường là gì? Các phương pháp xác định dự phòng bồi thường

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

– Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

– Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng [nếu có] để xử lý rủi ro tín dụng.

Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

a] Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

b] Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

c] Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Sau năm [05] năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

4. Nợ xấu có thể bị truy cứu hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư có thể tư vấn giúp em được không? Em đang muốn thế chấp sổ đỏ nhà ở vào Ngân hàng nhưng có một điều em chưa hiểu là nếu sau này em không có khả năng chi trả thì trở thành nợ xấu? Nợ xấu có bị truy cứu hình sự không? 

Luật sư tư vấn:

Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp]. Trường hợp này bạn đang muốn thế chấp sổ đỏ vào ngân hàng để thực hiện việc vay tiền thì Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của bên vay tài sản. Theo đó bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Do đó, nếu bạn vay Ngân hàng bằng hình thức thế chấp mà không có đủ khả năng trả khi đến hạn thì có thể liệt vào khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu. 

Điều 2 Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN quy định về nợ quá hạn và nợ xấu như sau: 

4. “Nợ” bao gồm:

a] Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;

b] Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;

c] Các khoản bao thanh toán;

d] Các hình thức tín dụng khác.

5. “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

6. “Nợ xấu” [NPL] là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này, Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Như vậy, theo quy định trên, các khoản nợ sau sẽ được coi là nợ xấu: 

– Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Luật sư tư vấn pháp luật tài chính – ngân hàng trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

– Nợ nghi ngờ bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

– Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

+ Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Như vậy, nếu đến hạn trả tiền mà bạn không có khả năng thanh toán thì nếu khoản nợ của bạn thuộc một trong số các trường hợp trên sẽ được coi là có nợ xấu.

Không phải có nợ xấu là sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi của bạn thỏa mã cấu thành của tội phạm cụ thể thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn có hành vi lừa dối, bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ luật hình sự 2015.

Video liên quan

Chủ Đề