Giải thích tại sao các vùng trồng lúa

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tớ Càn gẤp lắm

Dựa vào SGK và kiến thức đã học em hãy giải thích : vì sao các cùng trồng lúa lại tập trung chủ yếu ở các đồng bằng

Các yo cố gắng giúp cho tớ nhé

Các câu hỏi tương tự

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp – Bài 1 trang 33 sgk địa lí 9. Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

1. Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời.

+ Nhận xét:

– Lúa được trồng trên khắp nước ta.

– Các vùng tròng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng tròng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh,…

Quảng cáo

– Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa với diện tích nhỏ hơn.

+ Giải thích:

– Đất phù sa màu mỡ và có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào thích hợp cho việc canh tác lúa.

– Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật của công nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.

Quốc tếBạn đọcHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhĐẩy mạnh cải cách tư pháp và hoạt động tư phápAn toàn giao thôngĐổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạoTài chính và Chứng khoán


Kích cỡ font chữ


[ĐCSVN] - Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] là vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy vậy, công tác sản xuất lúa của vùng hiện vẫn còn nhiều khó khăn cần sớm được khắc phục.

Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long [Ảnh: K.V]

Sản lượng lúa tăng mạnh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ĐBSCL có tổng diện tích khoảng 3,96 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 3,21 triệu ha. Cụ thể, đất lúa gồm 1,85 triệu ha, đất trồng cây ăn trái chiếm khoảng 0,22 triệu ha, đất trồng cây công nghiệp hằng năm khoảng 0,2 triệu ha, đất dành cho nuôi trồng thủy sản là 0,63 triệu ha và 0,39 triệu ha rừng.

Bạn đang xem: Tại sao các vùng trồng lúa tập trung chủ yếu ở các đồng bằng

Có thể khẳng định, cây lúa ở ĐBSCL là cây chủ lực,góp phần đảm bảoan ninh lương thực quốc gia và cung cấp lúa gạo cho thị trường thế giới; đóng góp hơn 50% sản lượng lúa của Việt Nam và cung cấp khoảng trên 90% lượng gạo xuất khẩu.

Để đạt được kết quả trên, ngành lúa gạo của ĐBSCL đã không ngừng áp dụng cải tiến giống cây trồng, thay đổi từ giống lúa mùa một vụ năng suất thấp [1,5-2,0 tấn/ha] sang các giống lúa cao sản chất lượng cao [6-8 tấn/ha], ngắn ngày [85-100 ngày] nên dễ dàng tăng vụ [2-3 vụ lúa/năm].

Bên cạnh đó, nội dung cải tiến giống lúa gắn liền với công tác cải tạo thủy lợi xả phèn, rửa mặn, cải tạo đất hoang hóa, chủ động trong tưới tiêu, tạo tiền đề cho các giống lúa thích nghi phát triển.

Đồng thời, ĐBSCL cũng không ngừng áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của bà con nông dân,… góp phần, nâng sản lượng lúa của vùng từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên 25 triệu tấn năm 2013.

Nguy cơ diện tích lúa ngày càng thu hẹp

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện, ngành sản xuất lúa của ĐBSCL vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, vùng với dân số hơn 18 triệu người, trong đó có gần 80% dân số ở nông thôn và làm nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lúa. Nhưng đến nay, sản xuất ở vùng này vẫn còn nhiều bất cập, nông dân gặp nhiều rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh, tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết 4 nhà còn yếu kém, khâu tiêu thụ còn nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra trúng mùa, mất giá,… Là vùng sản xuất lúa gạo chính nhưng nông dân trồng lúa vẫn còn nghèo.

Theo dự đoán của các nhà khoa học thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu như: bão, lũ, khô hạn, ngập mặn, đặc biệt là tác động của sự dâng cao mực nước biển. Trong đó, vùng ĐBSCL là vùng bị ảnh hưởng mạnh, diện tích đất trồng trọt sẽ bị giảm thiểu do bị xâm nhập mặn, do vậy, sẽ tác động trực tiếp đến an ninh lương thực quốc gia.

Thêm vào đó, diện tích đất lúa nước ngày càng giảm do nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Theo tính toán, nhu cầu cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, dịch vụ và đô thị từ 2009 đến 2020 cần khoảng 600.000ha, trong đó, phải sử dụng đất lúa khoảng 270.000ha.

Xem thêm: 34 Mẫu Biển Spa Hái Ra Tiền Nhờ Thiết Kế Bảng Hiệu Spa Làm Đẹp Mới Nhất

Mặt bằng về trình độ sản xuất, kỹ năng và kỹ thuật chưa cao, chưa đồng đều, dẫn đến chênh lệch năng suất giữa các hộ sản xuất lúa trong cùng một tỉnh hoặc giữa các tỉnh còn khá cao. Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức, dẫn đến sản xuất không đạt giá trị cao. Hệ thống kho chứa bảo quản, chế biến lúa gạo còn nhiều bất cập; tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao. Hệ thống chế biến xay xát chưa đồng bộ và công nghệ đa số còn ở mức thấp; hệ thống bảo quản tồn trữ còn chưa đảm bảo yêu cầu.

ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo cho an ninh lương thực và xuất khẩu nhưng đầu tư còn chưa tương xứng và hiệu quả còn nhiều hạn chế vì thiếu đồng bộ, thiếu liên kết vùng và vai trò tham gia “4 nhà” còn hạn chế.

Đồng thời, việc đầu tư nghiên cứu vẫn còn thấp so với nhu cầu và đóng góp của khoa học công nghệ đối với ngành sản xuất lúa gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đầu tư cho nghiên cứu khoa học; các đề tài nghiên cứu thường ngắn hạn nên chỉ giải quyết các vấn đề trước mắt, chưa mang tính chiến lược lâu dài. Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa, bộ giống lúa phục vụ xuất khẩu vẫn chủ yếu hướng tới các thị trường dễ tính với giá trị thấp, trong khi đó thị trường gạo chất lượng cao với giá bán cao hơn 50-70% vẫn là thị trường của gạo Thái Lan, Mỹ, Pakistan, Ấn Độ,…

Bên cạnh đó còn thiếu các đề tài nghiên cứu về sau thu hoạch và chế biến, các giải pháp tưới tiêu, bảo vệ thực vật, canh tác lúa tổng hợp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm khí phát thải nhà kính và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nghiên cứu về tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ gạo nội địa và xuất khẩu vẫn còn hạn chế.

Mặt khác, vùng còn độc canh cây lúa, chưa chú trọng luân canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giảm áp lực sâu bệnh và nâng cao thu nhập; công tác bảo vệ thực vật còn nhiều yếu kém. Khâu sau thu hoạch, chế biến phục vụ xuất khẩu còn tồn tại nhiều vấn đề như: thiếu hệ thống sấy, kho bảo quản lúa, gạo chưa đầy đủ; trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau nên không đảm bảo chất lượng, chưa tạo được thương hiệu.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa tham gia liên kết, hợp tác với nông dân xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu và thu mua sản phẩm theo hợp đồng. Điều này dẫn đến nghịch lý là nông dân trồng lúa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng chất lượng gạo xuất khẩu lại thấp do doanh nghiệp thu gom từ nhiều nguồn khác nhau.

Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến lúa gạo

Nhằm nâng cao hiệu quả ngành lúa gạo vùng ĐBSCL, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vùng cần quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hóa, tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao. Doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo cần đóng vai trò trung tâm liên kết với nông dân và các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư đầu vào trên cánh đồng lớn, vùng nguyên liệu lúa hàng hóa tập trung.

Bên cạnh đó, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản và chế biến lúa gạo. Trong đó tập trung nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lúa. Tăng tỷ lệ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa ở các vùng trọng điểm. Phát triển các công trình giao thông, cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ lúa gạo.

Mặt khác, cần triển khai hiệu quả chính sách, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản lương thực. Tập trung nguồn lực, kinh phí đầu tư trọng điểm nhằm nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và chống chịu tốt, phù hợp tới từng vùng sinh thái. Mở rộng áp dụng cơ giới hóa trong khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến lúa. Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật, công nghệ canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu giảm nhẹ ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến các vùng trồng lúa chính [xâm nhập mặn, ngập úng và khô hạn].

Thêm vào đó, vùng cần thực hiện các chính sách bảo vệ và quản lý đất lúa; rà soát, sửa đổi bổ sung các chính sách về thuế đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lúa gạo, nhập khẩu phân bón phù hợp với diễn biến thị trường thế giới để đảm bảo bình ổn giá trong nước và có tích lũy phòng rủi ro. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo huấn luyện nông dân để nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất lương thực; tăng cường đào tạo nghề để giúp các hộ dân mất đất chuyển đổi nghề, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở vùng lúa. Hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác sản xuất lương thực trên cơ sở liên kết sản xuất với tiêu thụ; hình thành Hiệp hội Nông dân sản xuất lương thực.

Ngoài ra, cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào lưu thông phân phối lương thực, tạo ra mối liên kết giữa hộ nông dân sản xuất lúa với hộ tiểu thương và người tiêu dùng, thúc đẩy mọi hoạt động của ngành hàng lúa gạo ở Việt Nam./.

Video liên quan

Chủ Đề