Giáo dục khởi nghiệp là gì

Giáo dục khởi nghiệp ngay từ phổ thông

16:15 | 15/01/2018

Hy vọng những chủ trương giáo dục khởi nghiệp ở bậc phổ thông sẽ sớm được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào triển khai ngay trong chương trình học bắt đầu từ năm 2018.

Những thành tố tạo nên hệ sinh thái khởi nghiệp gồm 12 chỉ số do Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu đưa ra thì có tới 2 chỉ số liên quan đến giáo dục và đào tạo là giáo dục khởi nghiệp ở bậc học phổ thông và sau bậc học phổ thông cũng đủ thấy giáo dục và đào tạo quan trọng tới mức nào, có ảnh hưởng tương tác với các thành tố khác tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp.

Một buổi học khởi nghiệp về quản lý tài chính, kinh doanh tại JA Vietnam

Cần nhấn mạnh là chỉ số liên quan đến giáo dục kinh doanh ở bậc phổ thông có điểm thấp nhất [2,47 điểm] càng chứng minh giáo dục kinh doanh ở bậc học phổ thông chưa được quan tâm đúng mức, chưa thật sự hiệu quả.

Báo cáo về Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam năm 2015/2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] theo phương pháp nghiên cứu GEM [Global Entrepreneurship Monitor] cũng khuyến nghị cần phải đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng đào tạo kỹ năng sáng tạo, độc lập, làm việc theo nhóm; đồng thời đưa dần vào chương trình giáo dục phổ thông một số kiến thức về kinh doanh giúp học sinh phổ thông có thể sớm định hướng nghề nghiệp - khởi nghiệp trong tương lai.

Thời gian qua, tuy giáo dục hướng nghiệp có được quy định trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó có khá nhiều ngành nghề phù hợp với kinh tế - xã hội của địa phương như chăn nuôi heo, gia cầm, làm vườn, sửa chữa xe gắn máy...

Hay định hướng khởi nghiệp cho học sinh ở bậc học phổ thông để “tạo lập doanh nghiệp”, đã được giảng dạy chính khóa ở môn công nghệ khối lớp 10 với 11/54 tiết như: Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh; Xác định kế hoạch kinh doanh; Thành lập doanh nghiệp; Quản lý doanh nghiệp… nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kinh doanh và doanh nghiệp.

Song theo một nghiên cứu vừa được công bố tại Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ 2017 cho biết: Việt Nam đang đứng đầu thế giới về tinh thần khởi nghiệp, đồng thời đứng thứ 2 về thái độ tích cực với khởi nghiệp. Thật đáng tiếc, có đến hơn 80% công ty khởi nghiệp không có cơ hội mừng sinh nhật lần 2. Một trong những nguyên nhân được nhiều chuyên gia phân tích tại Hội thảo “Phát triển mô hình đào tạo khởi nghiệp từ giáo dục phổ thông”vừa diễn ra mới đây, là do đa số các startup non trẻ thiếu cả về kiến thức lẫn các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp - những kỹ năng mà theo nhiều chuyên gia nhận định cần trang bị cho học sinh ngay từ cấp trung học phổ thông.

Chia sẻ với hội thảo về giáo dục khởi nghiệp mang tính chuyên nghiệp tại Israel, nhằm phát triển tính cách và tư duy khởi nghiệp cho các em học sinh từ bậc tiểu học, ông Doron Lebovich, Phó đại sứ Israe cho rằng, thanh thiếu niên là nguồn lực quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia, vậy nên đầu tư vào giáo dục thanh thiếu niên chính là cách phát triển đất nước hiệu quả nhất. 80% các trường của Israel là công lập, được Chính phủ hỗ trợ hoàn toàn về vốn.

Các bộ môn chính được giảng dạy cho học sinh chiếm khoảng 75% thời gian; ngoài ra, các trường tự xây dựng các khóa học thực tiễn nhằm không chỉ học lý thuyết, thực hành trong phòng thí nghiệm, mà còn được nhà trường gửi đến các công ty lớn để có trải nghiệm. Học sinh từ 15-18 tuổi được trải nghiệm trại hè sáng tạo bằng tiếng Anh, ông Doron Lebovich cho biết thêm.

Từ thực tế này, ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” được coi là cú hích mạnh cho tinh thần khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý để các bạn học sinh hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Nếu áp dụng kinh nghiệm của Israel thì cần phải dạy từ sớm, đợi đến lứa tuổi sinh viên mới dạy khởi nghiệp, theo TS. Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc Công ty BK – Holdings, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là “hơi” muộn. Mà cần phải dạy khởi nghiệp ngay từ cấp phổ thông để các em có sự chuẩn bị, tích lũy kiến thức và những kỹ năng mềm ngay từ môi trường phổ thông.

Vì giáo dục khởi nghiệp mang tính nền móng để tạo ra các ý tưởng đột phá và cả những mô hình kinh doanh thành công trong tương lai nên trước mắt Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng bộ tài liệu khởi nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Song song với đó là hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên dạy hướng nghiệp trong các trường phổ thông cũng như tại các trung tâm hướng nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước tiếp theo là tập huấn cho đội ngũ giáo viên này và đội ngũ quản lý các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học của các trường, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Đã đến lúc cần đưa nội dung khởi nghiệp vào giảng dạy ngay từ bậc phổ thông. kiến thức kinh doanh, tư duy tài chính, khả năng thích ứng và ứng dụng công nghệ thông tin, các kỹ năng mềm… cần được trang bị từ gốc và hình thành ngay từ khi còn ở cấp phổ thông.

Bởi Kiến thức có thể chuyển hóa thành kỹ năng khi học sinh có cơ hội thực hành liên tục và lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Gốc có chắc thì cây mới cho ra đời hoa thơm trái ngọt, bà Đoàn Bích Ngọc - Phó giám đốc điều hành Tổ chức Junior Achievement Vietnam [JA Vietnam] lý giải.

Muốn thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các nhà khoa học khởi động ngay từ lúc này việc xây dựng kiến thức, nội dung giảng dạy cho phù hợp, liên tục bổ sung kiến thức khởi nghiệp sâu hơn, nhiều hơn vào chương trình đào tạo. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích doanh nhân từng khởi nghiệp thành công đồng hành cùng nhà trường tham gia giảng dạy khởi nghiệp, đó chính là bài học thực tiễn sống động tạo đam mê sáng tạo, tăng niềm tin khởi nghiệp sẽ thành công, đại diện nhiều trường đại học cùng đề xuất.

Hy vọng những chủ trương giáo dục khởi nghiệp ở bậc phổ thông sẽ sớm được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào triển khai ngay trong chương trình học bắt đầu từ năm 2018.

Hà Trang

Nguồn:

Tags: Giáo dục khởi nghiệp

Có liên quan

  • ACCA, PwC và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ký thỏa thuận hợp tác

  • Bảo đảm thống nhất việc mở cửa lại trường học trên nguyên tắc “thích ứng an toàn, hiệu quả”

  • Hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 ở TP.HCM trở lại trường

Bài trước đó

Ngày 24/2, Hà Nội ghi nhận thêm 8.864 ca nhiễm COVID-19

Bài sau đó

Ngày 25/2, cả nước ghi nhận thêm 69.128 ca nhiễm COVID-19

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.19 MB, 58 trang ]

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Tổng luận

Số 7/2018

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP
HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI


MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu

1

Tóm lược nội dung

2

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, CÁC MÔ HÌNH VÀ
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP

3

1.1. Khái niệm về giáo dục và đào tạo khởi nghiệp

3


1.2. Lịch sử và các mô hình của giáo dục và đào tạo khởi nghiệp

7

1.2. Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo khởi nghiệp

9

II. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC
HIỆN NAY

11

2.1. Mỹ

11

2.2. EU

15

2.3. Trung Quốc

23

2.4. Hàn Quốc

28

2.5. Israel



31

2.9. Một số nước ASEAN

33

III. HIỆN TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP CHO VIỆT NAM

39

3.1. Hiện trạng hoạt động giáo dục và đào tạo khởi nghiệp ở Việt Nam

39

3.2. Một số khuyến nghị chính sách

45

Tài liệu tham khảo chính

55


Lời giới thiệu
Hoạt động khởi nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển bền vững ở nhiều quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đóng góp của
các doanh nghiệp khởi nghiệp vào việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt thông qua
việc tạo việc làm và tăng tính đa dạng của nền kinh tế. Ngoài sự nổi tiếng gắn liền với


các công ty công nghệ, khởi nghiệp luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh
tế toàn cầu. Thúc đẩy khởi nghiệp đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Thái Lan coi các startup là trụ cột quan trọng, họ
là những chiến binh kinh tế mới [New economic warriors] tạo ra các lợi ích kinh tế xã hội, định hình nền kinh tế đổi mới sáng tạo [Innovation-based economy] cho Thái
Lan và giúp nước này thoát khởi bẫy thu nhập trung bình.
“Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc” đã coi việc thúc đẩy khởi
nghiệp làm mục tiêu để tăng trưởng kinh tế. Liên Hợp quốc nhấn mạnh những cách
thức mà giáo dục và đào tạo khởi nghiệp [GD&ĐTKN] có thể được tích hợp vào
trong hệ thống giáo dục và có cái nhìn mở rộng về giáo dục, coi GD&ĐTKN như là
"thực tiễn sáng tạo, tìm tòi và hành động dựa trên những cơ hội để tạo ra giá trị". Bằng
cách này, họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm cho giới trẻ thấm nhuần tư
duy khởi nghiệp và kỹ năng sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hầu hết các cách
tiếp cận về khởi nghiệp cho cho thấy năng lực của nhà khởi nghiệp không phải bẩm
sinh mà được hình thành thông qua quá trình đào tạo và học tập.
Để đạt được các mục tiêu về khởi nghiệp, không thể thiếu vai trò của
GD&ĐTKN ngay từ trong nhà trường, đặc biệt là trong trường đại học, bởi đây là nơi
cung cấp nguồn nhân lực chính có chất lượng cao cho khởi nghiệp của mọi quốc gia.
GD&ĐTKN sẽ giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị
các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập
tại các nhà trường. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tại nhiều nước như Mỹ và EU
thực sự có một mối quan hệ tích cực giữa GD&ĐTKN và hành vi khởi nghiệp và sự
gia tăng các công ty khởi nghiệp.
Nhằm giới thiệu khái quát về hoạt động GD&ĐTKN cho học sinh, sinh viên
trong trường trung học và đại học ở một số nước và khu vực trên thế giới, cũng như
hiện trạng và khuyến nghị chính sách về hoạt động này ở Việt Nam, Trung tâm Thông
tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ [Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia] biên soạn Tổng luận “Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp hiện nay trên thế
giới”.
Xin trân trọng giới thiệu.


Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ

1


Tóm lược nội dung
Kể từ khi khóa học khởi nghiệp đầu tiên được tổ chức bởi Giáo sư Myles Mace tại
Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1947, các chương trình GD&ĐTKN trong trường
đại học của Mỹ đã phát triển nhanh chóng và lan rộng trên quy mô toàn cầu. Điều này góp
phần quan trọng vào việc đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khởi nghiệp của mọi
quốc gia.
GD&ĐTKN hiện nay đã được các học giả công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu
riêng, đang phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của cả các nhà hoạch định chính sách
và sinh viên. Tuy nhiên, hiên chưa có một định nghĩa thống nhất nào về GD&ĐTKN. Theo
định nghĩa của Alexandria Valerio, Brent Parton, and Alicia Robb trong báo cáo Các
chương trình GD&ĐTKN trên thế giới [Entrepreneurship Education and Training
Programs around the World] năm 2014 của Ngân hàng Thế giới, GD&ĐTKN là giáo dục
và đào tạo học thuật hoặc chính quy nhằm chia sẻ mục tiêu lớn là cung cấp cho các
cá nhân tư duy và các kỹ năng khởi nghiệp để hỗ trợ sự tham gia và thực hiện các
hoạt động khởi nghiệp. Theo một nghiên cứu của OECD “Khởi nghiệp và Giáo dục
đại học” [OECD, 2008], GD&ĐTKN được định nghĩa là tất cả các hoạt động nhằm
thúc đẩy tư duy, thái độ và kỹ năng khởi nghiệp và bao gồm nhiều khía cạnh như tạo ý
tưởng, khởi nghiệp, tăng trưởng và đổi mới. GD&ĐTKN liên quan đến việc phát triển
những phẩm chất cá nhân nhất định, và không nhất thiết phải trực tiếp tập trung vào
việc tạo ra các doanh nghiệp mới. Trung tâm lãnh đạo khởi nghiệp Kauffman [The
Kauffman Center for Entrepreneurship Leadership] của Mỹ định nghĩa: GD&ĐTKN
là quá trình cung cấp cho cá nhân những khái niệm và kỹ năng để nhận ra những cơ
hội mà những người khác đã bỏ qua, và để có cái nhìn sâu sắc và lòng tự trọng để
hành động khi những người khác đã do dự.
GD&ĐTKN có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy khởi nghiệp, hình thành nguồn


nhân lực chất lượng cao phục vụ cho khởi nghiệp cũng như cho phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tại nhiều nước như Mỹ và EU thực sự
có một mối quan hệ tích cực giữa GD&ĐTKN và hành vi khởi nghiệp, sự gia tăng các
công ty khởi nghiệp. Theo Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu, những thành tố tạo
nên hệ sinh thái khởi nghiệp gồm 12 chỉ số, trong đó có 2 chỉ số liên quan đến GD&ĐTKN
là giáo dục khởi nghiệp ở bậc học phổ thông và sau bậc học phổ thông, đã cho thấy
GD&ĐTKN quan trọng tới mức nào, có ảnh hưởng tương tác với các thành tố khác tạo ra
một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động khởi nghiệp.
Phần 1 của Tổng luận cũng nêu khái quá lịch sử và các mô hình của giáo dục và
đào tạo khởi nghiệp: Mô hình giáo dục thực hiện khởi nghiệp [mô hình E/P], Mô hình
GDKN [mô hình E/E], Giáo dục để cải thiện mô hình thực hiện khởi nghiệp [E for E/P].
Phần 2 đề cập kinh nghiệm của một số nước về GD&ĐTKN từ bậc phổ thông đến
đại học, trong đó tập trung vào các nước có hoạt động GD&ĐTKN phát triển như Mỹ, một
số nước EU [Anh, Đức, Phần Lan…], Israel, Hàn Quốc, Singapo, cũng như một số nước
đang phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia. Nhiều nước đã có những mô hình
GD&ĐTKN được coi là thành công và là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam tham khảo.
Phần 3 đề cập tới hiện trạng hoạt động GD&DDTKN ở Việt Nam hiện nay, từ cơ
chế chính sách hiện nay đến thực tiễn hoạt động GD&ĐTKN ở địa phương [TP. Hồ Chí
2


Minh] và một số mô hình GD&ĐTKN trong các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Phần
này cũng nêu rõ những khó khăn chính trong việc thúc đẩy hoạt động GD&ĐTKN hiện
nay ở nước ta. Cuối cùng, dựa trên những kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam, Tổng
luận đã đưa ra một số khuyến nghị về xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt
động GD&ĐTKN trong trường đại học, trong đó nêu bật vai trò của Chính phủ hỗ trợ
GD&ĐTKN, cũng như khuyến nghị đối với các trường phổ thông và đại học.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, CÁC MÔ HÌNH VÀ VAI TRÒ
CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP


1.1. Khái niệm về giáo dục và đào tạo khởi nghiệp
Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp [Entrepreneurship Education and Training]
[GD&ĐTKN] hiện nay đã được các học giả công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu
riêng, đang phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của cả các nhà hoạch định chính
sách và sinh viên [Mwasalwiba 2010]. Nhìn chung, GD&ĐTKN thường phản ánh cả
hoạt động truyền đạt tư duy và và kỹ năng cụ thể gắn liền với khởi nghiệp, cũng như
các chương trình giáo dục và đào tạo nhằm tìm kiếm các kết quả khởi nghiệp khác
nhau. GD&ĐTKN bao gồm một loạt các hoạt động: nghiên cứu, xây dựng giáo trình,
hoạt động ngoại khóa, và các vấn đề liên quan đến các hoạt động đó như xác định mục
tiêu học tập, chủ đề, lựa chọn tài liệu, sư phạm, người học... Mặc dù hiện nay trên thế
giới có nhiều định nghĩa khác nhau về GD&ĐTKN, tùy theo mục đích nghiên cứu, tuy
nhiên hiện chưa có một định nghĩa thống nhất nào được công nhận rông rãi về
GD&ĐTKN. Trong khuôn khổ tổng luận này, chúng tôi tổng hợp một số định nghĩa
về GD&ĐTKN mà các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới [WB] và Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] đưa ra.
Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới
Theo định nghĩa của Alexandria Valerio, Brent Parton, and Alicia Robb trong
báo cáo Các chương trình GD&ĐTKN trên thế giới [Entrepreneurship Education and
Training Programs around the World] năm 2014 của Ngân hàng Thế giới, GD&ĐTKN
là giáo dục và đào tạo học thuật hoặc chính quy nhằm chia sẻ mục tiêu lớn là cung
cấp cho các cá nhân tư duy và các kỹ năng khởi nghiệp để hỗ trợ sự tham gia và thực
hiện các hoạt động khởi nghiệp.
Các kỹ năng và và tư duy GD&ĐTKN bao gồm các kỹ năng xã hội như tự tin,
lãnh đạo, sáng tạo, nhận biết xu hướng rủi ro, động lực, khả năng phục hồi và nhận ra
hiệu quả [Lüthje và Franke 2003; Rauch và Frese 2007; Teixeira và Forte 2009; Hytti
et al. 2010; Cloete và Ballard 2011]; nhận thức tổng thể về khởi nghiệp [Kolvereid và
Moen 1997; Peterman và Kennedy 2003; Fayolle, Gailly và Lassas-Clerc 2006;
Souitaris, Zerbinati và Al-Laham 2007]; và kiến thức và kỹ năng kinh doanh chung
cần thiết cho việc mở và quản lý một doanh nghiệp, như kế toán, tiếp thị, đánh giá rủi
ro và huy động nguồn lực [Curran và Stanworth 1989; Detienne và Chandler 2004;


Honig 2004; Russell, Atchisona và Brooks 2008; Bjorvatn và Tungodden 2010;
Karlan và Valdivia 2011].

3


Tư duy khởi nghiệp đề cập đến các kỹ năng cảm xúc – xã hội và nhận thức
tổng thể về khởi nghiệp gắn liền với động lực khởi nghiệp và thành công trong tương
lai như là một doanh nhân. Mở rộng một loạt các kỹ năng cảm xúc – xã hội kết hợp
với tinh thần kinh doanh, bao gồm sự tự tin, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, nắm bắt xu
hướng rủi ro, động lực, khả năng phục hồi và hiệu quả. Các kỹ năng các kỹ năng cảm
xúc – xã hội khác liên quan đến khởi nghiệp có quan hệ chặt chẽ đến cách cá nhân
tương tác với những người khác, chẳng hạn như làm việc theo nhóm và mạng xã hội.
Mặc dù một số kỹ năng xã hội-cảm xúc kinh doanh khó phát triển ở người, nhưng có
bằng chứng cho thấy những kỹ năng như nhận ra cơ hội có thể được giảng dạy
[Detienne và Chandler 2004; Henry, Hill và Leitch 2005].
Tư duy khởi nghiệp: Các kỹ năng cảm xúc - xã hội, kiên nhẫn, nhận thức hiệu
quả, thành tích, chuyên nghiệp, sáng tạo, lạc quan, kiểm soát, cởi mở, nhận thức cơ
hội, tự tin, giao tiếp và làm việc theo nhóm, lãnh đạo, nhận thức về khởi nghiệp, các
giá trị khởi nghiệp, thái độ và tiêu chuẩn, sẵn sàng và ý định trở thành một doanh
nhân.
Năng lực khởi nghiệp: Kinh doanh và quản lý, kiến thức kinh doanh chung, kỹ
năng quản lý doanh nghiệp chung, kỹ năng tài chính nói chung, kế toán tổng hợp,
phân chia lợi nhuận và thu nhập, tính toán chi phí sản xuất, kiến thức về huy động tài
chính, giá thành sản phẩm, marketing và bán hàng, lập kế hoạch marketing, nghiên
cứu và định vị thị trường, lập kế hoạch chiến lược, triển khai kế hoạch kinh doanh,
đánh giá chiến lược, liên kết lý thuyết và thực tiễn, đánh giá rủi ro, dự đoán các vấn đề
trong kinh doanh, kỹ năng liên kết mạng lưới…
Phân biệt Giáo dục quản trị doanh nghiệp và GD&ĐTKN
GD&ĐTKN



Giáo dục quản trị kinh doanh

Quản trị doanh
nghiệp
- Lý thuyết tổ chức và
lãnh đạo,
- Quản trị rủi ro và tài
chính doanh nghiệp,
- Kinh tế học quản trị.

Phát triển doanh
nghiệp
-Kế hoạch chiến lược
-Các kỹ năng kinh
doanh nói chung
[như
bán
hàng,
marketing, sổ sách kế
toán]

Phát triển nhà khởi
nghiệp
- Nhận thức và các
nguyên tắc khởi nghiệp,
- Các kỹ năng tài chính,
- Các kỹ năng khởi
nghiệp liên quan đến cảm
xúc – xã hội.



GD&ĐTKN có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt so với “Giáo
dục quản trị kinh doanh”. Sự khác nhau ở chỗ GD&ĐTKN tập trung phát triển nhà
khởi nghiệp [thông qua các chương trình giảng dạy về nhận thức và các nguyên tắc
khởi nghiệp, các kỹ năng tài chính, các kỹ năng khởi nghiệp liên quan đến cảm xúc –
xã hội. Giống nhau ở chỗ đều có các chương trình “Phát triển doanh nghiệp” như kế
hoạch chiến lược, các kỹ năng kinh doanh nói chung [như bán hàng, marketing, sổ
sách kế toán]. “Giáo dục quản trị kinh doanh” chủ yếu tập trung vào quản trị doanh
nghiệp [lý thuyết tổ chức và lãnh đạo, quản trị rủi ro và tài chính doanh nghiệp, kinh
tế học quản trị]. Những người thụ hưởng GD&ĐTKN rộng hơn, bao gồm cả những

4


nhà khởi nghiệp hiện tại và tiềm năng họ là những sinh viên ghi danh vào các chương
trình cấp bằng, các sinh viên mới tốt nghiệp, người có bằng sau đại học…
Các chương trình GD&ĐTKN có thể được phân theo hai loại: các chương trình
giáo dục khởi nghiệp [GDKN] và chương trình đào tạo khởi nghiệp [ĐTKN]. Nói chung,
cả hai đều nhằm mục đích kích thích tinh thần khởi nghiệp, nhưng chúng được phân biệt
với nhau bởi nhiều mục tiêu hoặc kết quả của chương trình. Các chương trình GDKN có xu
hướng tập trung vào việc xây dựng kiến thức, kỹ năng về hoặc cho mục đích khởi nghiệp.
GDKN thường dành cho học sinh trung học và đại học tập trung vào xây dựng năng lực, kỹ
năng và tư duy về mục đích khởi nghiệp. Các chương trình ĐTKN, ngược lại tập trung vào
xây dựng kiến thức và kỹ năng rõ ràng để chuẩn bị bắt đầu hoặc điều hành một doanh
nghiệp.
Phân loại giáo dục khởi nghiệp [GDKN] và đào tạo khởi nghiệp [ĐTKN]
ĐTKN

GDKN


Các cá nhân thất nghiệp,
công việc bấp bênh
Các nhà khởi
nghiệp tiềm năng

Học sinh trung học

Các nhà khởi nghiệp sáng
tạo tiềm năng

Sinh viên đại học

Chưa tốt
nghiệp

Chủ doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ
Các chủ
doanh nghiệp

Đã tốt
nghiệp

Chủ doanh nghiệp tiềm
năng tăng trưởng cao

Ngoài ra, việc phân loại các chương trình GD&ĐTKN cũng có thể theo đối tượng
mục tiêu mà các chương trình nhắm tới. Bản chất học thuật của GDKN là các chương trình
này nhắm vào hai nhóm cụ thể: học sinh trung học và sinh viên đại học, bao gồm cả sinh
viên đã tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp theo chương trình cấp bằng chính thức. Ngược lại,


các chương trình ĐTKN nhắm vào một loạt các nhà khởi nghiệp tiềm năng và chủ doanh
nghiệp không tham gia theo học các chương trình cấp bằng chính thức. Các doanh nhân
tiềm năng được các chương trình ĐTKN nhắm đến có thể bao gồm, các cá nhân thất
nghiệp hoặc có công việc không ổn định, các nhà khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng, các chủ
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các chủ doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao.
Vì vậy, mục tiêu của ĐTKN là hỗ trợ các nhà khởi nghiệp tiềm năng trở thành các
nhà khởi nghiệp thực sự, cũng như giúp các nhà khởi nghiệp hiện tại trở thành doanh nhân
hoạt động cao hơn. Bản chất rộng của đối tượng mục tiêu của ĐTKN là các chương trình
ĐTKN có thể nhắm đến một loạt các nhà khởi nghiệp tiềm năng và thực tại, bất kể tuổi tác,
trình độ học vấn, kinh nghiệm trước hoặc hoàn cảnh [ví dụ: người có tay nghề cao và được
đào tạo, tự làm chủ, thiếu việc làm và những công nhân trong nền kinh tế phi chính thức].
5


Định nghĩa của OECD
Theo một nghiên cứu của OECD “Khởi nghiệp và Giáo dục đại học” [OECD,
2008], GD&ĐTKN được định nghĩa là tất cả các hoạt động nhằm thúc đẩy tư duy, thái độ
và kỹ năng khởi nghiệp và bao gồm nhiều khía cạnh như tạo ý tưởng, khởi nghiệp, tăng
trưởng và đổi mới. GD&ĐTKN liên quan đến việc phát triển những phẩm chất cá nhân
nhất định, và không nhất thiết phải trực tiếp tập trung vào việc tạo ra các doanh nghiệp
mới.
Do đó, mục tiêu giảng dạy về khởi nghiệp bao gồm: Thúc đẩy sự phát triển các
phẩm chất cá nhân có liên quan đến khởi nghiệp, chẳng hạn như sáng tạo, tinh thần chủ
động, mạo hiểm và trách nhiệm. Ngoài ra, GD&ĐTKN góp phần nâng cao nhận thức của
sinh viên về khởi nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp. Thông điệp là bạn có thể trở thành
không chỉ một nhân viên, mà còn là một người chủ.
Theo nghiên cứu của OECD, một tập hợp các phẩm chất cá nhân liên quan đến khởi
nghiệp bao gồm các khả năng sau và năng lực của các doanh nhân tiềm năng, bao gồm:
• Giải quyết vấn đề: khả năng xem các vấn đề như cơ hội, có được kỹ năng giải
quyết vấn đề, phương pháp và công cụ, phát triển năng lực trong lập kế hoạch, ra


quyết định, giao tiếp và sẵn sàng chịu trách nhiệm.
• Hợp tác và kết nối mạng lưới: phát triển năng lực xã hội như khả năng hợp tác,
kết nối mạng lưới, học hỏi để đảm nhận vai trò mới.
• Tự tin và có động lực: nâng cao sự tự tin, học cách suy nghĩ nghiêm túc, độc lập
và tự chủ.
OECD đã chia GD&ĐTKN thành ba loại riêng biệt trên cơ sở các mục đích cụ thể
và mục tiêu bao quát:
[i] Việc thu được các kỹ năng then chốt [hoặc cốt lõi]: những kỹ năng này có thể
liên quan đến việc đọc viết, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông, và giải quyết
vấn đề. Chúng thể hiện các yêu cầu cơ bản để hoạt động hiệu quả trong môi trường làm
việc, và lập kế hoạch nghề nghiệp, quá trình xác định và tiếp cận các cơ hội làm việc phù
hợp;
[ii] Phát triển các kỹ năng cá nhân và xã hội: toàn bộ các kỹ năng hoặc thuộc tính cá
nhân có thể được xếp vào nhóm này, bao gồm cả làm việc nhóm; sự tự tin; tự nhận thức; tự
kỷ luật; sáng kiến; chấp nhận rủi ro; giải quyết vấn đề; sáng tạo; và mong muốn đổi mới;
[iii] Các kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp và khả năng phân tích tài chính: chẳng
hạn như khả năng chọn lựa các cơ hội và hành động trong một khung thời gian ngắn; soạn
thảo kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, quản lý tài chính, bán hàng và quản lý nguồn nhân lực.
Những người tham gia thường thực hiện một bài tập trong việc thành lập và điều hành công
ty của riêng mình. Trong một số chương trình, việc bao gồm một yếu tố tài chính cho phép
người tham gia phát triển khả năng lập kế hoạch ngân sách cá nhân và gia đình.
Định nghĩa của Trung tâm lãnh đạo khởi nghiệp Kauffman
Trung tâm lãnh đạo khởi nghiệp Kauffman [The Kauffman Center for
Entrepreneurship Leadership] của Mỹ định nghĩa: GD&ĐTKN là quá trình cung cấp cho
cá nhân những khái niệm và kỹ năng để nhận ra những cơ hội mà những người khác đã bỏ
qua, và để có cái nhìn sâu sắc và lòng tự trọng để hành động khi những người khác đã do
6


dự. GD&ĐTKN bao gồm hướng dẫn về nhận thức cơ hội, năm bắt các nguồn lực trong khi


đối mặt với rủi ro, và bắt đầu khởi sự kinh doanh. Nó cũng bao gồm hướng dẫn các quy
trình quản lý kinh doanh như lập kế hoạch kinh doanh, phát triển vốn, marketing và phân
tích dòng tiền.
Qua khái niệm về đào tạo định hướng khởi nghiệp có thể thấy phạm vi của giáo dục
khởi nghiệp là rộng hơn nhiều so với đào tạo về cách bắt đầu thành lập doanh nghiệp, vì nó
bao gồm phát triển các thuộc tính cá nhân và các kỹ năng ngang như sáng tạo, chủ động, tự
tin, cũng như nhiều năng lực khác.
1.2. Lịch sử và các mô hình của giáo dục và đào tạo khởi nghiệp
Kể từ khi khóa học khởi nghiệp đầu tiên được tổ chức bởi Giáo sư Myles Mace tại
Trường Kinh doanh Harvard vào năm 1947, các chương trình GD&ĐTKN trong trường
đại học đã phát triển nhanh chóng và trên quy mô toàn cầu [Kuratko, 2005; Solomon,
2007]. Đến năm 1970 có 16 trường đại học và cao đẳng tại Mỹ có GD&ĐTKN, năm 1975,
con số này là khoảng 100 trường và tăng lên 250 vào năm 1985, và hơn 400 trường năm
1995. Đến những năm 2010, hơn 400.000 sinh viên Mỹ theo học môn khởi nghiệp tại hơn
9000 khoa dạy khởi nghiệp của nước này. Hiện có hơn 1.600 trường đại học và cao đẳng
Mỹ cung cấp các khóa học và bằng cấp về GD&ĐTKN.
Theo sau Mỹ, các trường đại học của Canada bắt đầu cung cấp khóa học khởi
nghiệp vào những năm 1970. Năm 1997, chính phủ Đức đã khởi xướng một sáng kiến
khởi nghiệp tại các trường đại học, với mục tiêu giảng dạy khởi nghiệp và văn hóa kinh
doanh. Trung Quốc đại diện cho một cường quốc mới nổi về GD&ĐTKN. Các tổ chức
quốc tế như OECD, Ủy ban châu Âu và các tổ chức khác đều nhận ra giá trị của
GD&ĐTKN.
Trên phạm vi toàn cầu, trong ba thập kỷ qua GD&ĐTKN đã phát triển mạnh mẽ, từ
600 trường cao đẳng và đại học cung cấp các khóa đào tạo khởi nghiệp năm 1986 đến nay
con số này là hơn 2.600 trường.
Sự tăng trưởng này phản ánh sự công nhận ngày càng tăng rằng các chương trình
GD&ĐTKN hứa hẹn hỗ trợ một loạt các kết quả khởi nghiệp tiềm năng [Nabi & Liñ ´an,
2011; Rideout & Gray, 2013]. Ví dụ, nâng cao kỹ năng sáng tạo, kiến thức và thái độ của
sinh viên [Greene & Saridakis, 2008], khởi nghiệp sau đại học, tạo việc làm [Greene, Katz,
& Johannisson, 2004; Rideout & Gray, 2013], tăng trưởng và phát triển [Bosma, Acs,


Autio, Coduras, & Levine, 2008].
Trong khoảng thời gian 25 năm [1970-1995], các phương pháp sư phạm được áp
dụng để truyền tải các kỹ năng và kiến thức khởi nghiệp đã trải qua những thay đổi lớn.
Phù hợp với phương pháp giảng dạy quản trị kinh doanh và dưới ảnh hưởng của Trường
Kinh doanh Harvard, GD&ĐTKN truyền thống trước đay tập trung vào các nghiên cứu
điển hình. Nó được mô tả là "phương pháp học cũ" đối với đào tạo doanh nghiệp nhỏ mang
những đặc điểm: cách tiếp cận cực đoan theo hướng môn học với phương châm lấy kế
hoạch kinh doanh là trung tâm học thuật của khóa học. Phần lớn các chương trình học khởi
nghiệp được giảng bởi những người bên ngoài trường có kinh nghiệm thực tế, họ trình bày
những câu chuyện thú vị, lời khuyên thiết thực và truyền cảm hứng. Giờ đây, các chương
trình GD&ĐTKN đã được hoàn thiện rất nhiều và hầu hết các trường đại học lớn trên thế
giới đều dạy khởi nghiệp, khởi nghiệp đã trở thành một môn học độc lập.
7


Các mô hình GD&ĐTKN

Một mô hình GD&ĐTKN có thể được định nghĩa là một cấu trúc hoặc cách bố trí
các cấu trúc tạo thành khuôn khổ của một chương trình GD&ĐTKN. Một mô hình bao
gồm tất cả các yếu tố đào tạo được trình bày. Pretorius et al. [2005: 420] đã xác định một
mô hình như một cấu trúc được sử dụng làm phương châm cho việc biên soạn các chương
trình GD&ĐTKN. Hai mô hình hiện có được phát triển độc lập cho các chương trình khởi
nghiệp ở Nam Phi. Một số mô hình GD&ĐTKN khác tồn tại trên toàn thế giới, nhưng hai
mô hình này được sử dụng rộng rãi hơn. Mỗi mô hình được phát triển cho các kết quả theo
ngữ cảnh riêng và khác nhau. Mô hình đầu tiên là Mô hình Giáo dục Thực hiện Khởi
nghiệp [Entrepreneurial Performance Education Model].
Mô hình giáo dục thực hiện khởi nghiệp [mô hình E/P]
Công thức cho mô hình E / P được minh họa là: E/P = f [aM [bE/S x cB/S]]
Trong đó: E/P = Thực hiện khởi nghiệp; M = Động lực; E/S = Kỹ năng khởi
nghiệp; B/S = Kỹ năng kinh doanh; a đến c = Hằng số


Mô hình, được phát triển bởi Van Vuuren và Nieman [1999: 6], có liên quan tới các
yếu tố thúc đẩy thực hiện khởi nghiệp và được phát triển để hướng dẫn phát triển giáo trình.
Bốn yếu tố [E/P, M, E/S và B/S] trong mô hình này được mô tả chi tiết.
Thực hiện khởi nghiệp [E/P]: Theo Ladzani và Van Vuuren [2002: 156], thực hiện
khởi nghiệp dựa trên sự khởi đầu của một sự kinh doanh/sử dụng một cơ hội, và sự phát
triển của ý tưởng kinh doanh. Thực hiện khởi nghiệp đi đôi với kết quả khởi nghiệp hoặc
kết quả liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu khởi nghiệp đã thiết lập.
Động lực: Đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các lý thuyết tổ chức mới
về tạo ra tổ chức.
Kỹ năng khởi nghiệp [E/S]: Kỹ năng kỹ thuật: Viết và nói; Giám sát môi trường;
Tận dụng công nghệ; Mối quan hệ giữa các cá nhân; Khả năng tổ chức; Phong cách quản
lý. Kỹ năng quản lý kinh doanh: Ra quyết định, Lập kế hoạch và chiến lược, Quan hệ con
người, Tiếp thị, Tài chính, Kế toán, Quản lý chung, Kỹ năng đàm phán, Lập kế hoạch kinh
doanh, Truyền thông, Quản lý tăng trưởng. Kỹ năng kinh doanh cá nhân: Kiểm soát nội bộ,
Xu hướng rủi ro, Đổi mới, Sáng tạo, Nhận dạng cơ hội, Định hướng thay đổi, Sự bền bỉ,
Lãnh đạo có tầm nhìn xa.
Kỹ năng kinh doanh: Các kỹ năng kinh doanh cần thiết để điều hành doanh nghiệp
hàng ngày, bao gồm: quản lý chung, quản lý tiếp thị, quản lý tài chính, quản lý nhân sự,
quản lý sản xuất và hoạt động, quản lý truyền thông của công ty, quản lý thông tin và kinh
doanh điện tử và quản lý mua bán vật liệu.
Mô hình GDKN [mô hình E/E]
Mô hình thứ hai cần giải thích thêm là mô hình E/E. Công thức cho mô hình E/E
được minh họa là: E/E = f [aF [bA x cB/P] x [dE/S x eB/S]]
Trong đó: E/E = GDKN để khởi nghiệp; F = Kỹ năng, kiến thức và động lực; A =
Phương pháp tiếp cận được sử dụng bởi người hỗ trợ; B/P = Sử dụng Kế hoạch Kinh
doanh; E/S = Chủ đề thành công của khởi nghiệp và kiến thức; B/S = Kỹ năng và kiến thức
kinh doanh; a đến e = Hằng số
8



Mô hình này, được phát triển bởi Pretorius [2001: 122], không chỉ xem xét nội dung
của các chương trình GDKN mà còn là bối cảnh trong đó các chương trình như vậy được
điều hành bởi các điều phối viên và các phương pháp mà họ sử dụng. Mô hình cũng mô tả
các yêu cầu đối với bất kỳ chương trình học tập nào cần tăng cường khả năng của những
người tham gia để đạt được mức năng lực cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ.
Giáo dục để cải thiện mô hình thực hiện khởi nghiệp [E for E/P]
Đây là mô hình tích hợp với công thức:
E for E/P = f [aF x bM [cE/S x dB/S] x [eA + fB /P]]
Trong đó: E for E/P = Giáo dục để cải thiện thực hiện khởi nghiệp; F = Khả năng,
kỹ năng, động lực và kinh nghiệm của giảng viên; M = Động lực; E/S = Kỹ năng khởi
nghiệp; B/S = Kỹ năng kinh doanh; A = Phương pháp tiếp cận của việc học được sử dụng
bởi người hướng dẫn; B/P = Sử dụng Kế hoạch Kinh doanh; a đến f = Hằng số.
Do đó, E for E/P là chức năng tuyến tính của khả năng và kỹ năng của người hỗ trợ
[aF] để tăng cường động lực [bM], kỹ năng khởi nghiệp [cE/S] và kỹ năng kinh doanh
[dB/S] thông qua việc sử dụng sáng tạo các cách tiếp cận khác nhau [giá trị của eA] và cụ
thể là kế hoạch kinh doanh [fB/P]. Thông thường động lực và kỹ năng khởi nghiệp sẽ là
yếu tố của kỹ năng con người, trong khi kỹ năng kinh doanh và sử dụng kế hoạch kinh
doanh là những yếu tố của kỹ năng mạo hiểm. Các phương pháp tiếp cận được sử dụng và
người điều phối sẽ đóng góp vào các yếu tố của môi trường học tập.
1.3. Vai trò và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo khởi nghiệp
Theo Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu, những thành tố tạo nên hệ sinh
thái khởi nghiệp gồm 12 chỉ số, trong đó có 2 chỉ số liên quan đến GD&ĐTKN là giáo dục
khởi nghiệp ở bậc học phổ thông và sau bậc học phổ thông, đã cho thấy GD&ĐTKN quan
trọng tới mức nào, có ảnh hưởng tương tác với các thành tố khác tạo ra một hệ sinh thái
khởi nghiệp hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi
nghiệp.
Ngân hàng Thế giới trong năm 2014 đã công bố một báo cáo rộng rãi về “Chương
trình Giáo dục và Đào tạo Doanh nhân trên toàn thế giới” [Valerio, Parton, Robb, 2014].
Báo cáo bắt đầu với tuyên bố sau: “Trong 20 năm qua, các chương trình GD&ĐTKN đã


mọc lên như nấm, hứa hẹn và có tiềm năng thúc đẩy các kỹ năng và thái độ khởi nghiệp”.
Hầu hết các cách tiếp cận về khởi nghiệp kinh doanh cho cho thấy năng lực của
nhà khởi nghiệp không phải bẩm sinh mà được hình thành thông qua quá trình đào tạo
và học tập [ngoại trừ cách tiếp cận theo phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo]. Nhưng
vấn đề đặt ra là nên đào tạo những gì? Để giải quyết câu hỏi này Chell [2008] đã đề
xuất các loại kiến thức cần thiết cho một nhà khởi nghiệp bao gồm: các kiến thức tổng
quát về kinh doanh, ngành và khách hàng, mô hình kinh doanh, các kỹ năng tương tác
theo mạng lưới, năng lực về tư duy kinh doanh, và cuối cùng là năng lực nội sinh. Tất
cả những yếu tố này đểu được hình thành thông qua học tập từ các chương trình đào
tạo khởi nghiệp và từ các trải nghiệm trong thực tiễn.
Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung, trong vài thập kỷ qua chúng
ta đã thấy tầm quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực công
9


nghệ, với khả năng tăng trưởng nhanh và tạo việc làm nhiều nhất. Các doanh nhân nổi
tiếng như Steve Jobs [Apple], Mark Zuckerberg [Facebook], Elon Musk [Tesla] và
Jack Ma [Alibaba] đã thành công với các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo của họ. Kết
quả là, nhiều sinh viên đầy tham vọng ngày nay mong muốn noi theo họ bằng cách bắt
đầu khởi nghiệp. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách từ khắp nơi trên thế giới
tìm cách chuyển đổi nền kinh tế của họ bằng cách tái tạo sự kỳ diệu của các trung tâm
khởi nghiệp như Thung lũng Silicon.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tại nhiều nước như Mỹ và EU thực sự có một
mối quan hệ tích cực giữa GD&ĐTKN và hành vi khởi nghiệp, sự gia tăng các công ty
khởi. Khởi nghiệp và GD&ĐTKN đang ngày càng được nhìn nhận như là một cách để
thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền kinh tế trên toàn thế giới [Neck, Greene,
& Brush, 2015; Audretsch, Grilo, & Thurik, 2011]. GD&ĐTKN là một giải pháp cho
tăng trưởng và tiến bộ kinh tế.
Trong 20 năm qua, các chương trình GD&ĐTKN đã phát triển rất mạnh, hứa hẹn
và có tiềm năng thúc đẩy các kỹ năng và thái độ khởi nghiệp của sinh viên. GD&ĐTKN


đóng góp vào việc hình thành và phát triển thái độ kinh doanh, và động lực để khởi nghiệp
một công ty, cũng như phát triển các kỹ năng cần thiết để điều hành thành công và phát
triển kinh doanh; Hỗ trợ thành lập các công ty mới là một mục tiêu chính, nhưng không
phải là mục tiêu duy nhất. Tạo ra những tư duy kinh doanh thúc đẩy đổi mới trong các công
ty hiện có cũng có tầm quan trọng ngang nhau.
GD&ĐTKN có thể đạt được các mục tiêu: 1] Tăng hiểu biết về khởi nghiệp trong
sinh viên; Khuyến khích phát triển các kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như sáng tạo, độc lập,
mạo hiểm và trách nhiệm giải trình; Cung cấp kiến thức ban đầu, liên hệ với thế giới kinh
doanh và nâng cao hiểu biết về vai trò của các doanh nhân trong cộng đồng; Nâng cao nhận
thức của sinh viên về tự làm chủ doanh nghiệp như một lựa chọn nghề nghiệp; Đào tạo cụ
thể cho việc thành lập một doanh nghiệp mới [đặc biệt là ở các trường đại học kỹ thuật
hoặc dạy nghề]; 2] Chuyển giao cách thức tiếp cận khởi nghiệp cho lực lượng lao động
tiềm năng, kể cả những người không có ý định thành lập công ty riêng mà là làm việc trong
các doanh nghiệp do những người khác thành lập; 3] Trang bị cho sinh viên sự nghiệp
tương lai của họ với tư cách là doanh nhân bằng cách tăng cường năng lực kinh doanh của
họ và thái độ cần thiết để quản lý các dự án mới thành công.
GD&ĐTKN có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tất cả những người học trở
nên có tinh thần kinh doanh hơn [Hegarty, 2006]. Việc thực hiện GD&ĐTKN trong các
trường đại học nhằm mục đích truyền đạt văn hóa và tinh thần kinh doanh cho sinh viên
cũng như tạo ra các doanh nhân mới và doanh nghiệp mới [Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 2013].
Nói cách khác, kết quả mong đợi là tạo ra các doanh nhân được giáo dục tốt để tạo việc
làm.
Theo kết quả khảo sát trên 549 người sáng lập công ty ở Mỹ, 70% trong số họ nói
rằng đào tạo định hướng khởi nghiệp là quan trọng để hỗ trợ sinh viên trở thành doanh
nhân thành công [Wadhwa, Aggarwal, Holly, & Salkever, 2009].
Doanh nhân được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế
giới. Vai trò của các doanh nhân khởi nghiệp cũng được tôn trọng như là một đóng góp lớn
hơn trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia [Ogbo, 2012]. Các quốc gia sẽ phát
triển nhanh hơn nếu họ có các doanh nhân chất lượng cao, sáng tạo và thực hiện các ý
10




tưởng mới thành hành động thực tế. Các nước đang phát triển đang ngày càng dựa vào
các doanh nhân này. Ví dụ, Ấn Độ có tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới là 4,9%, Malaysia
5,2%, Philippines 6,7%, Thái Lan 10,4% và Indonesia 20,4%. Ngoài ra, về tỷ lệ sinh viên
có những ý định trở thành doanh nhân: Malaysia 11,8%, Thái Lan 18,5%, Ấn Độ 22,8%,
Indonesia 35,1%, và Philippine 44,1% [Global Entrepreneurship Monitor, 2013].
Theo các nghiên cứu gần đây, GD&ĐTKN có vai trò quan trọng đối với tất cả các
cấp học, không chỉ đối với sinh viên trong các trường đại học và tổ chức công nghệ mà còn
đối với học sinh ở trình độ trung học và tiểu học, vì nó góp phần phát triển các kỹ năng như
sáng tạo, đổi mới, chủ động, trách nhiệm, khả năng đối phó với rủi ro và độc lập thông qua
việc học tập trong thực tế.
II. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC HIỆN
NAY
2.1. MỸ
Lịch sử đổi mới và GD&ĐTKN tại Hoa Kỳ đã có từ hơn 60 năm nay. Đại học
Harvard đã GD&ĐTKN từ năm 1947, đây là một khóa học tùy chọn - Quản lý doanh
nghiệp mới - trong chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh
Harvard. Đại học Stanford cũng bắt đầu dạy về đổi mới và khởi nghiệp từ năm 1949. Kể từ
đó, số lượng các cơ sở giáo dục đại học có GD&ĐTKN ở Mỹ đã tăng đều đặn. Đã có 400
tổ chức như vậy vào năm 1995 [Vesper & Gartner, 1997]. Một nghiên cứu được thực hiện
bởi Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ báo cáo một tốc độ tăng trưởng cao hơn - nói rằng
số lượng các tổ chức này đã tăng từ 263 năm 1979 lên đến 1400 vào năm 1998 [Solomon,
Weaver & Fernald, 1994]. Mặc dù có sự khác biệt giữa hai nghiên cứu này, nhưng cả hai
đều cho thấy tầm quan trọng của sự tăng trưởng này.
Trong lịch sử và hiện nay, giáo dục kinh doanh được coi như một động lực
chính cho tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Tại Mỹ, nhiều chương trình khởi nghiệp đã
được thực hiện trong các trường đại học. Nhiều trường đại học đã thiết lập các khoa
khởi nghiệp. GD&ĐTKN là một chương trình quốc gia lớn. Để duy trì vị thế dẫn đầu
nền kinh tế thế giới, nước Mỹ đã lấy “tinh thần khởi nghiệp” làm lợi thế cạnh tranh


chủ đạo. Theo thống kê, năm 2014, cứ 1 trong 5 sinh viên ngành kinh tế tại Mỹ tốt
nghiệp sẽ nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ. Những người trẻ ở Mỹ luôn cảm thấy
hào hứng với ảnh hưởng mà các công ty công nghệ tạo ra. Mỹ đã thành công trong
xây dựng văn hóa khởi nghiệp và kỹ năng khởi nghiệp.
Tại Mỹ, từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 2000, mỗi năm có 500.000 đến
600.000 doanh nghiệp mới mở ra và sự xuất hiện của những tập đoàn hùng mạnh
khiến nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc. Điều gì đã làm nên sự phát triển này của
nước Mỹ? Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự hưng thịnh của nước Mỹ, nhưng tinh thần
khởi nghiệp của người Mỹ và vai trò quan trọng của trường đại học là một trong
những yếu tố quyết định. Những người làm chính sách tại Mỹ cho rằng đại học có vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy khởi nghiệp. Một số
bằng chứng là Học viện MIT [Massachusetts Institute of Technology Valley] đóng vai
trò thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tại Boston và đại học Stanford ở khu vực
Silicon Valley. MIT đã đồng hành và giúp thúc đẩy thời đại kỹ thuật số bằng việc mở
đường phát triển cho tính toán hiện đại và công nghệ mạng máy tính, viết các phần
mềm tương tác người dùng. MIT không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty công
11


nghiệp, mà trường đã có quan hệ gần gũi hơn với những tổ chức bảo trợ mới của
mình, những quỹ thiện nguyện và chính phủ liên bang.
Điều gì đã làm nên thành công trong phong trào khởi nghiệp này? Dưới đây là
những nhân tố khẳng định vai trò quan trọng của trường đại học trong thúc đẩy khởi
nghiệp cho các sinh viên tại Mỹ. Xây dựng văn hóa khởi nghiệp và kỹ năng khởi
nghiệp thay vì coi trọng dòng dõi, địa vị, truyền thống như nhiều quốc gia khác, người
Mỹ coi trọng những cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, bất kể
cá nhân đó ở địa vị nào trong xã hội, xuất thân từ một khu ổ chuột hay một gia đình
thế lực. Trong văn hóa Mỹ, mối quan tâm của một cá nhân là quan trọng nhất. Họ tôn
vinh những người dám tự làm, tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là
một nhà khởi nghiệp tài năng, có được sự công nhận vị trí xã hội họ đáng được hưởng.


Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết
để có được thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Điều này làm cho xã
hội Mỹ cạnh tranh quyết liệt hơn và tạo ra thành tích cao hơn. Đây là một động lực rất
lớn để hình thành các công ty mới.
GD&ĐTKN đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo riêng với hàng nghìn
trường cung cấp môn học này. Hơn 40 tờ báo và tạp chí chuyên về lĩnh vực này, hàng
trăm trung tâm và hàng chục tổ chức chuyên nghiệp trong thúc đẩy GD&ĐTKN. Các
trường đại học, tổ chức của Mỹ cung cấp bằng cấp về GD&ĐTKN ở cấp độ cử nhân,
thạc sĩ và tiến sĩ. Theo đó, họ đã tạo ra chương trình giảng dạy toàn diện cho các
chuyên ngành GD&ĐTKN.
Về chương trình đào tạo: Các trường đại học Mỹ đã phát triển một loạt các
khóa học về khởi nghiệp. Các khóa học được chia thành ba loại: [1] khóa học hướng
dẫn tổng quan về kế hoạch kinh doanh; [2] các khóa học có liên quan chặt chẽ đến các
giai đoạn của vòng đời kinh doanh; [3] các khóa học về chức năng kinh doanh bao
gồm các vấn đề liên quan đến quản lý [ví dụ: đặc điểm của doanh nhân, quản lý đổi
mới, xây dựng nhóm] và/hoặc về tài chính, kế toán và thuế, luật và tiếp thị. Các
trường đại học cung cấp hai loại hoạt động ngoại khóa: nhằm tạo cơ hội khám phá
chuyên sâu hơn, chẳng hạn như câu lạc bộ sinh viên và chuỗi trình diễn để tăng khả
năng tiếp cận với khởi nghiệp và các hoạt động tăng cường kinh nghiệp thực tế, chẳng
hạn như các cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh và thực tập để khuyến khích phát triển
hơn nữa các kỹ năng khởi nghiệp.
Về giảng viên: Các trường đại học ở Mỹ tuyển dụng giảng viên toàn thời gian
phục vụ cho những chương trình ĐTKN, mặc dù có một tỷ lệ cao các trợ giảng giảng
dạy khởi nghiệp, ngay cả trong một số trường kinh doanh nổi tiếng nhất ở Mỹ.
Về kinh phí: Tại Mỹ, giáo dục và đào tạo nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các
nguồn bên ngoài như các doanh nhân thành đạt và các quỹ, cũng như từ chính phủ.
Nhiều trường đại học đã thành lập các trung tâm khởi nghiệp và đảm bảo vị trí giảng
dạy khởi nghiệp, hầu hết trong số đó được cung cấp bởi các doanh nhân thành công đã
tốt nghiệp từ các tổ chức đó.
Về gắn kết giữa trường đại học và ngành công nghiệp: hợp tác với khu vực


công nghiệp thường được coi là thế mạnh của các trường đại học Mỹ. Hợp tác giữa
ngành công nghiệp và trường đại học thể hiện qua nhiều hình thức. Theo Quỹ Khoa
học Quốc gia Mỹ [NSF], tại Mỹ, có 4 nội dung hợp tác giữa đại học – công nghiệp: hỗ
12


trợ nghiên cứu, cộng tác nghiên cứu, chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ.
Hỗ trợ nghiên cứu bao gồm góp cả tài chính và thiết bị cho trường đại học từ ngành
công nghiệp. Các đóng góp tạo ra giá trị như cung cấp các phòng thí nghiệm linh
động, hiện đại; và các chương trình phát triển trong các khu vực tập trung. Cộng tác
nghiên cứu: Các trường đại học phát triển hình thức hợp tác nghiên cứu gắn với sự hỗ
trợ từ doanh nghiệp của ngành công nghiệp. Tại Mỹ, NSF đã tích cực khuyến khích
hình thành các hợp tác nghiên cứu thông qua việc thành lập các trung tâm nghiên cứu
như ERC [Engineering Research Center], IUCRC [Industry University Cooperative
Research Center]. Nó cung cấp các hình thức cơ bản cho việc hợp tác, nhằm tạo thuận
lợi cho việc cộng tác giữa trường đại học và các công ty công nghiệp. Chuyển giao tri
thức: bao gồm các hoạt động truyền thông [cả chính thức và không chính thức], trao
đổi qua lại giữa sinh viên và các khoa học. Các hoạt động gắn kết của các công ty
trong chương trình học của trường đại học là cơ chế chính cho việc chuyển giao tri
thức. Chuyển giao công nghệ: hoạt động này dựa trên các hợp tác nghiên cứu với
ngành công nghiệp. Chẳng hạn Văn phòng Nông nghiệp của Mỹ phát triển các mô
hình dịch vụ mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp cho việc chuyển giao công nghệ
nông nghiệp đến nông dân. Trong đó, trường đại học là nguồn lực thông tin chính.
Các trường đại học đóng vai trò tích cực trong việc thiết lập các tổ chức khác nhau
như vườn ươm doanh nghiệp, công viên khoa học, công viên công nghệ v.v. nhằm hỗ
trợ phát triển kinh doanh và khởi nghiệp.
Tại Mỹ, ranh giới giữa giới học thuật và các doanh nghiệp được xóa nhòa.
Nhiều nhân sự thực hiện công việc trong các tập đoàn và tổ chức công có thể đến hoặc
đi từ các trường đại học tại các thời điểm khác nhau trong sự nghiệp của họ. Vì vậy
những kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp rất thực tế được giới doanh nghiệp truyền


đạt cho sinh viên. Tại Mỹ các trường đại học được đổi mới để triển khai từ các kiến
thức lý thuyết. Hầu hết các chương trình hợp tác đầu tư tại trường đại học bằng tiền
công là được nhắm tới phát triển công nghệ mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là
đầu ra của các chương trình cần được đầu tư phát triển. Các nghiên cứu về phát triển
kinh tế khu vực cũng như tạo ra các công ty công nghệ cao thì các đại học đều đóng
vai trò quan trọng như là cổ máy tạo ra tăng trưởng. Với các lợi thế trong lĩnh vực
công nghệ sinh học và công nghệ thông tin truyền thông, các trường đại học còn dẫn
đầu sự phát triển của các sáng kiến kinh doanh tri thức. Tầm quan trọng của tri thức và
kỹ năng lao động cao đã lôi kéo các công ty trong khu vực kết nối gần hơn với nghiên
cứu của trường đại học. Ví dụ: Tại NewYork ở thập niên trước 1990, các trường đại
học ở đây đã vận hành nguồn vốn tri thức thông qua CIC [Ceramic Innovation
Corridor] hoặc tại Trường Đại học Alfred đã khai thác các nguồn lực giúp phát triển
kinh doanh tại khu vực, tạo ra một số công ty trong ngành viễn thông. Hay Starte
University of New York tại Albany kết hơp với công ty IBM cũng thiết lập các vườn
ươm. Có thể kết luận rằng, việc đầu tư và hỗ trợ cho các trường đại học, thúc đẩy
GD&ĐTKN góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày một phát triển và các trường đại
học ở Mỹ đã hiện thực vai trò của họ trong việc đóng góp vào tăng trưởng khu vực.
Sự gia tăng số lượng các cơ sở giáo dục khởi nghiệp còn đi kèm với xu hướng
làm sâu sắc thêm cơ sở tri thức khởi nghiệp. Thạc sĩ và các chương trình sau đại học
khác đã đi theo hai hướng: Một mặt, các chương trình sau đại học hiện nay có xu
hướng cung cấp các nhóm khóa học trong lĩnh vực khởi nghiệp; Mặt khác, có chương
13


trình khởi nghiệp riêng, sinh viên hiện có thể tốt nghiệp với bằng cấp khởi nghiệp.
Năm 1971, Đại học Nam California giới thiệu khóa đào tạo thạc sĩ khởi nghiệp liên
ngành đầu tiên. Các chương trình đào tạo tiến sĩ về khởi nghiệp cần nhiều thời gian
hơn và Mỹ có nhiều trường nhất [khoảng hơn 20 trường] GD&ĐTKN trình độ này.
Các trường đại học tại Mỹ xây dựng lối sống và văn hóa khởi nghiệp ngay trong
trường đại học. Nhiều trường có các chương trình ĐTKN được cho là đang thành công.


Trung tâm Khởi nghiệp MIT [MIT Entrepreneurship Center] là một trong những trung tâm
nghiên cứu và giảng dạy lớn nhất tại MIT. Trung tâm được thành lập vào đầu những năm
1990 và được giao nhiệm vụ phát triển các hoạt động và lợi ích khởi nghiệp của MIT trong
giáo dục và nghiên cứu, liên minh và cộng đồng. Trong số các trình độ đào tạo, Trung tâm
cung cấp các khóa đào tạo thạc sĩ và các chứng chỉ về khởi nghiệp và đổi mới. Trung tâm
chịu trách nhiệm thúc đẩy GD&ĐTKN trong suốt các khóa học của MIT, cũng như hỗ trợ
cho các doanh nhân - sinh viên dưới các hình thức như chỗ làm việc, văn phòng, không
gian, cố vấn chuyên môn, thực tập tại Silicon Valley và các khoản trợ cấp và giải thưởng.
Hàng năm Trung tâm tổ chức cuộc thi khởi nghiệp trị giá 100.000 USD.
Babson là trường đại học đứng thứ nhất tại Hoa Kỳ trong 3 năm liên tục về giảng
dạy khởi nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, theo xếp hạng uy tín
US News & World Report. Babson xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích
sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ năm thứ
nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên bằng các khóa học chuyên môn như: pháp
lý, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…
Chương trình Khởi nghiệp McGuire [trước đây là Berger ra đời từ năm 1983],
của Đại học Arizona và là một trong những chương trình khởi nghiệp lâu đời nhất
trong cả nước, dành cho sinh viên đại học và sau đại học ở độ tuổi 20–35 tuổi tại Đại
học Arizona. Mục đích của chương trình là cải thiện tư duy và kỹ năng khởi nghiệp
của sinh viên - chuẩn bị cho họ tự làm chủ hoặc tham gia một công ty. Chương trình
góp phần thúc đẩy đào tạo khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp, khả năng tự kinh
doanh, chuyển giao công nghệ từ trường đại học sang khu vực tư nhân. Chương trình
bao gồm các khóa học cốt lõi về khởi nghiệp, lợi thế cạnh tranh, tài chính liên doanh,
nghiên cứu thị trường và phát triển kế hoạch kinh doanh. Chương trình này cũng đào
tạo khởi nghiệp cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Các sinh
viên có thể chọn chuyên ngành và lĩnh vực tập trung, chẳng hạn như Khởi nghiệp/
Marketing và Khởi nghiệp/Tài chính. Tất cả sinh viên đều nhận được học bổng, và
nhiều sinh viên được thực tập với các công ty mới thành lập hoặc các tổ chức đầu tư
mạo hiểm trong mùa hè ngay trước khi bước vào giai đoạn chính thức của nghiên cứu
khởi nghiệp. Chương trình này đã góp phần thúc đẩy GD&ĐTKN, thành lập doanh


nghiệp, khả năng tự kinh doanh, chuyển giao công nghệ từ trường đại học sang khu
vực tư nhân.
Các chương trình GD&ĐTKN khác cũng có nhiều thành công như: Chương
trình Training Entrepreneurship Training Program dành cho các doanh nhân tiềm
năng, Chương trình tăng trưởng Mỹ thông qua dự án khởi nghiệp [Growing America
Through Entrepreneurship Project] với kinh phí hàng năm là 200.000 USD, và
Chương trình Training Women for Success dành cho nữ giới.
Ngoài ra, Mỹ có Chương trình Mạng Lưới Giảng dạy khởi nghiệp [NFTE] đã
14


hoạt động tại Boston từ năm 1991, liên kết 18 trường công lập ở đó. Để cung cấp
chương trình, NFTE chứng nhận các giảng viên đã giảng dạy tại các trường nơi
chương trình của họ diễn ra. Mỗi giáo viên trải qua khóa đào tạo và NFTE cung cấp
các ưu đãi tài chính cho các giảng viên được chứng nhận phục vụ cho các chương
trình phát triển GD&ĐTKN. Ngoài các giảng viên được chứng nhận của NFTE, các
cố vấn đến lớp một vài lần trong năm để hướng dẫn các sinh viên và giúp sinh viên
tạo ra các kế hoạch khởi nghiệp của họ. NFTE đã thu hút hơn 500.000 sinh viên và
đào tạo 5.000 giáo viên trên toàn thế giới.
Một yếu tố không thể thiếu để tăng cường tính cạnh tranh và động viên, thúc
đẩy GD&ĐTKN của Mỹ là đánh giá và xếp hạng. Xếp hạng các chương trình khởi
nghiệp cấp đại học được tạp chí Success Magazine đưa ra vào năm 1995, dựa trên các
đánh giá về tiêu chí bao gồm trình độ của giảng viên, sự đa dạng và chiều sâu của
chương trình giảng dạy khởi nghiệp, tiêu chuẩn học thuật và điểm số của sinh viên, và
chất lược các nguồn lực. Từ năm 2005, các bảng xếp hạng đã được công bố trên các
phương tiện truyền thông như Entrepreneurship Media, US News và World Report,
Fortune Small Business and Business Week. Mặc dù các bảng xếp hạng này đang
gây tranh cãi và một số tiêu chí có vấn đề, nhưng chúng phục vụ như một phương tiện
đo lường sự tiến bộ của giáo dục khởi nghiệp.
2.2. Một số nước EU


Làn sóng văn hóa khởi nghiệp đang trở nên lớn mạnh ở châu Âu, tạo doanh thu
hàng trăm tỷ euro cho lục địa già. Báo cáo Khởi nghiệp châu Âu mới đây thu thập dữ liệu
từ các startup đến từ 20 thành phố trong 15 quốc gia thuộc EU cuối năm 2017. Theo đó, các
nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 830.000 startup hoạt động tích cực trong hệ sinh thái khởi
nghiệp. Các công ty khởi nghiệp này tạo công ăn việc làm cho hơn 4,5 triệu người và đạt
doanh thu 420 tỷ euro. Chỉ riêng 5 thành phố là London [Anh], Berlin [Đức], Munich
[Đức], Rome [Italia] và Paris [Pháp] đóng góp đến 78% doanh thu trong cộng đồng khởi
nghiệp. Hơn 4.000 startup nhận tổng cộng 36 tỷ euro từ các nhà đầu tư trong và ngoài châu
lục, thu hút hơn 34.000 lao động. Các mô hình kinh doanh phát triển phần mềm và cung
cấp dịch vụ website, thông tin khá phổ biến. Những hệ sinh thái khởi nghiệp tại Amsterdam
[Hà Lan], Copenhagen [Đan Mạch], Dublin [Ireland], Helsinki [Phần Lan], Madrid [Tây
Ban Nha]...được đánh giá phát triển mạnh mẽ.
Theo Báo cáo, 290.000 startup có tuổi đời dưới 5 năm, tạo nên làn sóng văn hóa
khởi nghiệp trong lòng châu Âu. Những startup trẻ tuyển dụng 1,1 triệu lao động và huy
động 10 tỷ euro tiền đầu tư. Văn hóa khởi nghiệp ở lục địa già đang thay đổi nhiều thứ và
một cách tự nhiên những ý tưởng mới cũng ủng hộ làn sóng này. Ví dụ, Entrepreneur First
là chương trình tăng tốc khởi nghiệp tại London hỗ trợ các kỹ sư công nghệ ở Anh và
Trung Âu. Những kỹ sư này sau đó sẽ sáng lập ra các startup công nghệ của mình. Trong
bốn năm đâu, chương trình đã giúp lập nên 75 startup như vậy. Thiếu hụt nhân sự có kỹ
năng cần thiết để khởi nghiệp là thách thức lớn nhất, vấn đề của mọi hệ sinh thái khởi
nghiệp trên toàn cầu. Đối với châu Âu, thị trường hiện thiếu nhân lực kỹ thuật chất lượng
cao trong lập trình, thiết kế hệ thống và phát triển phần mềm, chương trình.
Trong trường đại học châu Âu, sinh viên vẫn chưa được trang bị đầy đủ, thực hành
nhuần nhuyễn các kỹ năng khởi nghiệp bao gồm cả việc tự bắt đầu và vận hành một mô
hình kinh doanh riêng. Cho dù có thể có nhiều các ý tưởng tốt, sáng tạo và thị trường tiềm
15


năng cho sản phẩm, dịch vụ thì khả năng để cụ thể hóa những tiềm năng trên vẫn còn ở
mức thấp. Sự thiếu hụt các kỹ năng bán hàng và tiếp thị cũng là một trong những vấn đề cơ


bản của hệ thống khởi nghiệp Bắc Âu.
Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu [EU] đã rất nỗ lực đưa GD&ĐTKN
trở thành một môn học riêng biệt được dạy trên tất cả các cấp giáo dục, từ cấp độ cơ bản
[học sinh đến 14 tuổi] đến đại học, đặc biệt là nghiên cứu đưa môn học này vào đào tạo tiến
sĩ trong lĩnh vực khởi nghiệp. Về vấn đề này, châu Âu đi sau Mỹ, nơi GD&ĐTKN được
giới thiệu trong giáo trình giáo dục trung học, và phần lớn các trường trung học cung cấp
khóa học bắt buộc hoặc tùy chọn khởi nghiệp.
Theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu dựa trên Chương trình Lisbon, các tổ
chức giáo dục đại học nên tích hợp khởi nghiệp trong các môn học và khóa học khác nhau,
đặc biệt là trong các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Các trường đại học và viện kỹ thuật
nên tích hợp và coi đào tạo định hướng khởi nghiệp như là một phần quan trọng của
chương trình giảng dạy, trải rộng trên các môn học khác nhau, và yêu cầu hoặc khuyến
khích sinh viên tham gia các khóa học khởi nghiệp.
GD&ĐTKN được Ủy ban châu Âu hỗ trợ để đạt được Chiến lược Châu Âu 2020.
EU coi đó là rất quan trọng vì nó giúp hình thành tâm lý của các thế hệ tương lai cũng như
trang bị cho họ những kỹ năng và kiến thức cần thiết, đó là điều quan trọng khi nuôi dưỡng
một nền văn hóa kinh doanh [Ủy ban châu Âu 2013]. Ủy ban châu Âu đã đưa ra một kế
hoạch chiến lược để thực thi giáo dục khởi nghiệp và đảm bảo rằng nó được áp dụng trong
mọi trường học ở châu Âu.
Khởi nghiệp và GD&ĐTKN đã được nhấn mạnh trong chương trình nghị sự ở hầu
hết các nước thành viên EU và được phản ánh trong một loạt các tài liệu chiến lược [Ủy
ban châu Âu 2006, 2012, 2013, 2015].
Hầu hết các nước EU đều có các chương trình thúc đẩy GD&ĐTKN trong
trường đại học. Chẳng hạn tại Thụy Điển có chương trình UTES - University Training
for Entrepreneurs Sweden từ năm 1998 và chương trình Entrepreneurship and New
Business Development Programme. Đam Mạch có Chiến lược giáo dục và
GD&ĐTKN [Strategy for Education and Training in Entrepreneurship. Pháp có
Chương trình Grande Écôle từ năm 2004, GD&ĐTKN cho cả sinh viên đại học và sau
đại học và Đại học Lyon có chương trình Khởi nghiệp sinh viên và sáng kiến “Đào tạo
nhà khởi nghiệp cho thế giới” từ năm 2003. Na Uy có Chương trình Bødo đưa môn


khởi nghiệp vào giáo trình đào tạo thạc sĩ kinh doanh. Đan Mạch chương trình Đào
tạo Thạc sĩ khởi nghiệp quốc tế [The International Master of Entrepreneurship
Education and Training - IMEET]. Hà Lan cũng đào tạo thạc sĩ về GD&ĐTKN, đặc
biệt, Trường Đại học Twente được coi là một trường đại học khởi nghiệp.
Ở một số nước châu Âu, kinh nghiệm thực tế của GD&ĐTKN đã được thiết lập
dưới dạng các khóa học có cấu trúc. Ví dụ ở Ireland, trong chương trình giảng dạy, «Năm
chuyển tiếp», «Chương trình chứng nhận hướng nghiệp» và «Chứng chỉ khởi nghiệp ứng
dụng» cho sinh viên cơ hội học hỏi về khởi nghiệp trong thực tế.
Ở Đức, có "hệ thống kép", trong đó đào tạo diễn ra ở trường, trong một công ty, và
trong giai đoạn sắp ra trường, và những viên được dạy làm thế nào để khởi nghiệp. Tại
Phần Lan, năm 2002, một ban chỉ đạo vì khởi nghiệp đã được thành lập để phát triển và
16


điều phối khởi nghiệp ở các cấp giáo dục khác nhau, với các thành viên của các bộ, tổ chức
và cơ sở giáo dục khác nhau. Ở Na Uy, “Doanh nghiệp trẻ Na Uy” là đối tác của Chính phủ
về giáo dục khởi nghiệp, và “Chương trình Công ty Sinh viên” hỗ trợ sinh viên phát triển
một hoạt động kinh tế thực sự ở quy mô nhỏ, hoặc để mô phỏng cách thức các công ty hoạt
động một cách thực tế thông qua các công ty nhỏ mà họ điều hành ở trường.
Ước tính mỗi năm có hơn 200.000 sinh viên tham gia vào các chương trình
GD&ĐTKN ở EU 25. Trong các trường đại học, việc đào tạo về khởi nghiệp cung cấp sự
chuẩn bị cụ thể về cách bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp, khuyến khích các ý tưởng
kinh doanh của sinh viên. Ví dụ, tại Đại học Macedonia ở Hy Lạp, sinh viên đã lựa chọn
các khóa học khởi nghiệp và sau đó xây dựng ý tưởng kinh doanh sáng tạo của họ và họ
làm một nghiên cứu khả thi như các doanh nhân tiềm năng. Điều này giúp sinh viên phát
triển kỹ năng và năng lực cần thiết trong quá trình khởi tạo doanh nghiệp, và ảnh hưởng
đến thái độ chung của họ đối với triển vọng nghề nghiệp.
Theo EU, GD&ĐTKN, điều quan trọng là các trường đại học và các viện kỹ thuật
coi khởi nghiệp là môn học riêng biệt và là một yếu tố quan trọng của chương trình giảng
dạy và khuyến khích sinh viên tham gia các khóa học này. Hơn nữa, sự kết hợp giữa thái độ


và kỹ năng khởi nghiệp với các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật sẽ giúp sinh viên có khả
năng thương mại hóa ý tưởng của mình.
Các chương trình GD&ĐTKN được sử dụng ở các nước phát triển như châu Âu và
châu Mỹ có các mục tiêu sau đây [Garavan & O’Cinneide, 1998: 8]:
• Để có được kiến thức ươm mầm cho khởi nghiệp hay tinh thần kinh doanh
• Để có được các kỹ năng trong việc sử dụng các kỹ thuật, trong phân tích các tình
huống kinh doanh và trong tổng hợp các kế hoạch hành động
• Để xác định và kích thích động lực khởi nghiệp, tài năng và kỹ năng
• Hoàn tác những sai lệch rủi ro của nhiều kỹ thuật phân tích
• Để phát triển sự đồng cảm và hỗ trợ cho tất cả các khía cạnh riêng của khởi nghiệp
• Để đưa ra thái độ đối với sự thay đổi
• Khuyến khích các công ty khởi nghiệp mới và các liên doanh khác.
GD&ĐTKN ở Anh
GD&ĐTKN là một yêu cầu bắt buộc trong các trường kể từ năm 2004, là một
phần của cải cách rộng lớn hơn hệ thống giáo dục. Bộ Giáo dục cung cấp kinh phí để
thúc đẩy đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp như là một phần của chương trình giảng
dạy.
Năm 2016, Hội đồng Khoa học và Công nghệ đã kiến nghị lên Thủ tướng
Chính phủ về tầm quan trọng của GD&ĐTKN trong các trường đại học, đặc biệt là
cho sinh viên đại học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học [STEM].
Kiến nghị của Hội đồng trên cho rằng hoạt động khởi nghiệp đối với các sinh viên tốt
nghiệp STEM sẽ dẫn đến hình thành các công ty dựa trên sáng tạo hơn đang được
hình thành và mở rộng quy mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng
năng suất. Trong Chiến lược công nghiệp năm 2017 đã nhấn mạnh mục tiêu của chính
phủ nhằm hỗ trợ và tăng quy mô thế hệ doanh nhân tiếp theo.
17


Bộ Giáo dục nước này đã ban hành Khung giảng dạy xuất sắc [TEF] cung cấp
cơ hội cho các tổ chức giáo dục đại học công nhận giá trị của giáo dục khởi nghiệp


chất lượng cao và nhấn mạnh các lợi ích nghề nghiệp cho sinh viên. “Đặc điểm Khung
kết quả giảng dạy xuất sắc và kết quả học tập” của Bộ Giáo dục ban hành cho phép
tham chiếu cụ thể đối với GD&ĐTKN. Kết quả học tập và đầu ra TEF bao gồm “Sự
tham gia của sinh viên trong doanh nghiệp và khởi nghiệp” và ‘Số lượng, tác động và
thành công của những người mới khởi nghiệp sau khi ra trường”.
Ngoài ra, khởi nghiệp đã được công nhận là môn học trong hệ thống mã hóa
“Phân loại môn học đại học” [Higher Education Classification of Subjects - HECoS].
Hội đồng tài trợ giáo dục đại học Anh [HEFCE] đã phát triển một Khung trao
đổi kiến thức [KEF] xây dựng dựa trên dữ liệu được thu thập bởi cuộc khảo sát trên
khắp nước Anh và dữ liệu của Quỹ cải tiến giáo dục đại học [HEIF] ở Anh. Khảo sát
đã công nhận tầm quan trọng của sinh viên khởi nghiệp, các hoạt động trao đổi tri
thức hỗ trợ khởi nghiệp và các sáng kiến giáo dục khởi nghiệp.
Tại Anh đã có một số sáng kiến, chương trình về GD&ĐTKN như: Creative
Women Entrepreneurship [CWE], được lập năm 2007, là một sáng kiến nghiên cứu
sau đại học của Trường Khởi nghiệp và Kinh doanh [SEB] tại Đại học Essex. Mục
đích của chương trình này là tăng sự quan tâm, kiến thức và năng lực trong khởi
nghiệp của nữ sinh viên sáng tạo và các nữ doanh nhân giai đoạn đầu trong các ngành
công nghiệp sáng tạo.
Sáng kiến Trung tâm đào tạo Khởi nghiệp Cambridge [CfEL] thuộc Đại học
Cambridge được thành lập năm 2003. Nhiệm vụ chính của Trung tâm CfEL là thúc
đẩy một nền văn hóa khởi nghiệp tại Đại học Cambridge và truyền bá tinh thần khởi
nghiệp trong. CfEL có 9 nhân viên toàn thời gian để lên kế hoạch và tổ chức các khóa
học về khởi nghiệp, bao gồm giám đốc, người quản lý chương trình, người quản lý
trung tâm và nhân viên hành chính. Các khóa học khởi nghiệp chủ yếu được giảng dạy
bởi các doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và thiên thần kinh doanh, chuyên gia ngân
hàng...
Đại học Cambridge cũng có sáng kiến “Advanced Diploma in
Entrepreneurship” từ năm 2009 - khóa học khởi nghiệp được công nhận đầu tiên tại
Đại học Cambridge. Sáng kiến “Bằng cấp khởi nghiệp nâng cao” này cung cấp một
chương trình rất thiết thực được thiết kế đặc biệt cho các doanh nhân tiềm năng. Nó


được tổ chức như là chương trình đào tạo bán thời gian kéo dài 15 tháng và được cấp
bằng bởi Đại học Cambridge. Chương trình tập trung vào những người đang cân nhắc
bắt tay vào con đường khởi nghiệp hoặc đã thực hiện các bước đầu tiên để khởi
nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ mới, doanh nghiệp xã hội, nghệ thuật hoặc
media.
Tại Anh cũng có một số tổ chức thúc đẩy GD&ĐTKN thông qua tổ chức các
giải thưởng, như Trung tâm quốc gia về khởi nghiệp trong giáo dục [NCEE] hỗ trợ
giáo dục khởi nghiệp trong các trường đại học. NCEE hỗ trợ các tổ chức phát triển
năng lực GD&ĐTKN của họ - cung cấp một loạt các dịch vụ cho các trường đại học,
và các lãnh đạo cấp cao và các học viên của họ - để đảm bảo nền giáo dục đại học của
Anh vẫn đi đầu trong khởi nghiệp và kinh doanh. NCEE hiện tài trợ cho Giải thưởng
khởi nghiệp đại học xuất sắc [Outstanding University Entrepreneurship Award]. Đây
18


là giải thưởng thường niên được trao cho một tổ chức giáo dục dại học xuất sắc trong
năm trong việc có những sáng kiến thúc đẩy GD&ĐTKN hiệu quả. Giải thưởng tôn
vinh tổ chức đã phát triển và đưa ra một cách tiếp cận đặc biệt để tích hợp khởi nghiệp
trong văn hóa và các chương trình của trường. Thành tích này phải có một tác động
đáng kể ở cấp khu vực, quốc gia hoặc quốc tế. Trong năm 2017, Đại học Liverpool
John Moores được nhận giải thưởng này.
Đại học Liverpool John Moores đã trở thành một "Đại học khởi nghiệp thực
sự", với tinh thần khởi nghiệp được hỗ trợ và khuyến khích trong và ngoài chương
trình giảng dạy. Đại học Liverpool John Moores đã khởi động “Học viện Giáo dục
khởi nghiệp” vào tháng 9 năm 2015. Học viện giúp tạo ra chương trình giảng dạy có
liên quan trực tiếp đến khởi nghiệp và đã tạo ra nhiều quan hệ đối tác với các doanh
nghiệp, tổ chức dân sự và tổ chức từ thiện. Nhờ Học viện mà hơn 10.000 sinh viên đã
và đang được giảng dạy về khởi nghiệp. Học viện cho đến nay đã liên kết 17.000 sinh
viên với 1.800 tổ chức các loại. Các liên kết rộng hơn đến hệ thống trường học của
Merseyside đã tạo điều kiện đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho 4.000 sinh viên đại học,


10.000 học sinh trung học.
Bên cạnh đó, Sáng kiến "train-the-trainers" đã giúp huấn luyện các cố vấn kinh
doanh với 600 nhà giáo dục đã được hưởng lợi trong hai năm kể từ khi sáng kiến bắt
đầu. Trong khi đó, 2.000 doanh nghiệp tự do đã được tạo ra bởi sinh viên, với một tác
động kinh tế ước tính khoảng 4 triệu bảng.
Đức
Trong một thời gian dài, nền kinh tế Đức phát triển chủ yếu dựa vào các tập
đoàn lớn và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kể từ năm 2005, một nguồn lực thứ 2
đã được hình thành và ngày càng trở nên quan trọng, đã và đang tạo ra việc làm cũng
như giá trị lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số - đó là các dự án startup. Hoạt động khởi
nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Đức. Sự bùng
nổ của làn sóng khởi nghiệp tại Đức không ngừng thu hút giới trẻ tự đứng ra thành lập
doanh nghiệp riêng, trong số đó có không ít bạn trẻ vẫn còn đang ngồi ghế nhà trường.
Theo ước tính, năm 2016 có khoảng 6.000 dự án khởi nghiệp ở Đức. Berlin hiện đang
được coi là thủ đô khởi nghiệp tại Đức cũng như tại khu vực châu Âu. Berlin được ghi
nhận là nơi rất tốt cho việc đào tạo khởi nghiệp và nền tảng khung hỗ trợ đa dạng. Bởi
tại đây có đến 34 trường đại học, có các tổ chức khoa học được xếp hạng cao và các
trung tâm nghiên cứu xuất sắc, cộng thêm mối quan hệ được thiết lập tốt giữa đại học
và ngành công nghiệp.
Đức cũng là một trong những nước EU quan tâm đặc biệt tới GD&ĐTKN.
Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới BIEM CEIP được thành lập bởi Đại học Potsdam
vào năm 2004 với mục tiêu tập hợp và thúc đẩy các sáng kiến khởi nghiệp hiện có
trong trường đại học. Các hoạt động của nó còn bao gồm các đối tác tài chính [ngân
hàng, đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần], các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và các
công ty địa phương. BIEM CEIP điều hành một chương trình GD&ĐTKN đặc biệt
[bao gồm cả quản lý đổi mới], được tích hợp vào các khóa đào tạo cử nhân và thạc sĩ,
và cung cấp các khóa học bổ sung cho sinh viên sau đại học, các nhà khoa học tự
nhiên. Nghiên cứu là trụ cột chính thứ ba của các hoạt động của BIEM CEIP. Các dự
án nghiên cứu tập trung vào: Nền tảng kinh doanh và khởi nghiệp quốc tế, lập kế
19




hoạch chiến lược, quy trình đổi mới, quản lý và tư vấn, đổi mới mở, phát triển sự
nghiệp kinh doanh cho phụ nữ.
Các chính sách chung của Chính phủ cũng như các trường đều nhằm khuyến
khích khởi nghiệp. Các trường đại học có nhiệm vụ rõ ràng về khởi nghiệp, tập trung
để thay đổi tư duy. Hướng tới việc đưa giới trẻ nghĩ về tạo ra giá trị hơn là tìm kiếm
một việc làm. Theo một khảo sát tại các trường đại học ở Berlin cho thấy, các hoạt
động GD&ĐTKN vẫn đem lại lợi ích cho một tỉ lệ sinh viên [khoảng 5 – 7%]. Các
chính sách chung của Chính phủ cũng như trường đều nhằm khuyến khích khởi
nghiệp. Các trung tâm khởi nghiệp thường được thiết lập từ 3 trường đại học với mục
đích cùng nhau trong công việc hỗ trợ khởi nghiệp, khuyến khích các hoạt động đào
tạo khởi nghiệp. Các trung tâm đã thiết lập mạng lưới kết nối và hợp tác với các cựu
sinh viên là sáng lập viên, các chuyên gia tư vấn kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh
doanh, các nhà đầu tư thiên thần, cũng như là các quỹ đầu tư. Tất cả đều được đưa vào
các hoạt động đào tạo nhằm mang tới các góc nhìn định hướng thực tế.
Hầu hết các trường đại học của Đức đều có các khóa GD&ĐTKN. Nhiều
trường đại học có phòng chuyển giao công nghệ và các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp.
Các hoạt động khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ còn được đặt trong các vườn
ươm khác nhau, các công viên khoa học/công nghệ xung quanh các trường đại học.
Đây là sáng kiến hỗn hợp tốt cho khởi nghiệp. Các tiện ích ươm tạo khác nhau và các
trung tâm công nghệ được hỗ trợ tài chính hoàn toàn. Chẳng hạn, Đại học Rostock một trong 3 ngôi trường lâu đời nhất tại Đức, có hoạt động đào tạo khởi nghiệp sôi
động. Văn hóa khởi nghiệp được đặt ở vị trí cao trong các chính sách ở Đại học
Rostock. Nó bao gồm việc hỗ trợ những người tích cực trong các hoạt động khởi
nghiệp và kinh doanh như nhân viên, sinh viên. Ngoài ra, nó còn gia tăng kết nối giữa
khu vực công – tư, gia tăng liên kết giữa đại học và ngành công nghiệp trong giảng
dạy, liên kết giữa nguồn tài chính công và tư cho khởi nghiệp. Một số sáng kiến trong
đào tạo khởi nghiệp đã được thiết lập, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên
trong khuôn viên trường và tạo ra các mô-đun GD&ĐTKN mới nhằm vào sinh viên
đại học. Trường đã có sự phát triển đáng kể về cơ sở hạ tầng rộng và đa dạng để thúc


đẩy và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cả trong và ngoài Đại học Rostock và môi trường
này bao gồm các giai đoạn khác nhau trong quy trình và nhắm mục tiêu vào một số
phân khúc thị trường cụ thể, ví dụ: trong công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh
học.
Ngoài các chương trình học về GD&ĐTKN, nhiều trường đại học ở Đức còn tổ
chức Cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh Berlin Brandenburg và vài cuộc thi nhỏ khác ở
các trường đại học là chìa khóa trong việc marketing về khởi nghiệp. Huấn luyện và
mentor là chìa khóa của nền tảng hỗ trợ. Tất cả các trường đại học đều cung cấp chỗ
cho nhà sáng lập chọn lựa, có thể trong hoặc ngoài Campus, và miễn phí sử dụng các
phòng lab. Hỗ trợ kế hoạch kinh doanh, giúp gia tăng vốn, mạng lưới kết nối và đào
tạo về kế toán, marketing. Nhiều sáng kiến trong đào tạo khởi nghiệp đã được hình
thành, khuyến khích khởi nghiệp cho sinh viên trong toàn bộ trường và tạo ra các
module mới về môn học khởi nghiệp cho sinh viên. Rõ ràng, việc phát triển rộng rãi
và với hạ tầng đa dạng đã khuyến khích các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cả bên trong
và bên ngoài trường đại học. Môi trường này có thể đảm bảo cho các giai đoạn khác
nhau của quá trình tạo ra doanh nghiệp mạo hiểm và tập trung vào một vài phân khúc
20


thị trường riêng biệt.
Tại Beuth Hochschule, theo sau truyền thống về khoa học ứng dụng, là các
hoạt động khuyến khích hỗ trợ khởi nghiệp theo hướng hệ thống với mục đích chuyển
ý tưởng khởi nghiệp thành doanh nghiệp. Gründerwerkstatt là nơi cho các nhà sáng
lập tại trung tâm Berlin, cung cấp 20 nhóm startup từ các trường đại học khác nhau những người đã vượt qua quá trình chọn lựa nghiêm ngặt, một Gründerstipendium và
18 tháng được miễn phí văn phòng để phát triển sản phẩm và dịch vụ. Tại Technical
University, Gründungsservic tổ chức các sự kiện, đào tạo khởi nghiệp trong chuỗi
chương trình giảng dạy với các cựu sinh viên, nhằm cải thiện các điểm yếu về khởi
nghiệp. Tại Freie University, trung tâm khởi nghiệp Profund một phần của văn phòng
chuyển giao công nghệ, đây là nơi đặc biệt ưa thích cho sự quản lý chuyên nghiệp và
chiến lựơc để đạt được tài chính ổn định.


Mạng lưới kết nối trao đổi thông tin giữa các trung tâm được phát triển tốt ở
mức độ cá nhân và không chính thức. Vào năm 2015, có 2,1 tỷ Euro vốn đầu tư được
đổ vào các dự án startup ở Berlin. Điều này đã biến Berlin trở thành nơi có nguồn vốn
khởi nghiệp lớn nhất châu Âu, xếp thứ hai là London với giá trị đầu tư là 1,7 tỷ Euro.
Doanh thu lớn nhất của Đức cũng nằm ở Berlin. Berlin thu hút gần 34% lực lượng lao
động đến từ nước ngoài, và đang hướng tới mục tiêu đạt được mức trung bình so với
các điểm nóng công nghệ hàng đầu thế giới như Tel Aviv, New York và Thung lũng
Silicon
Kể từ năm 1998, Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức [BMWi] đã trao
tặng học bổng startup có tên gọi “EXIST” cho các sinh viên và những người đã tốt
nghiệp. Bộ này cũng đầu tư quỹ startup công nghệ cao. Chương trình Digital Agenda
2020 của Chính phủ Liên bang đã cam kết xây dựng một nền kinh tế - kỹ thuật số để
cạnh tranh với các nền kinh tế lớn trên thế giới và biến Đức trở thành “Quốc gia phát
triển kỹ thuật số hàng đầu châu Âu”. Đây là những động lực cho GD&ĐTKN. Ngoài
ra, các cuộc thi và giải thưởng khởi nghiệp, như Cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh
Berlin Brandenburg và vài cuộc thi nhỏ khác ở các trường đại học, là chìa khóa trong
việc marketing về khởi nghiệp.
Phần Lan
Phần Lan chỉ có khoảng 5,4 triệu dân nhưng lại có một hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo mạnh cùng với sự phổ biến các chương trình GD&ĐTKN. Tại Phần Lan,
cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi
mới của nền kinh tế nước này.
Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới [WEF] 2017, Phần Lan được xếp
hạng là nền kinh tế sáng tạo thứ tư thế giới. Thủ đô Helsinki của nước này từ lâu đã
được xem là trung tâm khởi nghiệp của châu Âu. Phần Lan có một cộng đồng khởi
nghiệp khá năng động và đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong vòng 10 năm
qua. Khởi nghiệp đã trở nên phổ biến trong giới trẻ ở Phần Lan. Theo đó, trung bình
mỗi năm có khoảng 4.000 – 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập
ở nước này; đồng thời, các hoạt động hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo cũng hoạt động
tích cực. Hàng năm, khoảng 17.000 startup, các nhà đầu tư và các cơ quan truyền


thông đến từ khoảng 100 quốc gia trên thế giới có cơ hội quy tụ tại chương trình Slush
được tổ chức tại thủ đô Helsinki. Đây là sự kiện khởi nghiệp và công nghệ hàng đầu
21


thế giới, nơi các doanh nghiệp khởi nghiệp và các tài năng công nghệ gặp gỡ với
những nhà đầu tư hàng đầu và lãnh đạo các tập đoàn quốc tế lớn.
Giống như rất nhiều hệ sinh thái khởi nghiệp khác, Phần Lan có hệ thống quỹ
đầu tư và cơ sở hạ tầng rất tốt để hỗ trợ các thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ. Theo đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được Cơ quan Gây quỹ Hỗ trợ
Sáng tạo và Công nghệ [TEKES] hỗ trợ tài chính và thậm chí thuyết trình hộ dự án
của họ. Ví dụ: trong năm 2015, TEKES đã cấp vốn cho 700 dự án khởi nghiệp khác
nhau và trong 6 năm qua, TEKES đã rót tổng cộng 140 triệu Euro vào nhiều dự án
khởi nghiệp khác nhau. Giám đốc Điều hành TEKES- Jukka Hayrynen, việc giải ngân
ban đầu cho các dự án khởi nghiệp là khá dễ dàng để các công ty khởi nghiệp có thể
tìm kiếm thị trường cho bản thân.
Bộ Giáo dục Phần Lan chỉ đóng vai trò định hướng còn các trường học được
quyền tự chủ để điều chỉnh bài học, cách giảng dạy ở quy mô lớn. Điều này sẽ giúp
các trường học có đủ không giản để dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong
chương trình giảng dạy chính của quốc gia. Ví dụ, một trường trung học ở thành phố
Espoo đã chọn mảng kiến thức về công nghệ như là điểm nhấn trong chương trình
giảng dạy. Trường Saarnilaakson Koulu mở lớp học đặc biệt chỉ với 20 học sinh
chuyên về khám phá các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông qua nhiều
môn học khác nhau. Ngoài trường học, các tổ chức phi lợi nhuận như Văn phòng
Thông tin Kinh tế [EIO] cũng tích cực tham gia vào quá trình đào tạo thanh thiếu niên
Phần Lan. Ví dụ, EIO hỗ trợ sự kiện Slush Youth- chương trình thúc đẩy tư duy sáng
tạo và kinh doanh trong giới trẻ. Xã hội và thị trường lao động ngày càng trở nên phức
tạp và thay đổi nhanh chóng. Điều cần làm bây giờ là thúc đẩy, truyền cảm hứng cho
giới trẻ để học sinh sinh viên quan tâm hơn tài chính, kinh tế và kinh doanh. Đây là
điều quan trọng để phát triển kinh tế khu vực tư nhân, đẩy mạnh phong trào và tinh


thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Với việc đề cao GD&ĐTKN, giáo dục đại học đóng vai trò rất quan trọng trong
hệ sinh thái khởi nghiệp tại Phần Lan, hỗ trợ mạnh mẽ cho sinh viên khởi nghiệp và
đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp bên ngoài trong công tác khảo sát, nghiên
cứu và phát triển khởi nghiệp. Tại Phần Lan, các trường đại học ngoài 2 chức năng
truyền thống là nghiên cứu và đào tạo dựa trên nghiên cứu, thì chức năng thứ 3 không
kém phần quan trọng là đóng vai trò chính trong việc cung cấp công nghệ và mô hình
kinh doanh mới phục vụ cho phát triển kinh tế và đổi mới sáng tạo trong vùng. Để
thực hiện chức năng thứ 3, chính phủ cung cấp 65% vốn và các trường đại học sẽ tự
tìm 35% vốn còn lại.
Phần Lan từ lâu đã được biết đến với sự đổi mới trong giáo dục ở mọi cấp độ.
Hệ thống giáo dục Phần Lan đã thực hiện nhiều cải cách lớn liên quan đến giáo dục
đại học, trong đó có cuộc cải cách đại học năm 2010 nhằm hỗ trợ và khuyến khích
khởi nghiệp trong giới trẻ. Tại Phần Lan, GD&ĐTKN phát triển rất mạnh, để ngay từ
khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên đã có thể "nghĩ về một công ty". Nước này
thực sự tập trung vào khởi nghiệp kể từ giữa những năm 90, khi “Thập kỷ khởi
nghiệp” được đưa ra. Chiến lược mới nhất về GD&ĐTKN trong nước được gọi là
“Hướng dẫn GD&ĐTKN” và nó làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho sự phát triển của
GD&ĐTKN trong nước và các mục tiêu và ưu tiên cho tương lai.
22


“Hướng dẫn GD&ĐTKN” được phát triển bởi các cơ quan giáo dục và việc
làm cùng với các đối tác xã hội, đại diện địa phương và khu vực, các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức chuyên về thúc đẩy khởi nghiệp và GD&ĐTKN, học giả và giảng
viên. Hướng dẫn không bao gồm số liệu thống kê về tình trạng hiện tại hoặc các chỉ số
định lượng để theo dõi các mục tiêu được xác định cho sự phát triển của GD&ĐTKN
trong nước.
Phần Lan cũng có các chươnng trình thúc đẩy GD&ĐTKN như Chương trình
Giáo dục khởi nghiệp Phần Lan, với người thụ hưởng là sinh viên tại các trường đại


học và cao đẳng kinh doanh ở Phần Lan.
Phần Lan ngày nay được coi là một trong những trung tâm khởi nghiệp công
nghệ hàng đầu thế giới. Startup tại Phần Lan không chỉ nổi tiếng với những Startup
kiểu giải trí như Angry Birds mà còn là sự phát triển của hàng chục Startup trong lĩnh
vực giáo dục với trị giá của mỗi Startup có thể lên tới 1 tỷ USD. Chỉ trong năm 2014,
tại Phần Lan có hơn 400 công ty mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao được thành lập.
Nguyên nhân của sự phát triển về khởi nghiệp tại Phần Lan là do Chính phủ Phần Lan
tập trung hỗ trợ và khuyến khích khởi nghiệp trong sinh viên, chủ yếu là ở lĩnh vực
công nghệ. Các Startup được sự hỗ trợ bằng những nghiên cứu khoa học từ chính các
trường đại học ở Phần Lan. Các nghiên cứu này như một bệ đỡ quan trọng cho sản
phẩm của các Startup đi đúng hướng, phù hợp với người dùng không chỉ riêng ở Phần
Lan mà còn trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Piia Nurmi and Kaisu Paasio về khởi nghiệp trong các trường
đại học Phần Lan [Entrepreneurship in Finnish universities] năm 2004. Báo cáo đã
nghiên cứu 21 trường đại học tại Phần Lan về hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó có 10
trường đào tạo đa ngành, 3 trường công nghệ, 3 trường kinh tế và 4 trường nghệ thuật,
ngoài ra còn có các trường thuộc Bộ quốc phòng. Các trường đại học đa ngành được
nêu có 18 chuyên ngành khác nhau nhưng khởi nghiệp được nhận định là liên quan
đặc biệt đến kinh tế và công nghệ. Các trường đại học công nghệ có mối quan hệ mật
thiết mạnh mẽ với cộng đồng kinh doanh và sinh viên đều hiểu về tinh thần khởi
nghiệp, các hoạt động khởi nghiệp được tổ chức thường xuyên. Các trường đại học
kinh tế: Đào tạo kinh doanh và khởi nghiệp thể hiện rất mạnh mẽ với nhiều cách khác
nhau. Tuy nhiên, khởi nghiệp ở các trường đại học kinh tế không khả thi với tất cả
sinh viên, vì số lượng sinh viên học về khởi nghiệp và xem nó là quan trọng thấp hơn
mục tiêu truyền thống là học về quản trị.
Bên cạnh các chương trình GD&ĐTKN trong trường đại học, các sinh viên
Phần Lan còn được nhiều tổ chức phi chính phủ như Văn phòng Thông tin Kinh tế
[EIO] hỗ trợ để có thêm nhiều kiến thức thực tế. Những người làm về thúc đẩy khởi
nghiệp thường tổ chức chuỗi sự kiện dành cho thanh niên trong các lĩnh vực như lập
trình và phát triển tư duy nhằm khuyến khích sự kết nối và khát vọng khởi nghiệp của


sinh viên. Các trường cũng khuyến khích khởi nghiệp bằng cách tham gia sâu vào việc
chuyển giao công nghệ và các mô hình spin off, phát triển các doanh nghiệp có sẵn
bằng cách thương mại hóa dựa vào các nghiên cứu của trường. Chính phủ Phần Lan
coi việc sinh viên tiếp cận khởi nghiệp càng sớm càng tốt, bởi việc này sẽ giúp họ có
được tiếng nói chung cho tương lai khởi nghiệp sau này.

23


Tài liệu giáo dục khởi nghiệp

Loại: Ngày xuất bản: Tham khảo:
Ấn phẩm
Ngày 07 tháng 7 năm 2019
VIE/14/04/USA[ILO_REF]

Download:

  • Tài liệu giáo dục khởi nghiệppdf - 7.6 MB

Nhằm bổ sung, hoàn thiện tài liệu giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh và quản lý giáo dục hướng nghiệp, Vụ Giáo dục thường xuyên phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam [ILO] tổ chức biên soạn bộ tài liệu Giáo dục khởi nghiệp. Bộ tài liệu này gồm 4 cuốn, trong đó có 2 cuốn hướng dẫn giáo viên và 2 cuốn bài tập cho học sinh ở 2 cấp THCS và THPT. Các nhà trường, giáo viên có thể lựa chọn các bài, mô đun phù hợp để làm tư liệu giảng dạy cho các chủ đề giáo dục hướng nghiệp hoặc môn công nghệ.

Khu vực và Quốc gia: Việt Nam

Công cụ

  • A
  • A+
  • A++
In

Chia sẻ nội dung này

in

Dự ánDự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam

Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên

Cỡ chữ Màu chữ:

Trong hai ngày 21, 22/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] đã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020. Tới dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và hàng ngàn học sinh sinh viên.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi động Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020

Tạo nền tảng tư duy, phương pháp để hỗ trợ HSSV khởi nghiệp sáng tạo

Phát biểu khai mạc,Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh cho biết, năm 2017, Thủ thướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Bộ GDĐT là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai đề án quan trọng này.

Nghị quyết Trung ương số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác định mục tiêu là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Việc học của học sinh sinh viên theo đó sẽ “đi đôi với hành”, gắn chặt chẽ lý luận với thực tiễn...

Hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp sáng tạo, là một trong những giải pháp quan trọng, thiết thực để triển khai hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ đã giao, thời gian qua, Bộ GDĐT phối hợp với các Bộ ngành trung ương và địa phương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, giải pháp để hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

“Bộ GDĐT đã, đang và sẽ tiếp tục tạo nền tảng căn bản cho các em về tư duy, phương pháp một cách toàn diện. Đây là một yếu tố mang tính căn bản, bởi muốn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì đầu tiên tư duy, phương pháp của các em phải đổi mới. Ngành Giáo dục xác định đây là trách nhiệm, là sứ mệnh của Ngành và của các cán bộ, giáo viên”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.

Theo Thứ trưởng, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là kết quả của một tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo từ phổ thông đến cao đẳng đại học, chứ không chỉ đơn thuần là tên gọi của một đề án hay một phong trào. Có thể như thế hoạt động này mới giữ được nguyên vẹn ý nghĩa.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu khai mạcNgày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020

Từ năm 2018, Bộ GDĐT tổ chức Ngày hội khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên với trọng tâm là cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp [SV- STARTUP] nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học; giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực. Tham dự cuộc thi, các học sinh được thể hiện ý tưởng, tìm kiếm cơ hội để biến ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của mình thành hiện thực. Đây đồng thời là môi trường quan trọng để kết nối “3 nhà”: nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. Với nhà nước, sản phẩm của giáo dục và đào tạo chính là nguồn nhân lực chất lượng cao; Với doanh nghiệp, đây là một sân chơi bổ ích để tìm kiếm ý tưởng/dự án mới để có thể đầu tư và mang lại lợi nhuận cho mình cũng như lợi ích cho cộng động, xã hội.

Sau 3 năm triển khai, cuộc thi đã thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên tham gia với các dự án chất lượng ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề. Năm 2018, có hơn 200 ý tưởng/dự án tham dự; năm 2019 con số này tăng lên gần 400 nhưng đến năm 2020, sau gần 5 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 600 ý tưởng/dự án của các bạn trẻ tham dự.

Khi xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh, các học sinh, sinh viên thường quan tâm đến nguồn lực tài chính, nguồn vốn ban đầu để triển khai. Vấn đề này đã và đang được được Bộ GDĐT, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan xây dựng các chính sách và hướng dẫn hỗ trợ người học. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, điều các bạn trẻ cần quan tâm nhất là chăm chút cho nguồn lực lớn nhất của mình - các ý tưởng sáng tạo.

“Nguồn lực lớn nhất của các bạn khi tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là ý tưởng mới, là chất xám, là cái riêng có, cái độc quyền, là lợi thế to lớn nhất của các bạn. Cái các bạn cần chính là “cơ hội” để biến ước mơ thành hiện thực. Vì vậy, việc tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin, nhất là tham gia cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sẽ mang lại nhiều cơ hội để các bạn cọ sát với những người cùng đam mê, với các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu. Một khi ý tưởng của các bạn lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi đó cơ hội thành công của các bạn lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ tập trung vào tìm nguồn vốn. Hãy chăm chút cho ý tưởng/dự án/ sản phẩm của mình và tích cực tìm hiểu, tham gia cuộc thi”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhắn nhủ.

Lãnh đạo Bộ GDĐT trong các hội thảo diễn ra sau đó đã cho biết tới đây Bộ sẽ ban hành thông tư về khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đào tạo, để tạo hành lang pháp lý giúp hoạt động này của học sinh sinh viên được đẩy mạnh, phát triển và đạt nhiều hiệu quả thiết thực.

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước từ hoạt động khởi nghiệp

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhắc lại câu chuyện đất nước những năm đầu thực hiện đổi mới [năm 1986], Hà Nội có toà nhà lớn được chọn làm Đại sứ quán Mỹ, nay đã trở nên vô cùng nhỏ bé giữa lớp lớp cao ốc mới. Với những thay đổi dễ nhận thấy đó, lãnh Chính phủ khẳng định, Việt Nam đã có bước tiến rất dài, phát triển, lớn mạnh. Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình liên tục cao thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế vẫn thua kém nhiều quốc gia do GDP bình quân trên đầu người trong nhiều năm vẫn ở mức trung bình là 130 thế giới, riêng năm nay với cách tính khác thì ở khoảng 100.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc

“Thế giới ngày nay giống như cuộc chạy đua việt dã, lơi lỏng một chút, bước sai một chút, có thể bị tụt lại, thậm chí là loại khỏi cuộc chơi, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Phó Thủ tướng nói, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng phải đổi mới, sáng tạo, phát triển đất nước.

Báo cáo Việt Nam 2035 [công bố đầu năm 2016] nhận định, để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, liên tục trong 20 năm tiếp theo thu nhập GDP của Việt Nam phải tăng khoảng 7,5%/năm. Đảng, Chính phủ đặt ra yêu cầu phát triển đất nước nhanh hơn, nhưng phải bền vững theo Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam đã cam kết tham gia. “Việt Nam không chấp nhận nghèo mãi nhưng cũng không mong về một xã hội có thu nhập rất cao mà không yên bình, không có tình yêu thương, không an toàn. Chúng ta phải phát triển nhanh hơn nhưng bền vững. Việt Nam hoàn toàn có thể làm được điều này vì tiềm lực đất nước còn rất lớn”, Phó Thủ tướng nói.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, theo lãnh đạo Chính phủ, cần có sự tham gia, góp sức mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng đất nước. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì ưu tiên hơn là tập trung nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển; đặc cần tìm ra, khơi dậy, tạo điều kiện để những cộng đồng doanh nghiệp start-up lớn mạnh thật nhanh, có sức bật lớn.

“Điều thứ 2 chúng ta phải chú trọng thực hiện là đổi mới giáo dục đào tạo. Tất cả các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, tôn trọng Việt Nam đều vì tôn trọng nguồn nhân lực của đất nước ta”, Phó Thủ tướng nói và dẫn chứng về các chỉ số của giáo dục tiểu học, THCS Việt Nam đều ở mức tiệm cận các nước OECD; giáo dục đại học năm qua cũng đạt nhiều thành tựu như 4 trường lọt top 1.000 cơ sở tốt nhất thế giới...

“Phải tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo, đưa sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp vào giáo dục phổ thông và trực tiếp nhất là giáo dục đại học… Chúng ta không kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp start-up thành công trong trường phổ thông, trường đại học, nhưng qua đó chúng ta có thể khơi dậy khát vọng xây dựng và phát triển đất nước của người trẻ; giúp các em có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hữu ích cho việc học, việc làm về sau”, Phó Thủ tướng nói.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ trao giải Nhất cho các dự án đạt giải Nhất của khối học sinh

Từ 600 dự án ở nhiều lĩnh vực gửi tới tham dự cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020, BTC đã chọn ra 15 dự án xuất sắc nhất toàn quốc của khối sinh viên và 10 dự án khối học sinh vào vòng tranh tài chung kết. Tại đây, các đội thi phải thuyết trình, bảo vệ trực tiếp các ý tưởng dự án của mình trước hội đồng Giám khảo là các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân uy tín.

Chung cuộc, các học sinh đến từ Sở GDĐT tỉnh Đăk Lăk đã giành giải Nhất với dự án “Sản xuất và kinh doanh ống hút từ hạt bơ”. Giải thưởng này ở khối sinh viên được trao cho dự án “Phế phẩm nông nghiệp-tài nguyên cho giấy bao bì” của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Các sinh viên đạt giải Nhất được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT; 60 triệu đồng tiền mặt; gói hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ triển khai dự án với trị giá 115 triệu đồng và cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD.

Dự án đạt giải Nhất của khối học sinh sẽ nhận được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT và 30 triệu đồng tiền thưởng.

Gửi email
In trang

Tweet

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề