Giáo trình nhà nước và pháp luật các quốc gia ASEAN

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

"Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới" do PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn [chủ biên] là học liệu phục vụ giảng dạy bộ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới tại khoa Luật - Trường đại học quốc gia Hà Nội.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Tác giả:PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn [chủ biên]

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Lịch sử là những gì đã diễn ra, nhưng lịch sử đem lại kết quả cho hiện tại. Những thành tựu tiến bộ mà chúng ta có được ngày hôm nay về luật pháp, không phải tự nhiên mà có, đó là quá trình phát triển rất dài của lịch sử. Muốn đưa ra được giải pháp thuyết phục cho những vấn đề thực tiễn phát sinh trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh vực pháp lý, người ta cũng tìm về với lịch sử, tìm trong đó những kinh nghiệm, những bài học nào có thể có ý nghĩa với hiện tại, kể cả những thành công và thất bại. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được quy luật và vận dụng những tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật phục vụ cho hiện tại và kiến tạo tương lai đang là một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.

Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước.

Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại, theo trục thời gian từ thời cổ đại, thời trung đại đến thời cận, hiện đại.

Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về lịch sử nhà nước và pháp luật. Vì vậy, đây là một môn học lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cũng cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người đọc lý giải được những vấn đề đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại.

Trên cơ sở kế thừa các giáo trình đã xuất bản, đặc biệt là Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1997 và Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2007 và năm 2013, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới năm 2014 do NXB Chính trị quốc gia ấn hành, Giáo trình tiếp tục cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể.

Các vấn đề được trình bày trong Giáo trình này được nêu ngắn gọn, dung lượng vừa phải, đi vào bản chất vấn đề, để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu mở rộng.

Giáo trình được phân chia theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống là thời cổ đại và thời cận đại, hiện đại. Nội dung của hầu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật những nội dung mới một cách đầy đủ và toàn diện.

Từng nội dung trong giáo trình được viết theo hướng phản ánh trung thực lịch sử, bám sát các quy phạm pháp luật và bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung và ý nghĩa. Tác giả cũng đã sử dụng nhiều tài liệu, trong đó có cả những tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài để phản ánh một cách khách quan, trung thực từng nội dung cụ thể của môn học.

Nội dung giáo trình được biên soạn với cấu trúc06 phần như sau:

Phần mở đầu: Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Chương II: Tiến trình hình thành và phát triển nhà nước và pháp luật trên thế giới

Phần I: Nhà nước và pháp luật thời cổ đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật một số nước Phương Đông thời cổ đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Phương Tây thời cổ đại

Phần II: Nhà nước và pháp luật thời trung đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật ở Tây Âu thời trung đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật Trung Quốc thời trung đại

Phần III: Nhà nước và pháp luật thời cận và hiện đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời cận đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại

Phần IV: Nhà nước và pháp luật Công xã Paris, Liên Xô và các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Chương I: Công xã Paris năm 1871

Chương II: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Liên Xô [1917 – 1991]

Chương III: Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Phần V: Một số xu hướng vận động và phát triển tiêu biểu của nhà nước và pháp luật trong thế kỷ XXI

Chương I: Nhà nước và pháp luật trong thế kỷ XXI

Chương II: Xu hướng công bằng xã hội và dân chủ

4. Đánh giá bạn đọc

Về cơ cấu, giáo trình này chỉ tập trung giới thiệu về lịch sử nhà nước và pháp luật của những khu vực điển hình trên thế giới theo từng thời kỳ. Những bấn đề về nhà nước và pháp luật của các nước Đông Âu, Bắc Âu, Châu Phi, ASEAN và những khu vực khác sẽ đươc bổ sung, mở rộng khi có điều kiện.

Giáo trình Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là học liệuquan trọng và cần thiết phục vụnhu cầu giảng dạy và học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới của giáo viên và sinh viên, là tài liệu bổ ích cho tất cả những sinh viên, học viên cao học ngành luật học, các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - TS. Nguyễn Minh Tuấn".

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số đặc trưng cơ bản của nhà nước phong kiến Trung Quốc để bạn đọc tham khảo:

Nhà nước phong kiến Trung Quốc ra đời từ thế kỉ thứ III TCN. Chế độ phong kiến từng bước được hình thành cả ở haiyếu tố: quan hệ sản xuất phong kiến và thượng tầng kiến trúc – nhà nước phong kiến.Nhà nước phong kiến trung quốc ngay từ đầu và trong suốt quá trình tồn tại là chính thểquân chủ chuyên chế và ngày càng được hoàn thiện cho nên mang một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, nhà nước phong kiến Trung Quốc là chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương Đông. Ởbất kì triều đại nào, xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế ngày càng phát triển mang tính cực đoan.

- Trước tiên biểu hiện của chính thểquân chủ chuyên chế là thực hiện trung ương tập quyền cao độ, nhưng quân quyền là trên hết mọi quyền lực nằm trong tay hoang đế. Hoàng đế có: vương quyền, thần quyềnvà pháp quyền.

- Chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến Trung Quốc tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở và do những nhu cầu sau: [i] Cơ sở kinh tê xã hội: đó là chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất; [ii] Cơ sở chính trị: giai cấp địa chủ trung quốc hầu hết là tung và đại địa chủ; [iii] Cơ sở tư tưởng của nhà nước quân chủ cuyên chế trung hoa là thuyết trị nho giáo.

- Nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Quốc được thiết lập, không chỉ đáp ứng nhu cầu tổ chức công cuộc trị thủy – thủy lợi, đàn áp phong trào đấu tranh củanhân dân trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu bành trướng và xâm lược của giai cấp phong kiến bên ngoài.

Thứ hai, trong suốt thời kì tồn tại của mình, nhà nước luôn luôn sửdụng Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị.

- Tư tưởng cơ bản của Nho giáo là muốn tạo ra những thể chế xã hội ổn định trong trật tự gia đình, trong nhà nước,coi việc đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị là mục tiêu cơ bản

-Phương pháp giải quyết mối quan hệ trong xã hội của Nho giáo là bắt buộc phải tuôn theo vô điều kiện: người trẻ tuổi phải phục tùng người nhiều tuổi; người dưới phải phục tùng người trên; người không phải là người Trung Quốc phải phục tùng người Trung Quốc.

- Tam cương là nền tảng giáo lí của đạo Nho. Về mặt chính tri, thực chất quan hệvua tôi; cha con; chồng vợ nhằm củng cố trật tựđẳng cấp phong kiến mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng. trong đó trung quân là cốt lõi của mọi trật tự xã hội và quan hệ xã hội.

- Mục tiêu giáo lí của Nho giáo là xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế và bành trướng xâm lược ra bên ngoài. Cho nên, ngay từ sớm và trong suốt quá trình tồn tại, giai cấp thống trị Trung Quốc đã lấy Nho giáo làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho công cuộc xây dựng và củng cố nhà nước.

Thứ ba, luôn luôn tiến hàng chiến tranh xâm lược nhàm mở rộng lãnh thổ và ách thống trị của mình. Chức năng xâm lược ra bên ngoài là chức năng cơ bản của nhà nước Trung Quốc.

- Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của thời kì phong kiến, hầu hết các triều đại đều là đế chế lớn: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trên cơ sở lịch sử lâu đời và phát triển kế tiếp của các nền đế chế, nhà nước Trung Quốc rấtgiàu kinh nghiệm và thủ đoạn trong việc áp bức bóc lột nhân dân trong nước và chinh phục đồng hóa các dân tộc khác.

- Theo quan niệm của đạo Nho, hệ tưtưởng của giai cấp thống trị Trung Quốc thì thiên hạ rất rộng lớn, tất cả các vùng ngoài Trung Quốc đều là thiên hạ, nó bao gồm hầu như tất cả các dân tộc và các quốc gia trên trái đất đều thuộc về hoàng đế Trung Quốc. Do vậy, thiên hạ đồng thời cũng là đế chế của Trung Quốc, hoàng đế Trung Quốc có nhiệm vụ bình thiên hạ tức là chinh phục các nước khác.

- Trong quá trình trinh phục các nước khác, các đế chếphong kiến Trung Hoa đã kết hợp được rất nhiều các thủ đoạn và phương thức khác nhau: [i]Chinh phục đi đôi với đồng hóa là phương thúc cơ bản và điển hình nhất; [ii]Kết hợp ngoại giao, kinh tế, chính trị, quân sự; [iii] Di dân, lấn chiếm lãnh thổ, quấy rối biên giới các nước láng giềng tiến tới vũ trang; [iv] Lôi kéo, chia rẽ dùng nước này đánh nước khác.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề