Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Bản dịch từ từ điển Tiếng Việt - Tiếng Mường, định nghĩa, ngữ pháp ... Bộ nhớ dịch giống như có sự hỗ trợ của hàng nghìn người dịch trong một tích tắc của ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    15 thg 5, 2018 · + Đây không phải bài viết chính thống nha các bạn vì người Mường mình có nhiều vùng miền chưa thống nhất được cách gọi nhưng mình cứ viết ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Tiếng Mường (thiểng Mường) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Người Mường, còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Tiêng nói và chữ viết dân tộc Mường. Ngày đăng: 20/07/2020. Cỡ chữ. I. Di sản văn hóa phi vật thể loại hình Tiếng nói chữ viết. Tiếng nói, chữ viết, ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    2 thg 8, 2021 · Như đã nêu ở trên, tiếng Mường tại tỉnh Hòa Bình thường được nhắc đến với 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động. Có thể coi đây là 4 phương ngữ lớn của ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Việt-Mường = Ngữ hệ trong đó có các ngôn ngữ Chứt, Kinh, Mường, Thổ được sử dụng bởi các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam (x. Mục các ngôn ngữ này)

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Dịch thuật công chứng tiếng Mường - Dịch thuật công chứng ASEAN Việt Nam nhanh ... Tiếng Mường (thiểng Mường) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    24 thg 11, 2013 · Nó trong tiếng mường dịch ra tiếng kinh là gì bạn? 11 tháng trước Báo cáo. Đồng Trang, profile picture.

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Hiện nay trong nhân dân vẫn còn lưu lại một số văn bản người xưa sử dụng chữ Hán để ghi lại tiếng Mường. Hiện chưa ai có thể dịch được. Tất nhiên việc này không ...

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Thời lượng: 20:04 Đã đăng: 15 thg 10, 2021   VIDEO

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Hiện nay trong nhân dân vẫn còn lưu lại một số văn bản người xưa sử dụng chữ Hán để ghi lại tiếng Mường. Hiện chưa ai có thể dịch được.

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    Từ điển Mường-Việt. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc. tr.74.

    Xem chi tiết »

  • Google dịch tiếng mường, sang tiếng kinh

    9 thg 8, 2021 · ... gia “Nghiên cứu xây dựng hệ dịch tự động văn bản tiếng Việt ra tiếng nói tiếng Mường, hướng đến áp dụng cho các ngôn ngữ dân tộc thiểu ...

    Xem chi tiết »

  • Tiếng MườngThiểng MườngSử dụng tạiViệt NamTổng số người nói1.268.963 (năm 2009)Phân loạiNgữ hệ Nam Á
    • Ngữ tộc Môn-Khmer
      • Đông
        • Ngữ chi Việt
          • Nhóm Việt-Mường
            • Tiếng Mường
    Hệ chữ viếtchữ Latinh (Chữ Quốc ngữ biến đổi)Mã ngôn ngữISO 639-3mtqGlottolog[1] muon1246[1][2]

    Tiếng Mường (thiểng Mường[3]) là ngôn ngữ của người Mường tại Việt Nam.

    Tiếng Mường là ngôn ngữ thanh điệu, có mối liên hệ gần gũi với tiếng Việt và được xem như thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. Thanh điệu tiếng Mường gần với phương ngữ Thanh Hoá, Nghệ An của tiếng Việt. Tiếng Mường được nói chủ yếu tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La và Ninh Bình [4].

    Tiếng Mường có 6 thanh như tiếng Việt; tuy nhiên, thanh nặng chỉ được phân biệt tại các tỉnh Phú Thọ và Thanh Hóa, còn những người tỉnh Hòa Bình đọc như thanh sắc.[5][1].

    Lịch sử chữ viết Mường

    Từ lâu, người Mường đã có ý thức tạo dựng cho mình một bộ chữ viết ghi lại tiếng nói của tổ tiên mình. Hiện nay trong nhân dân vẫn còn lưu lại một số văn bản người xưa sử dụng chữ Hán để ghi lại tiếng Mường. Hiện chưa ai có thể dịch được. Tất nhiên việc này không chỉ ở người Mường, bản thân người Việt hàng nghìn năm sử dụng chữ Hán làm chữ viết quốc gia, để bây giờ hàng vạn sách của người xưa để lại có rất ít người đọc được. Các đình, chùa, miếu mạo, am đài... trong Nam, ngoài Bắc của người Việt thờ người Việt, song các đại tự, hoành phi, câu đối, gia phả... đều viết bằng chữ Hán, con cháu về thắp hương nhìn không biết là những chữ gì... Quả là việc khó khăn, vì chữ Hán rất khó học, nên việc dùng chữ Hán để ghi âm tiếng Mường càng khó hơn.

    Sau 1945, Việt Nam chính thức sử dụng bộ chữ Quốc ngữ là bộ chữ cho tiếng Việt. Từ đây tiếng Hán không còn sử dụng nhiều. Nhờ có chữ Quốc ngữ nên người Việt Nam học chữ rất nhanh, trong một thời gian ngắn đã có gần 100% dân số biết đọc, biết viết, thật là một kì tích.

    Cũng từ đây các nhân sĩ, trí thức người Mường bắt đầu sử dụng chữ Quốc ngữ để ghi lại tiếng Mường. Kết quả là hàng vạn câu thơ Mo Mường được sưu tầm, nhiều ấn phẩm được xuất bản, song mỗi tác giả ghi một kiểu khác nhau, người đọc rất khó đọc. Một điều nữa, tuy tiếng Việt và tiếng Mường gần gũi, có rất nhiều từ đồng âm, song có nhiều âm trong tiếng Việt không có, chữ Quốc ngữ càng không có các nguyên tắc để đọc các âm này, như âm: w (wơ̒), tl (tlơ̒)..., âm l cuối âm tiết như: mâl - mây, păl - bay, kâl - cây...

    Thanh huyền trong tiếng Mường nhẹ hơn thành huyền trong tiếng Việt. Hệ quả là các văn bản ghi lại tiếng Mường người viết ra có thể đọc tốt bằng tiếng Mường, sang đời con cháu sẽ khác, chúng không đọc được ra tiếng Mường, vì thực chất đó là mượn chữ Quốc ngữ (tiếng Việt) để ghi lại tiếng Mường. Các di sản văn hóa, sách viết... đời sau có thể đọc hiểu bị sai... Đó thực sự là nguy cơ thêm vào để thúc đẩy tiếng Mường càng nhanh có nguy cơ biến mất.

    Hòa Bình đang vươn lên phát triển mạnh mẽ, kinh tế có bước phát triển vượt bậc, song nền văn hóa các dân tộc trong tỉnh như nguồn tài nguyên còn nằm dưới các lớp trầm tích, giờ đang được quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong đời sống. Mo Mường - một di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc của người Mường Hòa Bình nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp quốc gia và đang trong quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đã có nhiều sưu tầm được in ấn, song mỗi bản in, các nhà sưu tầm ghi bằng loại chữ viết khác nhau để ghi lại tiếng Mường. Đây là khó khăn lớn một lần nữa đặt ra vấn đề chữ Mường.

    Năm 2016, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở, ngành liên quan vào cuộc, mời các nhà khoa học ở Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam trực tiếp về Hòa Bình thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Xây dựng Bộ gõ chữ Mường, Biên soạn tài liệu dạy - học chữ Mường” do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, nhà khoa học uy tín của Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài. Đích thân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tham gia trong nhóm làm đề tài.

    Việc thực hiện rất gian nan, nhóm làm đề tài đã đi khảo sát tại hơn 20 xã có đông người Mường sinh sống trong tỉnh thuộc các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi... Đã gặp gỡ hơn 100 người trực tiếp phỏng vấn, ghi chép tư liệu và thực hiện phát phiếu điều tra xã hội học. Tại các huyện đều tổ chức tọa đàm, hội thảo nhỏ quy mô hơn 20 người là các nhân sĩ, trí thức, người có hiểu biết tham gia. Mỗi cuộc hội thảo, tọa đàm đều tranh luận, có lúc gay gắt "nảy lửa”, tất cả đều thành tâm nhằm tìm đến chân lý cho sự ra đời của bộ chữ Mường. Đề tài đã thực hiện 5 lớp dạy chữ Mường thể nghiệm ở các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình cho các đối tượng là học sinh, nông dân, cán bộ, công chức... đạt kết quả tốt. Qua đó nhóm thực hiện đề tài có thêm cơ sở thực tế để tiếp tục hoàn thiện Bộ chữ viết dân tộc Mường.

    Sau 2 năm (2016 - 2017) thực hiện đề tài, các sản phẩm khoa học: "Tài liệu hướng dẫn dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường”, "Tài liệu tiếng Mường cơ sở”, "Tài liệu đọc, hiểu tiếng Mường” thuộc đề tài Xây dựng Bộ gõ chữ Mường, Biên soạn tài liệu dạy - học chữ Mường đã ra đời, được Hội đồng khoa học nghiệm thu, đạt loại xuất sắc. Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh Hòa Bình đã công bố Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. UBND tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình. Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường; đồng thời nhằm khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường; qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường.[6]

    Bộ chữ viết Mường

    Từ trước đến nay có nhiều nhà văn hóa nghiên cứu chuyên và không chuyên đã dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm ghi chép lại các di sản văn hóa này. Mỗi người ghi một cách khác nhau, không có sự đồng nhất. Ghi như vậy cũng không thể lột tả hết bản chất, cái hay, cái đẹp của Mo Mường hay những áng thơ văn Mường cổ.

    Với xu thế hiện nay, tiếng nói cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động của bên ngoài, cho nên tiếng nói của người Mường đang rơi rụng. Chỉ khoảng vài chục năm nữa, nếu không ghi lại tiếng nói của người Mường bằng chữ Mường thì chắc chắn không thể giữ được bản thể tiếng Mường của người Mường. Bộ chữ Mường ra đời thật sự rất cần thiết để ghi lại những giá trị văn hóa và bảo tồn tiếng nói người Mường.

    Đây là Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 [7]. Bảng chữ cái này phục vụ việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh.

    Bộ chữ dân tộc Mường này có 28 chữ cái. Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường đã sử dụng bộ chữ này.

    Bộ chữ tiếng Mường tỉnh Hòa Bình[7]
    STT Chữ hoa Chữ
    thường
    Tên chữ Âm
    chữ
    1 A a a a
    2 Ă ă á á
    3 Â â
    4 B b bờ
    5 C c kờ
    6 Đ đ đê đờ
    7 E e e e
    8 Ê ê ê ê
    9 F f ép phờ
    10 G g gờ
    11 H h hát hờ
    12 I i i i
    13 K k ka kờ
    14 L l e-lờ lờ
    15 M m e-mờ mờ
    16 N n e-nờ nờ
    17 O o o o
    18 Ô ô ô ô
    19 Ơ ơ ơ ơ
    20 P p pờ
    21 R r e-rờ rờ
    22 T T tờ
    23 U u u u
    24 Ư ư ư ư
    25 V V
    26 W w vê kép wờ
    27 X X ích-xì xờ
    28 Z z zét zờ

    Ghi chú:

    - Để ghi các biến thể của tiếng Mường cũng như các từ ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, v.v, tiếng Mường có thể sử dụng các con chữ khác như: j, q, s, y. Tuy nhiên, các con chữ này không thuộc bảng chữ cái tiếng Mường. Trường hợp này giống như tiếng Việt vẫn sử dụng f, j w, z để ghi, nhưng chúng không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.

    Phụ âm đầu

    Tiếng Mường có 24 phụ âm đầu, được ghi như sau:

    TT Âm vị Chữ viết Ví dụ

    * Chữ in nghiêng là chữ Mường;

    * Chữ để trong () là nghĩa tiếng Việt

    1 ɓ b bó (mó nước), bang (con hoẵng), bấw (bấm)
    2 t͡ɕ ch cha (vườn), chỉl (sợi chỉ), chôống (chống)
    3 ɗ đ đo (no), đác (nước), đắng (nắng)
    4 f f few (một loại tre), fui (vui), fá (phá)
    5 ɣ g gả (gả), gế (ghế), gwắnh (bện)
    6 h h ha (chúng ta, ta), háw (thích, muốn)
    7 hr hr hroóch (ruột), hrê (chuột), hréch (rễ)
    8 k k ka (gà), kel (cổ), koóch (gót chân)
    9 kh kha (vợt bắt cá), khaw (ngôi sao), khwác (khoác)
    10 kl kl klời (trời), klang (ném), klớng (trứng)
    11 l I lom (gan), là (làm), lêênh (lên)
    12 m m mâl (mây), moóng (móng), mè (mè)
    13 n n nu (củ nâu), náng (nướng), ná (nỏ)
    14 ŋ ng ngoóc (ngẩng), ngỉ (nghỉ), ngón (ngón)
    15 ɲ nh Nhuúc (thịt), nhá (nhai), nhà (nhà)
    16 p p pa (ba), pú (vú), păl (bay)
    17 s x xó (gió), xôốc (xúc), xép (lép)
    18 r r rô (điên), ráng (đỏ), roóch (rót)
    19 t t ta (da), tắi (ngủ), tẻ (đẻ)
    20 th thăi (tay), thốl (tối), thôốch (tốt)
    21 tl tl tlôốc (đầu), tlắng (trắng), tlu (trâu)
    22 v v vêl (về), vắn (vắt lên), va (và cơm)
    23 w w woi (voi), wắl (váy)
    24 z z za (mày), zoóng (nhón gót), zu (dâu)

    Ghi chú:

    + Các tổ hợp phụ âm được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: kl, tl, hr

    + Các phụ âm đơn được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: ch, nh, ng, kh, ph, th

    - Vì âm đầu của các biến thể từ vựng ở các địa phương có thể không giống nhau nên việc sử dụng ký hiệu chữ viết nào là tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn, để ghi các từ có nghĩa là “đầu, trắng, trâu” ở vùng Mường Bi phải sử dụng ký hiệu âm đầu là tl (tlôốc, tlắng, tlu) nhưng vùng Mường Khến thì sử dụng ký hiệu âm đầu là kl (klôốc, klắng, klu). Nhìn chung, giữa các địa phương trong tỉnh Hòa Bình thường có các biến thể ở các cặp âm đầu: b-p, đ-t, g-k, v-w, kl-tl, hr-r

    - Trường hợp kc: k dùng để ghi phụ âm đầu, c dùng để ghi phụ âm cuối.

    Âm đệm

    Tiếng Mường có 01 âm đệm là /w/ được ghi bằng con chữ w.

    Ví dụ: kwêl. khwắn (thuốc hút), khwắi (khoáy); kwa (chúng tôi), kwải (vãi, ném), kwang (sạch).

    * Ghi chú:

    So sánh với tiếng Việt: tiếng Việt có một âm đệm /w/ được ghi bằng hai con chữ o và u. Ví dụ: hoa quả.

    Nguyên âm

    Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, được ghi như sau:

    TT Âm vị Chữ viết Ví dụ
    1 aa

    trước 2 âm cuối: -ch, -nh

    taanh (đan), paánh (bán), kaách (cát), laạch (lạt)
    2 a

    các trường hợp còn lại

    káng (cằm), nàw (cào), mal (rắn cạp nong)
    ă ă tắng (đắng), tắnh (đánh), tăw (đau)
    3 ə â chấy (giấy), kâl (gỗ), mâl (mây)
    4 ɛ e tẻ (đẻ), enh (anh), pén (bán)
    5 e êê

    trước 4 âm cuối:

    -nh, -ch, -ng, -c

    khêênh (gần), têếnh (đến), têếch (đứt), mêếch (mật), chêêng (rau dền), tlêêng(trên), êếc (ếch)
    ê

    các trường hợp còn lại

    -tê (dê), pền (bền), đếp (nếp)
    6 i i ti (đi), píl (quả bí), chỉl (chỉ)
    7 ͻ oo

    trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

    nhoọnh (nhọn), poóch (vót), oóng (uông), toọc (săn, đuổi)
    o

    các trường hợp còn lại

    non (trẻ), chól (gà sống), bói (muối)
    8 o ôô

    Trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

    thôốch (tốt, đẹp), hôốc (gọi, kêu), tlôống(trống), tlôốc (đầu)
    ô

    các trường hợp còn lại

    thốl (tối), thôm (tôm), tlốn (trốn), đôi (sâu bọ)
    9 ɤ ơ tlớng (trứng), tở (để cho), kởi (gửi)
    10 u uu

    trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c

    huunh (hôn), buúch (mút), thuúnh (rốn), uúch (út) khuung kướng (sung sướng), puúng (búng), kuúc (cúc)
    u

    các trường hợp còn lại

    pul (vun), pùn (bùn), núm (vắt xôi), kùm(chuồng lợn)
    11 ɯ ưư

    trước 4 âm cuối: -ng, - ch, -ng, -c

    chưừng (vách núi), khưừng (sừng), khưức (sức)
    ư

    các trường hợp còn lại

    khứl (lợi chân răng), từ (nhiều)
    12 tiể (đỉa), iếng (nghe), ká chiếc (cá giếc)
    13 ɯɤ ươ lươnh (lươn), mườl (mười), khướng (sân, dưới sàn)
    14 puốch (vuốt), ká chuốl (cá quả), kuốn(cuốn)

    *Ghi chú:

    Những trường hợp viết bằng hai con chữ ở đây là để tránh sự ảnh hưởng từ cách phát âm của tiếng Việt: a/aa, ê/êê, o/oo, ô/ôô, u/uu, ư/ưư

    Âm cuối

    Hệ thống âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm: /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ, l/ và 2 bán nguyên âm: /w, j/; được ghi như sau:

    TT Âm vị Chữ viết Ví dụ
    1 p p đếp (nếp), póp (bóp), tắp (đắp đất)
    2 t t chit (chết), tất (đất), tốt (đốt ngón tay)
    4 k c tlôốc (đầu), đác (nước), pạc (bạc)
    3 ch môộch (một), choóch (vịt con), pớch (bớt)
    5 m m lom (lá gan), thim (người yêu),păm (băm)
    6 n n đón (nón), tìn (dưới), pàn (bàn)
    7 ɲ nh moónh (muốn), thuúnh (rốn), maanh (mượn)
    8 ŋ ng moong (muông thú), tlêng (trên), poỏng (bỏng)
    9 l l mọl (người), păl (bay), kấl (cấy)
    10 w w khaw (sao), kâw (câu), taw (dao)
    11 j i đoi (nhỏ bé), kúi (lợn), ngăi (ai)

    Thanh điệu

    Tiếng Mường có 5 thanh điệu; được ghi như sau:

    Thanh Độ cao và tuyến điệu Kí hiệu Ví dụ
    Thanh 1 33 [˧] a la33 la
    Thanh 2 42 [˨˩] à klaŋ42 klàng
    Thanh 3 324 [˧˩˧] ʔieŋ324 iểng
    Thanh 4 34 [˧˥] á rak34 rák
    Thanh 5 342ʔ [˨˧] sa342ʔ xạ

    Ghi chú:

    Các biến thể phát âm về thanh điệu ở các vùng miền có thể có khác nhau nhưng đều được quy về 5 thanh và ghi kí hiệu như trên. Ví dụ: Thanh 2 trong tiếng Mường ở các vùng có thể có cách phát âm khác nhau (chẳng hạn như thanh huyền tiếng Việt), nhưng đều thống nhất ghi bằng:

    Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Việt, ví dụ: cách phát âm của người Sơn Tây về thanh huyền; cách phát âm của người khu bốn về thanh sắc (chủng tôi= chúng tôi), cách phát âm thanh hỏi như thanh ngã ở một số địa phương (bị ngả= bị ngã). Tuy nhiên về chính tả chung của tiếng Việt vẫn thống nhất.

    Vần

    Tiếng Mường có 152 vần, cụ thể như sau:

    STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12.
    o c ch l m n ng nh p t i w
    1. a a ac aach al am an ang aanh ap at ai aw
    2. ă ăc ăch ăl ăm ăn ăng ănh ăp ăt ăi ăw
    3. â âc âl âm ân âng âp ât âi âw
    4. e e ec el em en eng ep et - ew
    5. ê ê êc êêch êl êm ên êng êênh êp êt - êw
    6. i i ic ich il im in ing inh ip it - iw
    7. o o ooc ooch ol om on oong oonh op ot oi -
    8. ô ô ôôc ôôch ôI ôm ôn ôông ôônh ôp ôt ôi -
    9. ơ ơ ơc ơch ơl ơm ơn ơng ơnh ơp ơt ơi ơw
    10. u u uuc uuch ul um un uung uunh up ut ui -
    11. ư ư ưưc ưưch ưl ưm ưn ưưng ưưnh ưp ưt ưi ưw
    12. iêc iêl iêm iên iêng iêp iêt - iêw
    13. uôc uôch uôl uôm uôn uông uônh uôp uôt uôi -
    14. ươ ươ ươc ươch ươl ươm ươn ương ươnh ươp ươt ươi ươw
    12 14 11 14 14 14 14 11 14 14 10 10

    Một số ví dụ

    Tiếng Mường Dịch nghĩa
    “Tlăm thử hương ó chi bằng hương con mại

    Tlăm thử tlải ó chi bằng tlải bôông cơm[8]

    Trăm thứ hương không hương nào bằng hương con gái

    Trăm thứ trái không gì bằng trái bông cơm (lúa gạo)[8]

    Người đưa câl thanh loong wềl xạ Đông Bắc

    Ôông Bình chia sé: Tlước ni đà cỏ 1 hộ đưa câl thanh loong wềl tlôông nhưng chăng theènh côông. Gia đình tôi cỏ tôống diện tích tlêênh 3.000 m2. Tlước ni cẩl lọ, tlôông mỉa, khậw, thu nhập bấp bêênh, ó ốn định. Năm 2015, iểng tlêênh các phương tiện thôông tin đại chủng nỏi cỏ mô hình tlôông quả thanh loong kết hợp cùng du lịch hiệu quá ớ Xuổi Xói, huyện Lạc Thúy cuố eenh Chần Hưng, mọl Hà Nội đêểnh đẩu tư. Tôi đêểnh tận được đớ học tập, mua giôổng. Mởi đầu, tôi đưa bao tlôông thứ nghiệm 2.000m2 thanh loong cá 2 zôổng roọch đó và roọch tlẳng. Thẩy thanh loong phát chiến tốt, năm 2016 tôi tiếp tục tlôông thêm hơn 1.000m2 pợi 420 côốc.[9]

    Người đưa cây thanh long về xã Đông Bắc

    Ông Bình chia sẻ: Trước đây đã có 1 hộ đưa cây thanh long về trồng nhưng không thành công. Gia đình tôi có tổng diện tích trên 3.000 m2. Trước kia cấy lúa, trồng mía, ngô, thu nhập bấp bênh, không ổn định. Năm 2015, khi nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về mô hình trồng hoa, thanh long kết hợp với du lịch hiệu quả ở Suối Sỏi, huyện Lạc Thủy của anh Trần Hưng, người Hà Nội đến đầu tư. Tôi đã về tận nơi để học tập, mua giống. Mới đầu, tôi đưa vào trồng thử nghiệm 2.000 m2 thanh long cả hai giống ruột đỏ và ruột trắng. Thấy cây thanh long phát triển tốt, năm 2016, tôi tiếp tục trồng thêm hơn 1.000 m2 với 420 gốc.[10]

    Tham khảo

    1. ^ a b Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Muong". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
    2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [1] “Muong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong |chapter-url= tại ký tự số 51 (trợ giúp)
    3. ^ Hà Quang Phùng 2012, tr. 1.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHà_Quang_Phùng2012 (trợ giúp)
    4. ^ Muong at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
    5. ^ Hà Quang Phùng 2012, tr. 2.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFHà_Quang_Phùng2012 (trợ giúp)
    6. ^ Bùi, Huy Vọng. “Tản mạn xung quanh bộ chữ Mường”.
    7. ^ a b Quyết định số 2295/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình ngày 08 tháng 9 năm 2016 phê duyệt Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Thuvienphapluat, 2016. Truy cập 12/05/2018.
    8. ^ a b “Mo Mường”.
    9. ^ “Ngươ̒i dươ kâl thanh loong wê̒l xa̭ Dông Bắc”. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
    10. ^ “Người thành công đưa cây thanh long về xã Đông Bắc”. |first= thiếu |last= (trợ giúp)

    Liên kết ngoài

    • Báo Hòa Bình điện tử bản tiếng Mường
    • Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường
    • Ngôn ngữ giai đoạn tiền Việt-Mường
    • Quyết định 2295/QĐ-UBND phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường Hòa Bình 2016

    Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiếng_Mường&oldid=69078867”