Gs. tskh. lê ngọc trà đạt giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm nào

Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ và văn học nghệ thuật

GS. TSKH. Lê Ngọc Trà
Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007
Cụm công trình:- Lí luận văn học [1991]

- Thách thức của sáng tạo văn hóa [2002]

GS. NGND Lê Trí ViễnĐược Hội đồng Giải thưởng cấp Nhà nước đề nghị trao

Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ năm 2010


Công trình: Lê Trí Viễn - Một đời dạy văn, viết văn

GS. TS. Mai Quốc LiênĐược Hội đồng Giải thưởng cấp Nhà nước đề nghị trao

Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ năm 2010

Cụm công trình:- Nhân vật lịch sử và nhà văn hóa

- Ngô Thì Nhậm [1746 - 1809]

 



Hiện có 461 khách Trực tuyến



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao tặng cho các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải Xuất sắc. Ảnh: VGP

Sáng 15/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2021.

Tại buổi lễ PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết năm 2021, có 55/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự Giải thưởng. Các tác phẩm thuộc đủ các chuyên ngành: Văn học, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số... Ban Tổ chức đã nhận được 9 tác phẩm có giá trị xuất sắc của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, 375 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả thuộc 55 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố.

Đáng chú ý, nhiều Hội Văn học nghệ thuật đã tổ chức các cuộc thi, vận động sáng tác các tác phẩm có nội dung sâu sắc, giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến đông đảo công chúng và nâng cao ý thức phòng, chống dịch COVID-19.

Các tác phẩm đã phản ánh những câu chuyện người thật, việc thật, những hành động cao đẹp, tinh thần tương thân tương ái; khắc họa những tấm gương hy sinh, xả thân, cống hiến cao cả vì nhân dân của lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Có thể nói với những tác phẩm có chất lượng cao của các tác giả từ nhiều tỉnh, thành tham dự, Giải thưởng Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2021 là bó hoa xuân lộng lẫy sắc màu đón chào năm mới 2022, đánh dấu mốc son tròn 70 năm Giải thưởng lần thứ nhất Hội Văn nghệ Việt Nam [1952].

Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn, trao 9 giải thưởng cho tác giả xuất sắc của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; 62 giải thưởng cho tác giả là hội viên các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố; 1 giải thưởng xuất sắc về đề tài phòng, chống COVID-19 của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

Giải thưởng năm nay đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc, đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn và được công chúng mến mộ, báo chí đề cập.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2021 phản ánh khách quan chất lượng các tác phẩm của các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố vẫn đi theo khuynh hướng truyền thống. Các tác giả trẻ có tìm tòi, đổi mới trong cách thể hiện nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống đạo lý của dân tộc. Nhiều tác phẩm đi vào đề tài thời sự của đất nước.

Cách tổ chức sàng lọc tác phẩm dự giải ngay từ cơ sở vừa góp phần nâng cao chất lượng giải thưởng, phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết văn nghệ sĩ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các tác giả, tài năng trẻ làm đội ngũ kế cận.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chia sẻ qua mỗi mùa giải thưởng, chúng ta phấn đấu nâng cao chất lượng, coi trọng tính chuyên nghiệp, để giải thưởng trở thành giải thưởng danh giá và vinh dự của giới văn học nghệ thuật.

Giải thưởng còn thể hiện khát vọng của văn nghệ sĩ, góp phần xứng đáng cùng toàn dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người mới Việt Nam, nguồn nội lực quan trọng nhất của sự phát triển đất nước, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Tin liên quan

10 tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

[ĐCSVN] - Ngày 20/2, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật được trao 5 năm/lần. [Ảnh minh họa: TTXVN]

Theo đó, 10 tác giả, cố tác giả đã được Chủ tịch nước ký Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt này.

Cụ thể, 7 tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: GS.TS. NSND Lê Ngọc Canh [sách: Đại cương nghệ thuật Múa, Nghệ thuật múa Chèo, Nghệ thuật múa tộc người Mạ]; NSND Chu Thúy Quỳnh [các tiết mục múa: Mùa xuân trên bản H’Mông, Hoa xuân đất nước, Hầu văn Xá Thượng Ngàn]; TS Trần Đình Ngôn [Kịch bản sân khấu: Duyên nợ ba sinh, Nàng chúa ong, Những vần thơ thép]; Nhà nghiên cứu sân khấu Mịch Quang [sách: Đặc trưng nghệ thuật Tuồng, Khơi nguồn mỹ học dân tộc]; GS. NGND Trọng Bằng [ca khúc: Bão nổi lên rồi, Chúng ta là chiến sĩ công an, Vang mãi bản tình ca, Giao hưởng thơ Người về đem tới niềm vui, Hợp xướng và dàn nhạc giao hương: Trường ca Tây Bắc- Điện Biên Phủ…]; TS Doãn Nho [Thanh xướng kịch: Trẩy hội Đền Hùng, Hoa Lư Thăng Long- Bài ca dời đô, Giao hưởng Khúc tưởng niệm, Liên khúc Giao hưởng 3 chương Chiến thắng]; PGS Chu Minh [ca khúc: Tên người đẹp mãi Bến Tre, Non nước tên Người, Ngày ấy người đi dặm dài thế kỷ, Hòa tấu thính phòng: Trio cho Piano, violon và vioncelle, Khí nhạc Tuổi trẻ…].

3 cố tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: Nhà văn Nguyễn Xuân Thiều [tiểu thuyết thiếu nhi: Khúc hát mở đầu, tiểu thuyết Huế mùa mai đỏ]; nhà văn Trần Hữu Mai [Tiểu thuyết Đêm yên tĩnh, Người lữ hành lặng lẽ]; nhạc sĩ Hoàng Hà [Giao hưởng hợp xướng: Côn Đảo, ca khúc: Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân, Đất nước trọn niềm vui, Tiếng rừng dương].

Ngoài ra, Chủ tịch nước cũng trao Giải thưởng Nhà nước cho 56 tác giả, đồng tác giả và 11 cố tác giả có đóng góp xuất sắc cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật được trao 5 năm/lần cho các tác giả, đồng tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về văn học nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Dự kiến, lễ trao Giải thưởng sẽ diễn ra ngày 11/3 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

VH

TIN LIÊN QUAN

  • An toàn mạng trong học online của trẻ
  • Lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ trao đổi trực tuyến
  • Cứu nạn khẩn cấp thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên vùng biển Khánh Hòa
  • Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm vì tương lai tốt đẹp cho phụ nữ và trẻ em gái
  • Siết chặt tình trạng chuyển nhượng, mua bán nhà đất hai giá
  • Mở cửa du lịch hiệu quả, an toàn
  • Gần 400 triệu người mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh

Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, đồng chí Võ Văn Thưởng gửi lời chúc mừng nhân dịp năm mới 2020 và Tết cổ truyền dân tộc sắp đến, đồng thời nhấn mạnh, Ðảng, Nhà nước luôn đánh giá cao những đóng góp to lớn về lao động nghệ thuật, khoa học của GS-TSKH Lê Ngọc Trà. Trong nhiều năm qua, thầy đã miệt mài nghiên cứu, khảo sát, hệ thống và biên soạn những công trình có giá trị trong lĩnh vực văn học để lại cho thế hệ mai sau. Ðây là điều rất quý trong việc thực hiện chủ trương của Ðảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam là một phần vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người Việt Nam.

Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm và chúc Tết gia đình GS-TSKH Lê Ngọc Trà ngày 2-1

GS-TSKH Lê Ngọc Trà sinh năm 1945 tại Tịnh Hòa, Tịnh Sơn, Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội [năm 1968], học nghiên cứu sinh ở Liên Xô, bảo vệ thành công Luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành lý luận văn học năm 1980.  Những năm 1986-1988, ông làm luận án Tiến sĩ ở Liên Xô, nhận bằng Tiến sĩ Lý luận văn học năm 1988. Sau đó, ông chuyển vào TPHCM giảng dạy tại Khoa văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Ông được phong chức danh khoa học Phó Giáo sư [năm 1991], Giáo sư [năm 2002], Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật [năm 2006].

Những tác phẩm chính của GS-TSKH Lê Ngọc Trà như: Đi tìm cái đẹp [viết chung với Lâm Vinh, năm 1984]; Lý luận văn chương sơ giản [chủ biên, năm 1986]; Lý luận và văn học [năm 1990, 2005]; Mỹ học đại cương [chủ biên, năm 1994]; Thách thức của sáng tạo, thách thức của văn hóa [năm 2002]; Văn chương, thẩm mỹ, văn hóa [năm 2007]... đều là những cuốn sách lý luận mới mẻ và rất giá trị của nền lý luận văn học, thẩm mỹ và văn hóa sau đổi mới. 

Chia sẻ với giáo sư, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng: Kinh tế xã hội ngày càng phát triển và theo đó các vấn đề về văn hóa, giáo dục cũng được nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề như đạo đức, lối sống... Về văn hóa nghệ thuật, chúng ta cũng chưa có nhiều tác phẩm xứng tầm... Do đó, rất cần những nhà khoa học như thầy tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng những chiến lược phát triển sắp tới...

Đồng chí Võ Văn Thưởng trao đổi cùng GS-TSKH Lê Ngọc Trà 

GS-TSKH Lê Ngọc Trà chia sẻ: Đúng là hiện nay văn hóa học đường, tình trạng bạo lực, đạo đức xã hội... còn nhiều bất cập. Do đó, với giáo dục, chúng ta phải chú trọng dạy người vì ở bậc phổ thông là cái nền. Còn lên đại học các em đã trưởng thành rồi nên tập trung học kiến thức chuyên sâu, kỹ năng, nghề nghiệp...

Về văn hóa nghệ thuật, hiện nay tôi thấy mừng là luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và chúng ta cũng thấy điều đó là tự do sáng tác, tự do phê bình nên rất đa dạng các loại hình hoạt động. Song, chúng ta cũng đừng sốt ruột và kỳ vọng quá vào những tác phẩm xứng tầm, để đời vì nó như là của trời cho chứ không thể muốn là có được. Tuy nhiên, điều tôi mong muốn là nhà nước nên đầu tư vào lĩnh vực này có định hướng, chú trọng đầu tư theo hướng tinh hoa chứ đừng dàn trải. Một điều rất quan trọng nữa là vấn đề sử dụng nhân tài. Nếu chúng ta dùng người không phù hợp thì họ không có điều kiện để cống hiến, phát huy hết năng lực, hoặc họ sẽ nản, đi tìm nơi khác... 

GS-TSKH Lê Ngọc Trà tặng sách Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa cho đồng chí Võ Văn Thưởng

Kết thúc buổi nói chuyện, đồng chí Võ Văn Thưởng mong muốn GS-TSKH Lê Ngọc Trà có nhiều sức khỏe, tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến, nhiều công trình nghiên cứu để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

THANH HÙNG

Video liên quan

Chủ Đề