H đang đi xe máy thì gặp K là người quen xin đi nhờ

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về tội cướp tài sản
  • 2. Quy định mức phạt về tội cướp điện thoại ?
  • 3. Cướp giật tài sản bị xử lý như thế nào ?
  • 4. Tư vấn về xác định Tội cướp tài sản hay tội cưỡng đoạt tài sản ?
  • 5. Tội cướp tài sản và trách nhiệm hình sự ?
  • 5.1. Chủ thể tội cướp giật tài sản
  • 5.2. Khách thể tội cướp giật tài sản
  • 5.3. Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản
  • 5.4. Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản

1. Quy định về tội cướp tài sản

Điều 168 luật hình sự năm 2015, quy định về tội cướp tại sản, cụ thể:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d] Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e] Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c] Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c] Làm chết người;

d] Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

--------------------------------------------------

PHÂN BIỆT TỘI CƯỚP VỚI MỘT SỐ TỘI DANH XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÁC

- Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 BLHS có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp. Người bị đe doạ còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

- Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 171, 172, 173 BLHS 2015, đối với các tội phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu tài sản, người pham tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đối với tội "Trộm cắp tài sản" thì người phạm tội lén lút chiếm đoạt tài sản.

- Cần chú ý là trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành hung để tẩu thoát. Ví dụ: một người có hành vi trộm cắp tiền của người khác, khi họ vừa móc túi người bị hại, người bị hại giữ được tay họ đang cầm ví tiền, hai người đang giằng co, người phạm tội đấm, đánh người kia, làm họ bỏ tay ra, người phạm tội đút ví tiền vào túi của mình rồi chạy trốn thì trường hợp này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hoá thành tội “Cướp tài sản”. Nếu người phạm tội đã lấy được tài sản và bỏ đi một đoạn, người bị hại phát hiện mất trộm, nên đuổi theo bắt người phạm tội và bị đánh trả thì vẫn là tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung hình phạt: “hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS.

2. Quy định mức phạt về tội cướp điện thoại ?

Chào luật sư! Ngày 20/11/2015 em trai tôi bị công an tỉnh B.N triệu tập lấy lời khai tham gia vụ cướp điện thoại.sau khi lấy lời khai xong em tôi bị ra lệnh bắt tạm giam,và đọc lệnh khám nhà thu giữ 01 điện thoại iPhone 4s của vợ đang dùng, 01điện thoại samsung hỏng, 01 điện thoại 110i Nokia, tổng là 03 điện thoại.

Em tôi đang bị tạm giam tại B. N. như vậy em tôi sẽ bị truy tố thuộc khoản mấy, điều bao nhiêu, khung hình phạt là bao nhiêu năm tù? Tôi rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư ?

Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn quy định luật hình sự về tội cướp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Để biết khung hình phạt của em bạn, bạn có thể xem xét những quy định điều 168 về tội cướp tài sản và điều 171 tội Cướp giật tài sản Bộ Luật Hình sự năm 2015

Như vậy, theo quy định trên thì em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Tùy vào mức độ của tội có thể bị truy cứu theo từng khoản ở điều này. Theo như bạn trình bày thì em bạn tham gia vào vụ cướp điện thoại tức là đã phạm tội có tổ chức thì ít nhất sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự [Điều 51 Bộ luật hình sự].

3. Cướp giật tài sản bị xử lý như thế nào ?

Luật sư cho tôi hỏi,tôi có ng nhà có hành vi cướp giật tài sản là chiếc điện thoại samsung không mấy giá trị,sau khi cướp thì bị giữ xe còn ng thì chạy thoát nhưng sau đó ng nhà tôi đã ra đầu thú luôn và thành khẩn khai báo.luật cho tôi hỏi như vậy ng nhà tôi liệu sẽ bị xử ntn ?

Cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Về tội cướp giật tài sản, Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] quy định như sau:

"Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ] Hành hung để tẩu thoát;

e] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g] Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c] Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a] Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c] Làm chết người;

d] Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

Theo đó, người nào có hành vi cướp giật tài sản của người khác có thể bị xử phạt tù từ một đến năm năm. Tuy nhiên, người này đã thành khẩn khai báo cũng như ra đầu thú nên Tòa án có thể xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ khi định tội.

4. Tư vấn về xác định Tội cướp tài sản hay tội cưỡng đoạt tài sản ?

Thưa luật sư! Xin hỏi: Năm 2015 tôi là cán bộ hợp đồng Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, tôi được lãnh đạo trung tâm giao nhiệm vụ chăm sóc trẻ em lang thang người già cô đơn. Thời điểm này đối tượng A được tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc, lúc này A có lấy trộm của tôi 400 nghìn bị tôi phát hiện A đem trả tôi 200 nghìn và xin tôi 200 nghìn.

Vào năm 2019 do nhu cầu việc làm tôi vào thành phố, mục đích tìm việc làm thì gặp lại A tôi ở nhờ phòng trọ A 4 ngày rồi về nhà. Khi về tôi có để nhờ 1 chiếc ba lô màu đen đựng quần áo và giấy tờ cá nhân, vài hôm sau tôi có điện cho A xin lại ba lô nhưng không được. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2015, tôi vào thành phố tìm A để xin lại ba lô, cùng thời điểm bạn tôi là B về thành phố chơi tôi cùng B đi tìm A xin lại ba lô. Khi tới phòng trọ A có 1 mình tôi nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của A, tôi lấy tờ giấy trong ba lô ra và nói của 1 người quen nợ tiền đến ngày 23 mà nay là 27 và yêu cầu A chịu trách nhiệm nhưng A không đồng ý.

Lúc này lấy lí do trước năm 2015 A có lấy tôi 400 nghìn còn 200 nghìn tôi tính lãi xuất đến thời điểm hiện tại năm 2019 là 3 triệu đồng và yêu cầu A viết giấy vay tiền, A không đồng ý thì bạn tôi B tát A và nói: "mày có tin tao xin tí máu của mày không", A đồng ý viết giấy vay tiền là 3 triệu đồng và tôi có cầm của A 1 thẻ bảo hiểm ngân hàng 1 thẻ y tế đều mang tên A và nói khi trả tiền tôi sẽ trả lại A số giấy tờ trên nếu A không trả tôi tiền tôi sẽ lấy xe máy của A đang sử dụng,A hẹn tới ngày 10 tháng 1 năm 2020 sẽ trả số tiền trên. Tôi và B cùng ký vào tờ giấy vay nợ trên, đến ngày 1 tháng 1 năm 2020 A gọi tôi đến và nói đã lo được tiền và trả tôi 2 triệu còn 1 triệu A xin nợ trả sau. Khi A đưa tiền tôi trả lại toàn bộ giấy tờ của A trước đó thì bị công an bắt quả tang.

Xin luật sư tư vấn giúp, hành vi của tôi là cướp tài sản hay là cưỡng đoạt tài sản? Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định:

"Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm."

Khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định

"Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm."

Tội cướp tài sản được thực hiện bằng hành vi dung vũ lực, đe dọa ngay tức khắc dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác làm người có trách nhiệm về tài sản lâm vào tình trạng không thể tự vệ được để chiếm đoạt tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện bằng hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhau uy hiếp tinh thần, buộc người có trách nhiệm về tài sản giao nộp tài sản nếu không giao nộp tài sản họ sẽ bị áp dụng dùng vũ lực hoặc sẽ bị gây thiệt hại đến nhân thân. Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản. Trường hợp đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tội là cướp tài sản; còn đe dọa sẽ dung vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản thì định tội là cưỡng đoạt tài sản.

Tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự có hành vi khách quan "đe doạ sẽ dùng vũ lực…" là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Khác với tội "Cướp tài sản" đe doạ "dùng vũ lực ngay tức khắc" thì tội "Cưỡng đoạt tài sản" là đe doạ "sẽ dùng vũ lực" tức là dùng vũ lực trong tương lai, có khoảng cách về thời gian. Sự đe doạ này không có tính nguy hiểm như tội cướp.

Như vậy hành vi của bạn và B là phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Bạn và B đều có đủ năng lực hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và mục đích của bạn là chiếm đoạt tài sản. Những yếu tố này đã đủ để cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Theo đó bạn và bạn của bạn đã đe dọa sử dụng vũ lực với A nhằm uy hiếp tinh thần của A để chiếm đoạt tài sản. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như theo quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó “người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

5. Tội cướp tài sản và trách nhiệm hình sự ?

Chào luật sư. Em có một câu hỏi như sau: Chị A đi xe máy thăm người quen, trên đường đi xe chết máy.Thấy H đi qua chị đã nhờ H sửa xe cho mình.

Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B [người quen của H] gửi, sau đó bán được 12 triệu đồng. H chia cho B 1,5 triệu đồng. Hỏi:

1]Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao? Mức xử phạt?

2] B có phải chịu trách nhiệm hình sự k? Tại sao?

3] Người mua xe của H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cướp tài sản, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, xét cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản như sau:

5.1. Chủ thể tội cướp giật tài sản

Pháp luật quy định chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này như sau:

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 171 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

5.2. Khách thể tội cướp giật tài sản

Hành vi cướp giật tài sản xâm phạm quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Trong trường hợp này, H có hành vi xâm phạm quyền tài sản của chị A đối với chiếc xe máy của chị.

5.3. Mặt khách quan của tội cướp giật tài sản

- Hành vi giật tài sản [nhanh chóng, công khai], có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…

Lưu ý: trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.

Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản.

- Hậu quả: người phạm tội giật được tài sản.

Trong trường hợp này: H đã lợi dụng lúc chị A không để ý, bất ngờ nổ máy chạy đi mất, chị A có hô hoán người đuổi theo giữ lại nhưng không kip, dẫn đến hậu quả là H chiếm đoạt được tài sản.

5.4. Mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản

Thực hiện hành vi cướp giật tài sản trên với lỗi cố ý trực tiếp và với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, qua những phân tích trên, hành vi mà H thực hiện đủ điều kiện để cấu thành tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tùy vào tính chất của tội phạm mà mức hình phạt của H sẽ khác nhau theo quy định của điều 171.

Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự quy định về đồng phạm và điều 323 Bộ luật hình sự như sau:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d] Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a] Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b] Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a] Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b] Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC như sau:

Điều 1. Giải thích từ ngữ quy định
1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội [ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…] hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội [ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua].
2. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
3. Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.

Điều 2. Về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó.
2. Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.
3. Khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự cần chú ý:
a] Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Có từ 5 lần trở lên thực hiện hành vi phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
- Người phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lấy tài sản thu nhập bất chính do phạm tội mà có làm nguồn sống chính.
b] Trường hợp trong các lần phạm tội nếu có lần phạm tội đã bị kết án mà chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể để xác định người phạm tội có thể bị áp dụng cả ba tình tiết là: “Phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” [hoặc “tái phạm nguy hiểm”] và “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.
4. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
5. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn” quy định tại điểm a khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
6. “Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.
7. “Thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
8. “Thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.
9. “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên.
10. Những vấn đề cần chú ý khác:
a] Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.
b] Trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Như vậy, trong trường hợp B hứa hẹn trước với H sẽ giúp H trông giữ, chứa chấp, che giấu tài sản cướp giật được thì hành vi của B là đồng phạm với H với vai trò là người giúp sức, vì B là người tạo điều kiện cho H gửi giữ, che giấu, tiêu thụ tài sản cướp giật. Trong trường hợp B không hứa hẹn trước, nhưng vẫn chứa chấp tài sản biết rõ là H cướp giật mà có thì hành vi của B cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có căn cứ Điều 323 Bộ luật hình sự.

Đối với người mua xe của H sẽ có 2 trường hợp: nếu người này không biết chiếc xe máy này là tài sản cướp giật [H làm giấy tờ xe giả mà người mua không phát hiện ra] thì người mua không phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu người này biết rõ [có chứng cứ chứng minh] chiếc xe này là tài sản cướp giật mà có thì người mua cũng phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự 2015

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự- Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề