Hàng từ khu chế xuất bán vào thị trường nội địa thì phải chịu thuế nhập khẩu

Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hiện như thế nào? Hiện nay, các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất hoạt động rất nhiều ở Việt Nam. Đây là những khu vực chịu sự giám sát chặt chẽ về hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng cũng được hưởng ưu đãi về chính sách đầu tư cũng như mức thuế. Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất được thực hện như thế nào?

    Một trong những khu chế xuất nổi tiếng và lâu đời ở TP. Hồ Chí Minh

>>Xem thêm: Điều Kiện Để Được Mở Doanh Nghiệp Trong Khu Chế Xuất?

Doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên trong sản xuất hàng hóa giúp cho dịch vụ phân phối hàng hóa luôn mang lại một lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Chính xác, doanh nghiệp chế xuất chính là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nằm trong khu chế xuất. Tất cả các loại hàng đó đều được doanh nghiệp sản xuất không phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo trực tiếp với cơ quan Hải quan để trở thành một doanh nghiệp chế xuất.

Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

Các loại hàng hóa phải khai báo thủ tục hải quan

Theo Khoản 1 Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chỗ phải thực hiện thủ tục hải quan bao gồm:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Một số trường hợp hàng hóa được miễn làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu vào khu chế xuất như: thực phẩm, văn phòng phẩm, giấy vệ sinh… phục vụ sinh hoạt trong khu chế xuất không nhằm mục đích sản xuất xuất khẩu.

Thực hiện thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất

Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan vào khu chế xuất cơ bản gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư trên.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
  • Hợp đồng mua bán.
  • Hóa đơn GTGT.Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại [Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC].
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.
  • Tên hàng hóa bằng tiếng Việt, Mã HS code của hàng hóa để phục vụ khai báo hải quan.

Nộp hồ sơ

Quy trình khai báo hải quan, kiểm tra hàng hóa

Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Theo Điểm a Khoản 1 Điều Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng. Để thuận tiện, thường các công ty sẽ mở tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu tại cùng 1 Chi cục hải quan. Ví dụ ở Khu chế xuất Tân Thuận sẽ là hải quan Khu chế xuất Tân Thuận quản lý.

Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống. Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.

Khi đã có tờ khai chính thức, người khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai hải quan [xanh, vàng hoặc đỏ]:

  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa có thể vào khu chế xuất.
  • Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
  • Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thuế GTGT khi doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất

Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%

Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu.Xuất khẩu vào khu chế xuất được hưởng mức thuế suất 0%Doanh nghiệp bán hàng cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất thì được áp dụng mức thuế suất là 0% theo quy định tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên theo Khoản 2 điều này, để được áp dụng mức thuế suất 0%, doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định:

  • Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
  • Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất thiếu tờ khai hải quan thì hàng hóa bán vào khu chế xuất sẽ phải tính theo mức thuế suất là 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Nếu doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan thì doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất được xuất hóa đơn với thuế suất 0% nhưng thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn Luật Doanh nghiệp, có thể liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 hoặc qua website của chúng tôi để được Luật sư Doanh nghiệp tư vấn chi tiết.

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:11/03/2019

 Khu chế xuất  Danh mục hàng nhập khẩu

Xin cho em hỏi: Trường hợp công ty em có nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam và đã nộp thuế nhập khẩu đầy đủ. Nay công ty xuất bán một phần lô hàng này vào khu chế xuất thì có phải khai nộp thuế xuất khẩu hay không?

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

    Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định.

    Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.

    Như vậy: Từ các dẫn chứng trên đây thì có thể xác định hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu [hoặc bán] vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải nộp thuế xuất khẩu.

    Mặt khác, theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC thì khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì khu khu chế xuất được xác định là khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật.

    Đồng nghĩa, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu [hoặc bán] vào khu chế xuất để sử dụng trong khu chế xuất thì không phải nộp thuế xuất khẩu.

    Do đó: Đối với trường hợp công ty bạn có nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam và đã nộp thuế nhập khẩu đầy đủ, nay công ty xuất bán một phần lô hàng này vào khu chế xuất thì không phải khai nộp thuế xuất khẩu đối với số lượng hàng hóa này.

    Công ty có thể liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục nhận lại số tiền thuế nhập khẩu [hoàn thuế nhập khẩu] đã nộp tương ứng với số lượng hàng hóa nhập khẩu mà công ty đã xuất bán vào khu chế xuất.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


Video liên quan

Chủ Đề