Hiến máu tình nguyện ở đâu

Anh Nguyễn Mậu Pháp [sinh năm 1987], hiện đang sống tại Phường 5, thành phố Đông Hà, thành viên Câu lạc bộ [CLB] Hiến máu tình nguyện tỉnh được nhiều người ví như “ngân hàng máu di động” của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân suy giảm tiểu cầu. Bởi chỉ cần nghe thông tin ở đâu cần máu, cần tiểu cầu, anh sẵn sàng đến hiến ngay, không kể ngày hay đêm.

Page 2

Máu đang khan hiếm trầm trọng trước tình hình dịch bệnh COVID-19. Trong ảnh: người dân tham gia hiến tiểu cầu tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương ngay sau khi có lời kêu gọi của viện - Ảnh: HÀ THANH

Những ngày qua, trên fanpage của Viện Huyết học - truyền máu trung ương, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội liên tục đăng tải thông tin về tình trạng khan hiếm máu trong dịch bệnh COVID-19, nhất là giai đoạn Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

Trước tình trạng đó, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội vừa có thư kêu gọi cộng đồng cùng tham gia hiến máu:

"Chúng ta - những người khỏe mạnh, có thể chờ đợi dịch bệnh qua đi để trở lại nhịp sống thường ngày nhưng người bệnh thì không thể chờ máu.

Lương thực có thể dự trữ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân nhưng máu cho người bệnh thì không thể dự trữ nếu không có người hiến. Chúng ta đảm bảo giãn cách nhưng xin đừng xa cách về trái tim và cảm xúc.

Lúc này, tham gia hiến máu và đảm bảo an toàn chính là một cách giúp cho Hà Nội và hàng ngàn bệnh nhân cần máu [trong đó có bệnh nhân COVID-19] chiến thắng đại dịch".

Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội khẩn thiết kính mời cộng đồng cùng dành thời gian tham gia hiến máu trong chương trình Giọt hồng tri ân năm 2021. Chương trình sẽ diễn ra từ 7h30 đến 17h các ngày 3-8 đến 8-6 tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương [Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội].

Đối với người dân đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu, Viện Huyết học - truyền máu trung ương khuyến cáo chỉ đăng ký hiến máu khi thực sự khỏe mạnh và không có các nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19. Nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 1 tuần kể từ khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Lựa chọn địa điểm và đăng ký hiến máu trước khi đến qua ứng dụng "Hiến máu".

Sau khi đăng ký hiến máu qua app, sẽ có tin nhắn báo về mục Thông báo trên app. Đồng thời viện cũng sẽ gửi tin nhắn SMS vào cuối ngày để xác nhận qua điện thoại cho người hiến máu đã đăng ký qua app. Người hiến máu có thể sử dụng thông báo này để xuất trình khi di chuyển trên đường.

Nếu cần hỗ trợ các thông tin khác về hiến máu, hoặc cần gửi tin nhắn mời đi hiến máu để thuận tiện trong quá trình di chuyển, liên hệ Tổng đài chăm sóc người hiến máu [8h - 17h hằng ngày] 0976 99 00 66.

Danh sách các địa điểm hiến máu tình nguyện:

1. Hà Nội

- Viện Huyết học - truyền máu trung ương, phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội tiếp nhận từ 8h đến 20h hằng ngày, kể cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

- Các điểm hiến máu cố định: 26 Lương Ngọc Quyến [Hoàn Kiếm], 132 Quan Nhân [Thanh Xuân] và số 10, ngõ 122 đường Láng [Đống Đa], thời gian từ 8h - 12h và 13h30 - 17h thứ hai đến thứ bảy.

2. Tại TP.HCM

- Bệnh viện Truyền máu - huyết học, 118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, thời gian từ 7h - 12h và 13h30 - 16h30 tất cả các ngày.

- Trung tâm truyền máu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy, cổng số 5, đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, thời gian từ 7h - 16h từ thứ hai đến thứ sáu.

- Trung tâm Hiến máu nhân đạo, 106 Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình. Thời gian từ 7h30 - 16h30 từ thứ hai đến thứ sáu và từ 7h - 11h thứ bảy và chủ nhật.

‘Anh xế miễn phí’ chạy phân khối lớn đưa người dân đi hiến máu tình nguyện

HÀ THANH

Hiến máu tình nguyện là một hành động mang đậm giá trị nhân văn, là nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho người hiến máu. Khoa học chứng minh, khi cho máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch.. Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.

Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.

1. Điều kiện để được hiến máu là gì?

- Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.

- Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.

- Cân nặng: từ 45 kg [với nam] và 42 kg [với nữ] trở lên.

- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường

*** Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.

+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.

+ Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.


2. Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện

2.1. Được làm các xét nghiệm
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu [ABO-Rh], HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Khi hiến máu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, bạn sẽ được khoa thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn [miễn phí] khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.


2.2. Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở đánh giá sức khoẻ.


2.3. Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành

Cũng giống như các địa điểm hiến máu khác, khi hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng và chăm sóc theo đúng quy định:

- Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người

- Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người [Bánh, sữa…]

- Nhận quà tặng [bằng hiện vật]: Gấu bông, đồng hồ treo tường…

- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.


Người hiến máu tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

3. Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu

Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể và nhân viên y tế sẽ có những xử trí phù hợp.

3.1.Trước khi hiến máu phải làm gì?

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.

- Mang giấy CMND/Thẻ CCCD, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.


3.2.Sau khi hiến máu nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:

- Giơ cao tay.

- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dán.

- Thay miếng bông và băng dán khác .

*** Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:

- 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.

- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.


3.3.Sau khi hiến máu

Những điều nên làm:

- Chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

- Để miếng băng dán sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.


Những điều không nên làm:

- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức [leo núi, tập tạ …] trong hai ngày đầu.

- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

3.4.Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …

Video liên quan

Chủ Đề