Hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu năm 2024

Thời điểm lập hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu khi bán hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
...

Theo đó, hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu khi bán hàng hóa được lập tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa).

Hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu năm 2024

Chia nhỏ hóa đơn trên 20 triệu thành hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu để thanh toán bằng tiền mặt được không? (Hình từ Internet)

Số hóa đơn của hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu có tối đa bao nhiêu chữ số?

Quy định về số hóa đơn tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Nội dung của hóa đơn
...
3. Số hóa đơn
a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
b) Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
...

Theo quy định trên, số hóa hóa đơn của hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu có tối đa 8 chữ số.

Chia nhỏ hóa đơn trên 20 triệu thành hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu để thanh toán bằng tiền mặt được không?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì những khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Việc có được thanh toán bằng tiền mặt khi chia nhỏ hóa đơn trên 20 triệu thành hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu không, theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
...
5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.

Như vậy, trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu trở lên thì chỉ được khấu trừ (khi tính thuế TNDN) khi có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Đồng thời theo hướng dẫn tại Công văn 4131/CT-TTHT năm 2014 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh thì trường hợp bên mua và bên bán ký hợp đồng với tổng giá trị lớn hơn 20 triệu đồng nhưng xuất thành nhiều hóa đơn dưới 20 triệu trong nhiều ngày, thì tất cả hóa đơn đều phải thanh toán dưới hình thức chuyển khoản.

Do đó, khi chia nhỏ hóa đơn trên 20 triệu thành các hóa đơn tiền mặt dưới 20 triệu dù là trong cùng một ngày hay nhiều ngày thì những hóa đơn này phải được thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản) mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng trực tiếp là một loại hoá đơn quan trọng trong bán hàng và kế toán. Hoá đơn trực tiếp là gì? Phân biệt hoá đơn trực tiếp với hoá đơn đỏ? Đọc bài viết dưới đây của MISA meInvoice để có được câu trả lời.

Hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu năm 2024

Hóa đơn trực tiếp (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/ hóa đơn bán hàng/ hóa đơn thông thường) là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho cá nhân/tổ chức kinh doanh sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp khi giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Nó còn được coi là hóa đơn bán lẻ dành cho các cửa hàng, hộ cá nhân kinh doanh (không phải các công ty). Theo đó, những cá nhân/tổ chức khi chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp thì không được sử dụng hoá đơn GTGT (hoá đơn đỏ).

2. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp

Như đã đề cập ở trên, hoá đơn trực tiếp chỉ được áp dụng với cá nhân/tổ chức sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, cụ thể:

  • Các tổ chức kinh doanh nhưng không theo hình thức doanh nghiệp, bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã, ban quản lý dự án;
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
  • Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp với tỷ lệ theo doanh thu
  • Các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự đặt tự in, có rủi ro cao về thuế;
  • Các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự đặt, tự in, từng bị xử lý sai phạm, phạt hành chính vì trốn, gian lận thuế

Ngoài ra, những đối tượng sử dụng hoá đơn trực tiếp thì không sử dụng hoá đơn điện tử và không thể nộp thuế trực tuyến qua mạng.

3. Mẫu hóa đơn bán hàng trực tiếp

Hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu năm 2024

4. Mua hóa đơn trực tiếp ở đâu?

Chỉ có hoá đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ nên tốt nhất doanh nghiệp cần mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế để tránh nhiều rủi ro sai phạm không đáng có.

5. Mua hóa đơn bán hàng trực tiếp như thế nào?

Hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu

Trước tiên, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu, bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn (Mẫu số 3.3 Thông tư 39/2014);
  • Bản cam kết mẫu số CK01/AC Thông tư 39/2014;
  • Bản sao giấy phép kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền của giám đốc công ty;
  • CMND của người mua hoá đơn trực tiếp;
  • Dấu doanh nghiệp

Lưu ý: Người đi mua hoá đơn trực tiếp cũng phải là người làm giấy đề nghị mua hoá đơn.

Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần 2 trở đi

Từ lần 2, cá nhân, tổ chức cũng cần phải chuẩn bị thêm loại giấy tờ sau so với lần đầu:

  • Sổ mua hóa đơn doanh nghiệp được phát khi mua lần đầu;
  • Quyển hóa đơn mua trước liền kề mà doanh nghiệp đang sử dụng

Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp

Trước khi mua hóa đơn trực tiếp, doanh nghiệp cần đóng dấu tên và địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi hoá đơn.

Số lượng hóa đơn bán hàng trực tiếp doanh nghiệp được cấp sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.

Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp

Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.

6. So sánh hóa đơn trực tiếp và hóa đơn VAT

Đối tượng áp dụng

Hoá đơn GTGT (VAT) thường áp dụng cho DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hoá đơn trực tiếp thì được các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sử dụng

Nơi mua hoá đơn

DN sử dụng hoá đơn VAT có thể tự in hoá đơn, mua hoá đơn đỏ của cơ quan thuế, hoá đơn điện tử…

DN sử dụng hoá đơn bán hàng phải mua hoá đơn từ Cơ quan thuế.

Hình thức kê khai

Hoá đơn đỏ: Bắt buộc phải kê khai cả đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ

Hoá đơn trực tiếp: Chỉ kê khai đầu ra, không kê khai đầu vào

Chữ ký

Hoá đơn đỏ cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc DN và người bán

Hoá đơn trực tiếp chỉ cần chữ ký của người bán

Về hình thức

Hóa đơn bán hàng trực tiếp trên 20 triệu năm 2024

Hoá đơn đỏ: Có thông tin thuế suất, không có dấu mộc vuông

Hoá đơn trực tiếp: Không có thông tin về thuế suất, có dấu mộc vuông

*Điểm chung giữa hoá đơn trực tiếp và hoá đơn VAT là chúng đều được tính vào chi phí trực tiếp.

\>>>Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có giống nhau không?

7. Một số câu hỏi được quan tâm về hóa đơn bán hàng trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?

Người sử dụng hoá đơn trực tiếp không phải kê khai thuế.

Theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế:

Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.”

Sử dụng hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?

Căn cứ theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện được khấu trừ thuế GTGT:

Đơn vị có các hóa đơn chứng từ sau: Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho đơn vị bên phía nước ngoài theo như hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Theo đó, hoá đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế vì đây được coi là một loại hoá đơn thông thường.

Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?

Đối với hóa đơn trực tiếp có giá trị trên 20 triệu đồng thì sẽ có những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bên mua thanh toán tiền mặt, bên bán xuất hóa đơn đỏ trên 20 triệu cho bên mua thì hoá đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản của bên mua không được khấu trừ, bên bán sẽ bị phạt.

Trường hợp 2: Bên mua chuyển khoản cho bên bán bằng tài khoản cá nhân, người bán xuất hoá đơn đỏ cho người mua. Bên bán hành động hợp lệ nhưng hoá đơn GTGT trên 20 triệu của bên mua không được khấu trừ.

Trường hợp 3: Bên mua thanh toán một nửa tiền mặt sẽ được khấu trừ thuế VAT trên số tiền đã chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng. Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần chưa chuyển tiền thuế GTGT

Trường hợp 3: Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu, người mua đã thanh toán một nửa tiền mặt. Bên mua sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã thực hiện chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT.

Doanh nghiệp có cần thông báo phát hành khi mua hóa đơn trực tiếp từ CQT hay không?

DN không cần thông báo hành khi mua hoá đơn trực tiếp từ CQT, doanh nghiệp có thể sử dụng hoá đơn đã mua ngay trong ngày.

Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp & các hộ, cá nhân kinh doanh cũng đừng quên lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước trong giai đoạn sắp tới này nhé.

MISA meInvoice đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Phần mềm được trang bị và nâng cấp các tính năng mới nhất để đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về HĐĐT theo Nghị định 123 & Thông tư 78/2021/TT-BTC, cũng như đáp ứng quy định mới nhất về mức thuế suất GTGT 8% theo Nghị quyết 43 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: