Học cải lương ở đâu

Tên chuyên ngành đào tạo

: Diễn viên cải lương

Tên chuyên ngành đào tạo [tiếng Anh]

: Cai luong actors

Tên ngành đào tạo

: Diễn viên sân khấu kịch hát

Tên ngành đào tạo [tiếng Anh]

: Acting for traditional theatre

Mã ngành

: 52210226

Trình độ đào tạo

: Đại học

Hình thức đào tạo

: Chính quy

DIỄN VIÊN CẢI LƯƠNG

Bạn có thể trở thành diễn viên Cải Lương chuyên nghiệp từ đây.

Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Diễn viên Cải Lương được tổ chức như sau:

Năm 1:

Sinh viên được học các kiến thức đại cương về nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật âm nhạc cơ bản, kỹ năng giải phóng hình thể, học hát Cải Lương, vũ đạo Cải Lương và kĩ thuật diễn Cải Lương.

Năm 2:

Sinh viên học nâng cao về kĩ thuật biểu diễn Cải Lương, hát Cải Lương, vũ đạo Cải Lương. Sinh viên học các môn học hỗ trợ tích cực cho nghệ thuật biểu diễn Cải Lương như: tâm lý học, lịch sử văn học thế giới,  lịch sử nghệ thuật tạo hình thế giới, nghệ thuật hóa trang.

Năm 3:

Sinh viên học các kỹ thuật biểu diễn Cải Lương, múa, hát Cải Lương khó, phức tạp. Sinh viên học các bộ môn bổ trợ cho nghệ thuật biểu diễn Cải Lương như: triết học, mỹ học, lịch sử tạo hình Việt Nam, lịch sử sân khấu Việt Nam, phương pháp sân khấu truyền thống.

Năm 4:

Sinh viên hoàn thiện kỹ năng biểu diễn Cải Lương. Cùng đó là những kiến thức bổ trợ như: lí luận kịch, lịch sử sân khấu thế giới, phân tích tác phẩm chuyên ngành Cải Lương.

Sinh viên đi thực tập tại các nhà hát, đoàn, đơn vị nghệ thuật Cải Lương chuyên nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp bằng một vai diễn trong một vở Cải Lương.

  1. II. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
  2. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc diễn viên ở các nhà hát, các đoàn nghệ thuật cải lương chuyên nghiệp. Cán bộ các đơn vị đoàn thể, cán bộ tuyên truyền văn hoá cơ sở, đài truyền hình, hãng phim, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện, lễ hội.
  3. Tham gia các dự án thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự kiện, lễ hội.
  4. Tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghệ thuật của trung ương và địa phương, các trung tâm văn hoá nghệ thuật trên toàn quốc.

III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

  1. Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Diễn viên cải lương, sinh viên có thể đăng ký tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ ngành Nghệ thuật Sân khấu tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
  2. Tham gia các khoá học ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn ở trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

TUYỂN SINH

[Thông tin mang tính tham khảo, mọi chi tiết về thể thức thi tuyển và môn thi được nêu chi tiết trong thông báo tuyển sinh hằng năm của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên website: //skda.edu.vn hoặc qua cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo]

  1. Đối tượng và điều kiện dự thi
  2. Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.
  3. Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 [Điều kiện dự thi] Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  4. Điều kiện dự thi đối với ngành nghệ thuật đặc thù:

– Có độ tuổi từ 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55.

– Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp; có giọng hát tốt.

– Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.

  1. Hồ sơ đăng ký dự thi
  2. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào các ngành / chuyên ngành đào tạo chính quy của trường, theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi.
  3. Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.
  4. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường [không nộp qua bưu điện].

III. Thể thức thi tuyển và môn thi

– Kiểm tra hình thể, giọng nói, tiếng hát: Thí sinh tự chuẩn bị và biểu diễn 2 bài hát [chèo, cải lương hoặc hát mới], có thể đọc, ngâm một bài thơ hoặc đọc một đoạn văn xuôi.

– Tự chuẩn bị và biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.

– Môn 1: Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm; Múa các động tác theo yêu cầu của Ban Giám khảo; Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2 [thời gian không quá 10 phút]; Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi. 

– Môn 2:  Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.

Có ai biết ở đâu dạy đàn ca tài tử không chỉ giùm mình, muốn học để hát tân cổ giao duyen hay cải lương mà không biết ở đâu dạy cả. Xin cám ơn nhiều.

Lệ Trinh [tốt nghiệp Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh TP.HCM] đoạt HCV cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên kịch hát dân tộc toàn quốc 2017 - Ảnh: LINH ĐOAN

Hội thảo do khoa kịch hát dân tộc Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM tổ chức với chủ đề khá rộng.

Dù vậy, các đại biểu tập trung bàn về đào tạo diễn viên, bởi có lẽ diễn viên gánh trọng trách chuyển tải hồn cốt của vở diễn, của nghệ thuật cải lương - đang rất chật vật để tồn tại và phát triển.

Phải chủ động hơn trong tuyển sinh

Nhiều năm gần đây, tình hình tuyển sinh tại khoa kịch hát dân tộc Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM rất khó khăn. Đầu vào rất ít so với chỉ tiêu. Vậy nên đôi khi phải có tình trạng "vớt" sinh viên từ các khoa khác sang.

"Sân khấu cải lương càng khó khăn thì chúng ta càng chú ý đầu vào hơn. Trong tình hình hiện nay, cứ ngồi tại trường để tuyển sinh là không có.

Tại sao chúng ta không đi xuống cơ sở, đi về vùng sâu vùng xa tìm những tài năng có giọng ca hay. Nếu tìm vẫn chưa đủ nguồn đáp ứng yêu cầu thì mở thêm các lớp tập huấn" - đạo diễn Ca Lê Hồng, nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, đưa ra một giải pháp.

Đồng tình với ý kiến của đạo diễn Ca Lê Hồng, nhà báo Thanh Hiệp cũng đặt vấn đề liên kết với những cuộc thi đã tạo được uy tín như Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng: "Các thí sinh tham gia vào đến vòng bán kết hầu hết đều có giọng ca tốt. Trường có thể đến mời họ về học tại trường với những ưu đãi riêng như giảm, miễn học phí".

Một gợi ý khác nữa như theo thầy Lê Xuân Hiểu là "có thể liên kết với các đoàn hát ở tỉnh, nhờ họ tìm giúp nguồn".

Diễn viên cải lương có cần học hệ đại học?

Trong tương lai, chuyên ngành đào tạo diễn viên cải lương của khoa kịch hát dân tộc Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM sẽ hướng tới nâng cấp lên hệ đại học.

Nhiều người ủng hộ điều này. Ông Đinh Minh Mẫn - nguyên trưởng Đoàn văn công Đồng Tháp - kể câu chuyện: "Tôi ủng hộ diễn viên có điều kiện cứ học bổ sung thêm. Được học các em sẽ mở mang đầu óc, biết cách cảm, phân tích nhân vật, từ đó vai diễn của các em sẽ sâu sắc hơn".

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng không nên quá vội vàng. Mục đích đào tạo diễn viên hệ đại học phải thực chất, được trang bị đủ kiến thức để làm nghề cho tốt chứ không chỉ lấy bằng cấp bổ sung vào việc xét lương, bổ nhiệm...

NSND Trần Minh Ngọc, nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu - điện ảnh TP.HCM, thận trọng: "Tôi chưa tán thành vội vàng việc đào tạo diễn viên theo hệ đại học. Tôi cho rằng cái quan trọng trong đào tạo diễn viên là những người thực hành, phải thực hành tốt trước đã".

Trong khi đó, thầy Lê Xuân Hiểu cho rằng muốn nâng cấp hệ đào tạo cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ đội ngũ giáo viên cho đến giáo trình giảng dạy, phải nghiên cứu một cách thấu đáo để chắt lọc những tinh hoa nghề từ các thế hệ trước.

Đào tạo cải lương phải có sự kết hợp hiệu quả giữa truyền nghề và phương pháp sư phạm khoa học, nhưng có một nghịch lý là nhiều người rất giỏi nghề lại vướng chuyện bằng cấp nên không thể mời về trường.

Cải lương 'rụt rè' trở lại với Ngũ hổ Bình Tây tại nhà hát Trần Hữu Trang

LINH ĐOAN

Video liên quan

Chủ Đề