Hướng dẫn soạn bài lượm ngữ văn 6 tập 2

+ Câu chuyện được kể trong bài thơ chính là nói lên hoàn cảnh đất nước vào thời điểm Huế đổ máu và cuộc gặp gỡ của hai chú cháu Lượm.

+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

- Bố cục:

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Giới thiệu hoàn cảnh mà hai chú cháu đã gặp nhau.

+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ.

+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

2. Soạn câu 2 trang 76 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Trang phục: Chúng ta có thể nhận thấy trang phục của nhân vật Lượm không khác gì các chiến sĩ dũng cảm chống giặc thời kháng chiến "Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch". Dường như trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc bên mình chỉ “xinh xinh". Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Hình dáng: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn (Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à, ở đồn Mang cá thích hơn ở nhà!).

3. Soạn câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Chuyến đi công tác của Lượm:

- Chuyến đi nhiệm vụ của chú bé Lượm nhỏ nhắn ấy vô cùng hiểm nguy và có thể mất mạng bất cứ lúc nào qua cách tưởng tượng của nhà thơ "Đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách".

- Chú bé Lượm phải thực hiện một nhiệm vụ vô cùng gấp gáp và nguy hiểm "thư đề thượng khẩn".

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ (sợ chi hiểm nghèo).

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

+ Nằm trên lúa.

+ Lúa thơm mùi sữa.

+ Hồn bay giữa đồng.

-> Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

4. Soạn câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ: cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Cách gọi tên tha thiết, thân mật "Lượm ơi" nhằm giúp người đọc thấy được cảm xúc đang dâng trào trong lòng người viết bài thơ "Lượm", thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

5. Soạn câu 5 trang 76 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định như sau:

+ Trước tiên câu thơ ấy thể hiện cảm xúc nuối tiếc, nghẹn ngào của nhà thơ trước cái chết của Lượm.

+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

- Sau câu thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả “Lượm ơi, còn không?” thì chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh chú bé Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

6. Soạn câu luyện tập trang 77 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Viết một đoạn văn ngắn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm:

- Qua văn bản "Lượm" của Tố Hữu chúng ta thấy rằng chiến tranh đã cướp đi rất nhiều thứ của con người, những chú bé ngây thơ nhưng cũng phải hi sinh. Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.

Lượm là câu chuyện khác họa hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ vui tươi, hồn nhiên, dũng cảm trên con đường liên lạc đầy nguy hiểm. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học Tech12h xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn soạn bài lượm ngữ văn 6 tập 2

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Tác giả:

  • Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
  • Quê: Tỉnh Thừa Thiên – Huế.
  • Sinh ra trong một nha nho nghèo, từ sáu bảy tuổi đã học làm thơ.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.
  • Năm 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Một số tác phẩm nổi bật: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992).

2. Tác phẩm:

  • Lượm – sáng tác năm 1949, nằm trong tập thơ Việt bắc
  • Hoàn cảnh sáng tác: Trong hồi kí Nhớ lại một thời, ở cả hai lần in- Nxb Hội nhà văn – năm 2000 trang 260, NxbVHTT năm 2002 trang 200, Tố Hữu lại cho biết: ông viết bài thơ này vào năm 1952 khi dự Hội nghị Trung ương lần thứ 3 ngày 21 tháng 1 năm 1952 “ Chính trong Hội nghị Trung ương lần thứ 3 này một đồng chí ở Thừa Thiên ra kể cho tôi nghe về những tấm gương chiến đấu dũng cảm ở quê nhà và cho tôi biết tin về cháu Lượm” .
  • Nội dung của bài thơ: Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

Câu 2: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Câu 3: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Câu 4: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

Câu 5: Trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2

“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?