Hướng dẫn trò chơi bánh xe đoàn kết

Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, việc phát triển khả năng vận động là một trong số những yêu cầu cấp thiết hàng đầu. Trong đó, việc áp dụng thông qua các trò chơi là phương pháp phổ biến nhất. Bánh xe quay là một trò chơi vận động, yêu cầu trẻ phải tập trung và phối hợp chặt chẽ với nhau. Trò chơi này còn giúp nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể, đồng thời nâng cao khả năng làm việc nhóm với nhau. Cùng Thủ Thuật Chơi tìm hiểu cách chơi trò chơi Bánh xe quay thông qua bài viết dưới đây.

Không gian chơi

Trò chơi Bánh xe quay là trò chơi vận động, có các hoạt động chạy, nhảy vì vậy nên chơi trên mặt phẳng, không có chướng ngại vật. Diện tích chơi rộng hay hẹp phụ thuộc vào cách chơi và số lượng người tham gia chơi. Địa điểm lí tưởng để chơi  là sân trường, sân chơi, lớp học mầm non.

Người chơi

Trò chơi Bánh xe quay phù hợp với tất cả mọi người, cả nam và nữ, mọi lứa tuổi khác nhau. Càng đông càng vui. Tuy nhiên để đảm bảo yếu tố trật tự, dễ quản lí, nên chơi tối đa từ 20-30 trẻ cùng lúc. Trò chơi đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non, giúp các em phát triển khả năng vận động, lắng nghe.

Dụng cụ chơi

Với cách chơi 1: Chuẩn bị  một cái trống con hoặc một cái xắc xô để tạo hiệu lệnh.

Với cách chơi 2: Chuẩn bị 2-3 ( tùy theo số lượng nhóm) dải băng giấy (hoặc vải, nhựa) làm bánh xe. Dải băng giấy có độ rộng khoảng 30 cm, chiều dài từ 6-7 m. Nối hai đầu của băng giấy tạo thành một hình tròn, sao cho người chơi có thể chui vào trong. 

Ngoài ra, chuẩn bị các vật dụng nhỏ làm đồ để nhặt ghi điểm trong quá trình chơi: gấu bông nhỏ, bóng...

Hướng dẫn trò chơi bánh xe đoàn kết

Hình thức chơi này phù hợp tổ chức các giờ chơi của trẻ nhỏ, mẫu giáo, giúp tăng tinh thần đoàn kết, khả năng vận động.

- Chia số trẻ thành 2 hoặc 3 nhóm, các nhóm có số lượng khác nhau, mỗi nhóm ít hơn nhau từ 2-3 trẻ.

- Xếp các nhóm trẻ đã chia nhóm thành 2 hoặc 3 vòng tròn đồng tâm, đứng quay mặt vào nhau, nhóm nào nhiều trẻ hơn ở vòng ngoài, các trẻ nắm tay nhau.

- Khi có hiệu lệnh “quay” thì trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn. Hai vòng tròn gần nhau sẽ chạy theo 2 hướng ngược nhau. Lúc đầu cho vòng tròn quay chậm theo nhịp của tiếng trống đập hoặc xắc xô, sau đó quay nhanh hơn. 

- Khi vòng tròn đang quay, người điều khiển ra lệnh cho bánh xe dừng lại thì tất cả trẻ đứng im tại chỗ và trẻ nói “kít”. Tuy nhiên không nên ra lệnh khi trẻ đang quay nhanh vì dừng tại quá đột ngột thì trẻ dễ bị ngã theo quán tính.

- Khi trẻ chơi thành thạo, có thể cho bánh xe quay nhanh, chậm tuỳ theo thoả thuận khi chơi : có thể vòng ngoài quay nhanh và vòng trong lại quay chậm hoặc ngược lại.

- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nghỉ 3 phút, mỗi lần đổi chiều quay khác nhau để trẻ không bị chóng mặt.

Hướng dẫn trò chơi bánh xe đoàn kết

Hình thức chơi này phù hợp với tổ chức với mọi lứa tuổi, trong các giờ chơi, buổi team building.

- Chia số người chơi thành 2 hoặc 3 nhóm, các nhóm có số lượng  bằng nhau. Mỗi đội cầm 1 dải băng giấy. Các thành viên đứng vào trong mặt trong của băng giấy. Các đội đứng ở vạch xuất phát.

- Khi có hiệu lệnh của người Quản trò, tất cả thành viên mỗi đội cùng phối hợp vận hành để di chuyển bánh xe đến đích.

-  Bên cạnh việc về đích nhanh nhất thì mỗi đội như vậy khi đi trên đường phải nhặt những vật phẩm được đặt sẵn trên đường theo kiểu zik zăk, phần quyết định đội thắng cuộc là đội nhặt được nhiều vật phẩm nhất.

Bánh xe quay là một trò chơi vận động, yêu cầu trẻ phải tập trung và phối hợp chặt chẽ với nhau. Trò chơi này giúp nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể, đồng thời nâng cao khả năng làm việc nhóm với nhau. Bài viết sẽ hướng dẫn cách tổ chức trò chơi này cho trẻ.

  • 1. Trò chơi bánh xe quay có từ bao giờ?
  • 2. Những ai có thể chơi bánh xe quay?
  • 3. Số lượng người chơi bánh xe quay?
  • 4. Chơi bánh xe quay ở đâu?
  • 5. Hướng dẫn tổ chức chơi bánh xe quay
  • 6. Ý nghĩa trò chơi bánh xe quay
  • 7. Lưu ý khi chơi bánh xe quay

1. Trò chơi bánh xe quay có từ bao giờ?

Bánh xe quay là trò chơi dân gian có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trên thực thế không ai rõ trò chơi này bắt nguồn từ đâu và ra đời trong khoảng thời gian nào. Chỉ biết rằng nó đã gắn liền và ghi dấu trong tiềm thức của bao người Việt.

2. Những ai có thể chơi bánh xe quay?

Trò chơi này phù hợp với các bé mầm non và các bé tiểu học. Không phân biệt giới tính, cả bé trai và bé gái đều chơi được.

3. Số lượng người chơi bánh xe quay?

Vì là trò chơi tập thể nên số lượng người chơi không giới hạn, càng nhiều bé chơi càng vui. Tuy nhiên, cần tối thiểu 6-8 bé để ghép thành vòng tròn.

4. Chơi bánh xe quay ở đâu?

Vì bánh xe quay là trò chơi vận động nên cần một địa điểm đủ rộng, bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho các bé chơi (lớp học, sân trường, thảm cỏ,…). Càng nhiều trẻ chơi thì diện tích càng lớn, đảm bảo đủ chỗ đứng cho mọi người để không va vào nhau.

5. Hướng dẫn tổ chức chơi bánh xe quay

Chuẩn bị:

  • Diện tích chỗ chơi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
  • Một cái trống con hoặc một cái xắc xô.
  • Mỗi nhóm có khoảng 6 – 8 trẻ (hoặc có thể nhiều hơn) và 1 người điều khiển.

Luật chơi:

Trẻ chạy theo vòng tròn. Khi có hiệu lệnh dừng thì phải dừng lại ngay.

Nhóm nào làm sai thì sẽ bị phạt tùy theo sự thỏa thuận.

Cách chơi:

  • Chia số trẻ thành 2 hoặc 3 nhóm, các nhóm có số lượng khác nhau, mỗi nhóm ít hơn 1-2 trẻ.
  • Xếp trẻ thành 2 hoặc 3 vòng tròn đồng tâm, đứng quay mặt vào nhau, nhóm nào nhiều trẻ hơn ở vòng ngoài, các trẻ nắm tay nhau.
  • Khi có hiệu lệnh “quay” thì trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn. Hai vòng tròn chạy theo 2 hướng ngược nhau. Lúc đầu cho vòng tròn quay chậm theo nhịp của tiếng trống đập hoặc xắc xô, sau đó quay nhanh hơn.
  • Khi vòng tròn đang quay, người điều khiển ra lệnh cho bánh xe dừng lại thì tất cả trẻ đứng im tại chỗ và trẻ nói “kít”. Tuy nhiên không nên ra lệnh khi trẻ đang quay nhanh vì dừng tại quá đột ngột thì trẻ dễ bị ngã theo quán tính.
  • Khi trẻ chơi thành thạo, có thể cho bánh xe quay nhanh, chậm tuỳ theo thoả thuận khi chơi: có thể vòng ngoài quay nhanh và vòng trong lại quay chậm hoặc ngược lại.

6. Ý nghĩa trò chơi bánh xe quay

Chơi bánh xe quay sẽ luyện thân thể tốt. Đồng thời, rèn cho trẻ sự chú ý và biết phối hợp với nhau trong nhóm chơi. Đây là cơ hội để trẻ có thêm bạn mới và giúp tình bạn thêm gắn bó, thân thiết hơn.

7. Lưu ý khi chơi bánh xe quay

Để trò chơi diên ra vui vẻ, an toàn và đáp ứng đúng nhu cầu, mục đích ban đầu, cần chú ý những điều sau:

  • Chọn địa điểm chơi bằng phẳng, an toàn, sạch sẽ.
  • Cho trẻ khởi động nhẹ nhàng trước khi chơi.
  • Tốc độ quay tăng dần để trẻ thích nghi, tránh xảy ra sự cố nguy hiểm.

Bánh xe quay là trò chơi vận động tập thể phù hợp để nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể, đồng thời giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và khả năng tập trung, phối hợp với đồng đội. Do đó, nếu có điều kiện, người lớn nên thường xuyên tổ chức trò chơi này để các bé có thêm nhiều kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số trò chơi vận động có tính tập thể khác dành cho các bé như:

  • Trò chơi bẫy chuột
  • Trò chơi câu ếch