Hút pin nghĩa là gì

Với nhu cầu sử dụng ngày càng cao như hiện nay, thời gian sử dụng thiết bị như điện thoại đang là một yếu tố khiến người dùng xem xét trước khi quyết định chọn mua. Vậy hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu xem dung lượng pin là gì? Có phải là yếu tố quyết định thời gian sử dụng và những vấn đề xoay quanh nhé!

1Dung lượng pin là gì?

“Dung lượng pin” là thuật ngữ mô tả khả năng lưu trữ điện tích của một viên pin, được xác định bởi khối lượng vật liệu hoạt động bên trong nó. Được nhà sản xuất kiểm nghiệm, đo đạc và cho ra thông số tối đa viên pin có thể lưu trữ được trên các sản phẩm được trang bị.

Ví dụ: Viên pin có dung lượng 1000 mAh có thể cung cấp một dòng điện 1000 mA [1A] cho thiết bị sử dụng trong một giờ. Thông số này giúp bạn một phần nào đó xác định được độ mạnh yếu của các viên pin,mAh càng lớn thì thời gian sử dụng trên thiết bị sẽ càng được lâu hơn.

2Đơn vị đo dung lượng pin

“mAh” [miliAmpe-Hour] hiện đang là đơn vị đo dung lượng pin được dùng nhiều cho các thiết bị như smartphone, máy tính bảng. Thiết bị có mAh càng cao, cho ra thời gian sử dụng càng lâu.

Trên một số sản phẩm còn được đo bằng đơn vị Wh, sự khác nhau giữa hai đơn vị này là Wh thể hiện công suất hoạt động[tiêu thụ hoặc tạo ra] trong 1 giờ, còn mAh là đơn vị để đo cường độ hoạt động trong 1 giờ trên một thiết bị.

3Hạn chế về kích thước

Tăng dung lượng pin trên thiết bị đồng nghĩa với việc phải tăng kích thước viên pin lên, điều này làm ảnh hướng đến xu hướng thiết kế mỏng nhẹ ở thời điểm hiện tại. Việc cố nhồi nhét một viên pin có dung lượng cao vào một sản phẩm mỏng nhẹ, sẽ làm cho không gian nâng cấp phần cứng bị hạn chế.

Hiện tại, vấn đề này đang được các nhà sản xuất rất quan tâm để cân bằng các yếu tố thiết kế, thời gian sử dụng và hiệu năng trên máy.

4Những thắc mắc nan giải về pin

Tiếp tục sạc khi đã nạp đầy có hại cho máy không?

Trên các thiết bị điện tử hiện nay đều được tích hợp hệ thống quản lý pin thông minh, tự ngắt sạc khi máy đạt giới hạn 100% để giảm thiểu tình trạng pin được nạp quá tải và gây nên tình trạng chai pin.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người dùng nên rút sạc khi máy đạt từ 80% - 90% để hạn chế các trường hợp rủi ro ngoài dự kiến như dòng điện không ổn định, nhiệt độ xung quanh tác động đến máy, bảo đảm an toàn cho thiết bị và người dùng.

Có nên sử dụng cạn nguồn đến 0% rồi mới sạc?

Điều này là hoàn toàn không nên, khi dung lượng pin xuống còn 0% sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống quản lý pin, hiển thị phần trăm pin hoạt động không được ổn định. Người dùng nên sạc thiết bị khi máy còn 20% - 30% pin để thiết bị được hoạt động một cách ổn định nhất.

Sử dụng củ sạc không đúng như nhà cung cấp có ảnh hưởng đến máy?

Đối với những củ sạc, cáp sạc thuộc các thương hiệu úy tín thì bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Nhưng đối với những củ sạc giả, các nhà sản xuất kém uy tín hay thông số của loại cáp sạc không đạt sẽ làm cho dòng điện đi vào bên trong máy không ổn định, dẫn đến tình trạng máy báo pin lỗi, nhanh chai pin và cũng có thể dẫn đến cháy nổ.

5Dung lượng pin có phải là yếu tố quyết định thời gian sử dụng hay không?

Với xu thế phát triển các tính năng quản lý pin thông minh, tích hợp các công nghệ tiết kiệm điện năng trên chip hay sử dụng các công nghệ màn hình mới nhất để cho ra thời gian sử dụng tối ưu hơn. Cho nên dung lượng pin không còn là yếu tố quyết định thời gian sử dụng như trước đây nữa.

Ví dụ: Nếu chúng ta đem ra 2 thiết bị có cùng dung lượng mAh, có những tác vụ giống nhau nhưng chưa xác định được chúng có hoạt động cùng 1 điện áp V hay không, có cùng loại màn hình, chipset hay không là hoàn toàn chưa chính xác.

Do đó, trước khi quyết định chọn mua thiết bị có thời gian sử dụng lâu, ta không chỉ quan tâm đến dung lượng pin [mAh] mà còn phải quan tâm đến các yếu tố như màn hình, vi xử lý, các công nghệ tiết kiệm pin và mục đích sử dụng.

6Những mẹo kéo dài thời gian sử dụng

Trang bị thêm một cục sạc dự phòng đang là giải pháp được rất nhiều người ưa chuộng, có thể vừa sạc vừa dùng mà không sợ gián đoạn công việc, tránh trường hợp phải dùng nguồn điện trực tiếp gây ảnh hưởng đến máy và gây nguy hiểm cho bản thân.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể bật chức năng tiết kiệm pin, giảm độ sáng màn hình hoặc có thể bật chế độ máy bay đem lại thời gian hoạt động lâu nhất có thể.

Tham khảo một số điện thoại có dung lượng pin khủng tại Điện máy XANH:

Với những chia sẻ ở trên rất mong sẽ là những kiến thức hữu ích đối với bạn. Bài viết này vẫn còn nhiều sai sót, nếu có những góp ý hay thắc mắc gì bạn có thể để lại bình luận bên dưới nhé.

Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape, hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí. Nhưng cần sa có các hợp chất làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não và cơ thể do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Thành phần chính, hoạt chất trong cần sa là THC [viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol] được tìm thấy trong lá và các bộ phận ra hoa của cây cần sa. Do kích thích phần não phản ứng với khoái cảm, như thức ăn và tình dục dẫn đến giải phóng một chất được gọi là dopamine, mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái.

Nếu sử dụng dưới dạng hút hoặc vape, THC có thể xâm nhập vào máu đủ nhanh để bạn có thể đạt được khoái cảm trong vài giây hoặc vài phút. Mức THC thường đạt cực đại trong khoảng 30 phút và phải mất từ 1-3 giờ mới hết tác dụng. Nếu bạn uống hoặc ăn thì phải mất nhiều giờ hơn để bạn hoàn toàn tỉnh táo.

Cần sa có 3 dạng chính: Marijuana, Hash hay Hashish và Dầu Hashish.

  • Marijuana gồm lá và hoa khô của cây cần sa [Cannabis]. Trong ba dạng cần sa, Marijuana chứa ít chất THC nhất và kém tác dụng nhất.
  • Hashish hay Hash là nhựa của cần sa. Nhựa cần sa phơi khô và ép lại thành cục. "Hash" thường được trộn với thuốc lá để hút, nhưng cũng có thể bỏ vào đồ ăn để ăn. Hash mạnh hơn marijuana.
  • Dầu Hashish là chất dầu đặc được chế biến từ Hash, là sản phẩm cần sa mạnh nhất. Dầu Hashish thường được bôi trên đầu điếu thuốc hay trên giấy điếu thuốc lá để hút.

Thành phần chính, hoạt chất trong cần sa là THC được tìm thấy trong lá và các bộ phận ra hoa của cây cần sa

Hiện nay FDA chỉ phê duyệt hai loại thuốc được sử dụng dưới dạng cần sa y tế gồm dronabinol [Marinol, Syndros] và nabilone [Cesamet], được làm từ các dạng tổng hợp của các thành phần có trong cần sa được dùng điều trị hợp pháp trong trường hợp điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Dronabinol cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng chán ăn liên quan đến giảm cân ở những người bị AIDS.

Ảnh hưởng ngắn hạn

Khi hút cần sa, THC nhanh chóng di chuyển từ phổi vào máu, mang hóa chất đến não và các cơ quan khác trên khắp cơ thể. THC hoạt động trên các thụ thể tế bào não thường phản ứng với các hóa chất giống như THC trong tự nhiên, đây là chất tự nhiên này đóng một vai trò trong sự phát triển và chức năng não bình thường. Cần sa kích hoạt quá đà các phần của bộ não có chứa số lượng lớn nhất của các thụ thể này, dẫn đến triệu chứng “phê” ở người sử dụng như:

  • Các giác quan bị thay đổi [ví dụ, nhìn thấy màu sáng hơn]
  • Thay đổi nhận thức về thời gian
  • Thay đổi tâm trạng
  • Vận động suy yếu
  • Khó khăn với suy nghĩ và giải quyết vấn đề
  • Suy giảm trí nhớ
  • Ảo giác [khi dùng liều cao]
  • Ảo tưởng [khi dùng liều cao]
  • Rối loạn tâm thần [nguy cơ cao nhất khi sử dụng cần sa có tác dụng mạnh]

Ảnh hưởng dài hạn

Cần sa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ. Khi người bắt đầu sử dụng cần sa khi còn là thanh thiếu niên, thuốc có thể làm suy giảm chức năng suy nghĩ, trí nhớ, học tập và ảnh hưởng đến cách não bộ xây dựng các kết nối giữa các khu vực não với nhau. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tác dụng của cần sa kéo dài bao lâu và các thay đổi có diễn ra vĩnh viễn hay không.

3.2 Đến sức khỏe thể chất

  • Vấn đề về đường hô hấp. Khói cần sa kích thích phổi của những người hút cần sa thường xuyên có thể có vấn đề về hô hấp tương tự như những người hút thuốc lá. Những vấn đề này bao gồm ho và khạc đờm hàng ngày, dễ mắc các bệnh phổi và nguy cơ nhiễm trùng phổi cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn ở những người hút cần sa.
  • Tăng nhịp tim. Cần sa làm tăng nhịp tim trong 3 giờ sau khi hút thuốc dẫn đến làm tăng nguy cơ bị đau tim. Người già và những người có vấn đề về tim có thể có nguy cơ cao hơn.
  • Vấn đề với sự phát triển của trẻ trong và sau khi sinh. Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng cần sa trong thai kỳ có liên quan có thể dẫn đến sinh con nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về não và hành vi ở trẻ sơ sinh do thuốc có thể ảnh hưởng đến một số phần não đang phát triển của thai nhi.

Trẻ tiếp xúc với cần sa trong bụng mẹ có nguy cơ mắc các vấn đề về sự chú ý, trí nhớ và giải quyết vấn đề so với trẻ không bị phơi nhiễm. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng lượng THC được bài tiết vào sữa mẹ, khi mẹ hút cần sa mỗi ngày và trẻ được bú sữa mẹ từ các bà mẹ này thì THC được truyền cho trẻ có thể đạt đến lượng ảnh hưởng đến não bộ đang phát triển của trẻ.

Buồn nôn và nôn dữ dội. Sử dụng cần sa thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến một số người phát triển Hội chứng Hyperemesis Cannabinoid, khiến người dùng buồn nôn, nôn và mất nước thường xuyên, đôi khi cần phải vào viện để điều trị.

Sử dụng cần sa thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến một số người phát triển Hội chứng Hyperemesis Cannabinoid, khiến người dùng buồn nôn, nôn và mất nước thường xuyên

Sử dụng cần sa lâu dài có liên quan đến bệnh tâm thần ở một số người, như:

  • Ảo giác tạm thời
  • Hoang tưởng tạm thời

Các triệu chứng nặng hơn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt với các triệu chứng như ảo giác, hoang tưởng và rối loạn suy nghĩ.

Sử dụng cần sa cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo âu và suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: drugabuse.gov, mayoclinic.org, webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề