Huyện nghèo được hưởng chính sách gì

Chúng tôi rất muốn biết ngoài chế độ lương ra chúng tôi sẽ được hưởng những khoản phụ cấp nào theo quy định của nhà nước. Kính mong luật sư xem xét và trả lời cho chúng tôi trong thời gian sớm nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người đặt câu hỏi: bích liên nguyễn

>> Luật sư tư vấn luật lao động qua điện thoại gọi: 1900.6162

Huyện nghèo được hưởng chính sách gì

Chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý giáo dục - Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ : Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo,Công văn 705/TTg-KGVX tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành, và Quyết định 70/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Những quyền lợi mà bạn được hưởng bao gồm:

“Điều 3. Chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

Trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tình nguyện (không quá 30 tuổi) tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

1. Người đang hưởng lương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác được hưởng các chính sách như cán bộ tỉnh, huyện luân chuyển, tăng cường về xã quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 2 Quyết định này.

2. Người không hưởng lương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác tình nguyện tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi, gồm:

a) Trong thời gian tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo:

- Được cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng lao động; mức tiền công hàng tháng tương đương mức lương của cán bộ, công chức xã có cùng trình độ và thâm niên công tác;

- Được hưởng các chế độ phụ cấp như cán bộ, công chức xã trên cùng địa bàn và được hưởng thêm các chính sách thu hút của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Được trang bị phương tiện làm việc theo quy định như đối với cán bộ, công chức;

- Được hỗ trợ ban đầu như đối với cán bộ tỉnh, huyện luân chuyển, tăng cường về xã;

- Được bố trí chỗ ở và nơi làm việc;

- Được hoãn nghĩa vụ quân sự trong thời gian tham gia tổ công tác;

- Nếu có hành động dũng cảm bảo vệ an ninh quốc gia, tài sản nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân mà bị thương thì được xem xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh thì được xem xét xác nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

- Được hưởng chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng được hưởng lương theo quy định;

- Được tham gia các hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương và dự các lớp bồi dưỡng chính trị khi có yêu cầu.

b) Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo:

- Được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận “Đã hoàn thành nhiệm vụ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi”, xét tặng Huy hiệu “Thanh niên tình nguyện”;

- Được trợ cấp một lần bằng 3 tháng tiền công trong thời gian công tác tại tổ công tác ở các xã thuộc 61 huyện nghèo;

- Nếu trở về địa phương nơi xuất phát, thì được Ủy ban nhân dân các cấp giúp đỡ tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

- Nếu có nguyện vọng ở lại lâu dài nơi tình nguyện đến công tác, thì được ưu tiên sắp xếp việc làm, tạo điều kiện chỗ ở, phương tiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt;

- Nếu có nguyện vọng đưa gia đình đến định cư hoặc xây dựng gia đình và định cư tại các xã thuộc 61 huyện nghèo, thì được hưởng thêm mức hỗ trợ di dân theo quy định hiện hành;

- Được cộng điểm ưu tiên khi thi tuyển vào công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;

- Khi được tuyển dụng vào công chức, viên chức nhà nước thì không phải thực hiện chế độ tập sự, thử việc và được bổ nhiệm ngay vào ngạch được tuyển dụng;

- Sau khi bổ nhiệm vào ngạch được nâng lương lần đầu sớm hơn quy định hiện hành 12 tháng;

- Nếu tham gia thi tuyển vào các hệ đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học thì được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Kinh phí thực hiện các chế độ của tổ viên tham gia tổ công tác xã do ngân sách nhà nước bảo đảm và được tính trong tổng kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo trên địa bàn huyện.”

Theo đó, bạn là trí thức trẻ đang được hưởng lương sẽ được hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp như cán bộ tỉnh, huyện, bao gồm:

“4. Quyền lợi của cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường

a) Được giữ nguyên lương, phụ cấp chức vụ, các quyền lợi khác (nếu có) và biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi. Trường hợp địa bàn đến công tác có phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt cao hơn thì được hưởng mức phụ cấp cao hơn; cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp ngay sau khi hết thời hạn luân chuyển, tăng cường;

b) Trong thời gian luân chuyển, tăng cường mà hoàn thành nhiệm vụ thì được xét dự thi nâng ngạch; nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định; được ưu tiên xem xét, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo thích hợp khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu;

5. Chính sách hỗ trợ, trợ cấp đối với cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường

Ngoài các quyền lợi quy định tại khoản 4 Điều này cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường còn được:

a) Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

b) Trường hợp cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ;

c) Trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trợ cấp này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

d) Được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng được hưởng lương theo quy định.”

Nếu bạn chưa được nhận đủ các khoản trợ cấp, phụ cấp theo quy định, bạn có thể kiến nghị lên Ủy ban nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật MInh KHuê

Theo đó, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minhđã ký Quyết định số353/QĐ-TTgphê duyệt Danh sách 74 huyện nghèo thuộc 26 tỉnh, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc 12 tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Huyện nghèo được hưởng chính sách gì
Huyện nghèo được hưởng chính sách gì
Huyện nghèo được hưởng chính sách gì
Huyện nghèo được hưởng chính sách gì
Huyện nghèo được hưởng chính sách gì
Chính phủ phê duyệt huyện nghèo và xã đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa.

Cụ thể, trong danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Giang có 7 huyện nghèo, Tuyên Quang có 2 huyện, Lạng Sơn có 2 huyện, Cao Bằng có 7 huyện...

Trong 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, tỉnh Bến Tre có 21 xã, tỉnh Thanh Hóa 3 xã, tỉnh Thừa Thiên Huế 7 xã, tỉnh Cà Mau 6 xã…

Phó thủ tướng yêu cầu căn cứ đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tin, ảnh: VIỆT CƯỜNG