Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường xuất hiện trong thời kỳ mang thai và sẽ trở về bình thường sau sinh 4- 6 tuần. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ bầu lẫn thai nhi, vì vậy mẹ phải kiểm tra thường xuyên để bảo vệ sức khoẻ trong suốt quá trình mang thai nhé

1/ Triệu chứng thường gặp và các yếu tố nguy cơ

Đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình, thường phát hiện khi thực hiện các nghiệm pháp tầm soát. Mọi phụ nữ đều có thể phát sinh đái tháo đường thai kỳ, nhưng sẽ có 1 số phụ nữ có nguy cơ cao hơn:

  • Tuổi trên 25
  • Thừa cân với BMI ≥ 25
  • Có người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột…) bị đái tháo đường
  • Bị rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường-huyết lúc đói hoặc ĐTĐTK trước đó
  • Sinh con to trước đó ( ≥ 4 kg)
  • Hiện có glucose trong nước tiểu
  • Tiền căn bị thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ không rõ nguyên nhân
  • Tiền căn sinh con bị dị tật trước đây
Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

2/ Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

Nếu thai phụ có một trong những yếu tố nguy cơ trên thì sẽ được xếp ngay vào nhóm cần được tầm soát đái tháo đường ngay từ lần khám đầu tiên

Thai phụ sẽ được thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm được huyết đói, HbA1c hoặc nghiệp pháp dung nạp glucose.

Đối với những thai phụ nằm trong diện nguy cơ cao nhưng lại không phát hiện đái tháo đường ở lần tầm soát đầu tiên thì sẽ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28 để xác định rõ hơn.

=> Khi nghiệm pháp dung nạp glucose, nếu kết quả cả 3 mẫu thấp hơn giá trị cho phép theo tiêu chuẩn Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ thì sẽ được cho là bình thường. Nhưng nếu cả 3 mẫu đường huyết đều cao hơn ngưỡng thì kết quả thai phụ chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ.

  • Đường-huyết đói < 92 mg/dL  (hay 5,1 mmol/L)
  • Đường-huyết sau 1 giờ < 180 mg/dL (hay 10 mmol/L)
  • Đường-huyết sau 2 giờ < 153 mg/dL (hay 8,5 mmol/L)

3/ Biến chứng và hậu quả

3.1/ Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi ra sao?

  • Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị hay kiểm soát không tốt, có thể sẽ gây tác hại cho thai. Khi đường – huyết ở mẹ bầu tăng quá cao, glucose sẽ đi qua nhau thai và gây tình trạng dư thừa năng lượng ở thai nhi. Hậu quả là thai nhi to hơn bình thường (macrosomia) và gây nhiều biến chứng trong lúc sanh mà biến chứng thường gặp nhất là sanh khó do kẹt vai. 
  • Trẻ sơ sinh sau khi sanh không còn nhận lượng đường-huyết dư thừa từ mẹ, do đó sẽ dễ bị hạ đường-huyết sau khi sinh, hoặc một vài biến chứng khác như vàng da, suy hô hấp…  Về lâu dài, trẻ có thể sẽ thừa cân và có nguy cơ bị đái tháo đường giống mẹ.

3.2/ Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến người mẹ ra sao?

Đái tháo đường thai kỳ thường có ít triệu chứng nhưng nếu không điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng cho người mẹ như: cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, tăng tỷ lệ phải mổ lấy thai. Khoảng 20 – 50% phụ nữ với tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và bị đái tháo đường trong vòng 10 năm sau sanh. 

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

4/ Nên điều trị như thế nào?

Phần lớn các trường hợp đái tháo đường thai kỳ sẽ đều được kiểm soát tốt với một chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực hợp lý. Bác sĩ chuyên khoa sẽ quy định một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp kiểm soát tốt đường-huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi.

  • Các thai phụ nên ăn uống điều độ, hạn chế những chất bột đường, tăng cường rau xanh nhiều hơn, để giúp kiểm soát đường-huyết. 
  • Nếu không có chống chỉ định đặc biệt (sanh non, xuất huyết âm đạo, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm…), tất cả các thai phụ đều được khuyên nên tập luyện thể lực điều độ (ví dụ như đi bộ, yoga…) trong suốt thai kỳ nhằm giúp kiểm soát đường-huyết tốt hơn. Tất nhiên trước khi tập luyện thể lực, thai phụ cần được thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi các bác sĩ sản khoa và nội tiết.
  • Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên biết cách tự theo dõi đường-huyết tại nhà. Bác sĩ nội tiết sẽ tư vấn cách thử đường-huyết, thời gian thử đường-huyết và các mục tiêu đường-huyết cần đạt được trong quá trình điều trị cho từng cá nhân cụ thể.

PHÒNG KHÁM PHỤ SẢN GÒ VẤP

CN1: 01 Trần Thị Nghỉ, P7, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

CN2: 142 Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

HOTLINE: 0938 008 550 

Đặt hẹn: (028) 6681 8693 – (028) 6651 7859

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Tại sao khi mang thai các mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm hoặc các test sàng lọc mà Bác sỹ Sản- Phụ khoa chỉ định thực hiện?

  • Vì trong quá trình mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về sinh lý, chuyển hóa. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như trong quá trình sinh đẻ. 
  • Hơn nữa thai nhi là kết quả của sự phối hợp di truyền của bố và mẹ. 

Vì vậy, để có một thai kỳ mạnh khỏe – an toàn – hạnh phúc, các bạn nên khám thai và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhé!

1/ Siêu âm: 

Siêu âm là phương pháp dùng sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh phản chiếu về hình ảnh thai nhi, buồng ối và các cơ quan, giúp bác sĩ khảo sát được kích thước, tư thế thai nhi, lượng nước ối, hình dáng thai… và chẩn đoán các dấu hiệu bất thường nếu có. 

Siêu âm là phương pháp không xâm lấn nên không gây nguy hại gì cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý thực hiện siêu âm theo đúng chỉ định và thời điểm được bác sĩ khuyến cáo để không bỏ qua các “thời điểm vàng” để đánh giá đúng tình trạng của thai nhi. 

Các “thời điểm vàng” để siêu âm trong thai kỳ bao gồm: 

  • Thai <  10 tuần: Xác định có thai và phát hiện các bất thường về  vị trí làm tổ của thai.
  • Thai từ 12-13 tuần: Tính tuổi thai, ngày dự sinh, đo độ mờ da gáy, độ dài xương mũi, tầm soát hội chứng Down và phát hiện một số bất thường khác nếu có…
  • Thai từ 18-23 tuần: Khảo sát các bất thường về hình thái học của thai nhi và hệ tim mạch. 
  • Thai từ 30-33 tuần: Siêu âm màu đánh giá sự phát triển của thai và tiếp tục khảo sát một số dị tật hình thái học chưa được phát hiện nếu có. 
  • Thai từ 37-38 tuần: Đánh giá độ trưởng thành của thai và tiên lượng chuyển dạ sinh. 
Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

2/ Các xét nghiệm sàng lọc phổ biến: 

2.1/ Xét nghiệm tầm soát trong 3 tháng đầu thai kỳ:

3 tháng đầu mang thai là thời điểm vô cùng quan trọng trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thực hiện 4 xét nghiệm tầm soát sau: 

  • Xét nghiệm công thức máu: Kiểm tra mẹ có thiếu máu, thuộc nhóm máu hiếm hay không và tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh di truyền cho thai nhi. 
  • Xét nghiệm sinh hóa : tầm soát các bệnh lý nội khoa của mẹ như : tiểu đường , cao huyết áp, cường giáp, suy giáp, bệnh lý tim mạch . hen suyễn vv..vv 
  • Miễn dịch: Tầm soát các bệnh lý nhiễm trùng của mẹ coa thể lây truyền cho thai nhi như : giang mai, viêm gan B, C, HIV, Rubella vv…
  • Double test (PappA, β hCG): Bộ đôi xét nghiệm huyết thanh để sàng lọc các bất thường di truyền như Down, Edwards và Patau. 
  • Tổng phân tích nước tiểu: Phát hiện tình trạng nhiễm trùng tiểu, tiểu đường thai kỳ hoặc đạm niệu trong tiền sản giật…

2.2/ Xét nghiệm tầm soát trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ: 

  • Triple test (β hCG, α FP, uE3): Bộ ba xét nghiệm huyết thanh này sẽ làm gia tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của việc phát hiện các bất thường ở thai nhi. Triple test sẽ tầm soát hội chứng Down, Edwards và tình trạng dị tật ống thần kinh thai nhi. 
  • Xét nghiệm dung nạp đường: Tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ, giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, băng huyết, con to, thai nhi chết lưu…
Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

3/ Xét nghiệm NIPT

 3.1/ NIPT là gì?

NIPT là phương pháp sàng lọc không xâm lấn tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Bên cạnh các xét nghiệm Double Test, Triple Test, xét nghiệm NIPT có thể sàng lọc các bất thường số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi với độ chính xác lên đến 99%. 

Tất cả thai phụ đều được khuyến khích thực hiện NIPT, đặc biệt là những thai phụ thuộc các trường hợp sau: 

  • Thai phụ có các kết quả sàng lọc trước sinh như siêu âm, Double test, Triple test là nguy cơ cao. 
  • Thai phụ không có kết quả tầm soát 3 tháng đầu vì trễ thời gian. 
  • Thai phụ muốn chắc chắn thật sự có nguy cơ cao trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn. 
  • Thai phụ có các nguy cơ cao như lớn tuổi, đã từng sinh bé có bệnh lý di truyền, thai nhi trước đó đã từng được chẩn đoán Down, gia đình có tiền sử Down và các rối loạn di truyền khác. 
  • Bất cứ thai phụ nào muốn xét nghiệm để yên tâm rằng con mình không bị khiếm khuyết bẩm sinh nào. 

3.2/ Thai phụ đã làm đủ các xét nghiệm sàng lọc khác có cần làm thêm NIPT?

Phương pháp NIPT được tạo ra nhằm gia tăng độ chính xác trong việc tầm soát các bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi – nguyên nhân của các dị tật bẩm sinh phổ biến. Do đó, việc phối hợp thực hiện càng nhiều xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ mang lại độ chính xác và tin cậy cao hơn. 

3.3/ Đã làm NIPT có cần tiếp tục siêu âm đến hết thai kỳ? 

NIPT giúp phát hiện các bất thường bẩm sinh do sai lệch số lượng nhiễm sắc thể chứ không phát hiện tất cả các bất thường bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu sau khi làm NIPT vẫn nên thực hiện tất cả các chỉ định siêu âm trong suốt thai kỳ, đặc biệt là siêu âm vào tuần thứ 18-22. 

4/ Các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh: 

Nếu thai phụ được đánh giá thuộc nhóm NGUY CƠ CAO sau khi thực hiện các phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy, Double Test, Triple Test và NIPT thì sẽ tiếp tục được chỉ định thực hiện hai phương pháp xét nghiệm xâm lấn là chọc sinh thiết ối và sinh thiết gai nhau. 

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

4.1/ Chọc sinh thiết ối: 

Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kim chọc dò tủy sống đâm xuyên qua thành bụng vào khoang ối trong tử cung để hút dịch ối. Dịch ối sau khi lấy ra sẽ được đem đi tách chiết tế bào thai và nuôi cấy để phân tích nhiễm sắc thể, phân tích sinh hoá và các phân tích sinh học phân tử để phát hiện ra các bất thường bẩm sinh nếu có. 

Thai phụ ở tuần thứ 16-20 thường sẽ được thực hiện phương pháp này vì đây là thời điểm thai nhi đã có đủ lượng nước ối cần thiết. 

4.2/ Sinh thiết gai nhau: 

Đây là thủ thuật đâm kim qua ngả bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm để vào bánh nhau và trích lấy tế bào gai nhau. Tế bào gai nhau sau đó sẽ được nuôi cấy để làm xét nghiệm sinh học phân tử hoặc sinh hoá. Thủ thuật này thường được chỉ định thực hiện sau tuần thai thứ 11. 

Vì đều là thủ thủ xét nghiệm xâm lấn nên cả chọc sinh thiết ối và sinh thiết gai nhau đều tiềm ẩn nguy cơ sảy thai. Hiểu rõ về việc thực hiện hai loại xét nghiệm này sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng và có sự chuẩn bị kỹ càng về sức khỏe và tinh thần trước khi thực hiện. 

Để bảo vệ sức khỏe an toàn trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên khám thai định kỳ và xét nghiệm ở những phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để an tâm gửi gắm quá trình mang thai của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gọi hotline hoặc inbox fanpage phòng khám Phụ sản Gò Vấp để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Trong quá trình mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thường xuyên đau bụng, cứng bụng và xuất hiện những cơn gò, điều này khiến các chị em vô cùng hoang mang và lo sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 

Để giảm bớt sự lo lắng của các mẹ bầu, Phòng Khám Phụ Sản Gò Vấp sẽ giải thích rõ ràng về tình trạng này qua bài viết hôm nay nhé!

1/ Cơn gò tử cung là gì?

Tử cung là nơi nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong quá trình mang thai. Sự xuất hiện của những cơn gò tử cung sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy tử cung bị co cứng kèm những hiện tượng đau thắt bụng dưới, khá giống với đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau gò tử cung sẽ xuất hiện nhiều vào cuối thai kỳ nên sẽ làm nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng.

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

2/ Có những kiểu gò tử cung nào?

Tùy vào thời điểm mang thai và tính chất của cơn đau mà thai phụ có thể dự đoán chính xác loại cơn gò tử cung mà mình gặp phải. Có 3 cơn gò tử cung khi mang thai mà mẹ bầu cần biết:

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

2.1/ Cơn gò sinh lý 

Cơn gò sinh lý thường xuất hiện vào những tháng cuối thai kỳ, chúng được xem như bài tập luyện chuẩn bị cho sự chào đời của bé. 

Cơn gò sinh lý thường có các đặc điểm sau:

  • Thường không đau
  • Có cảm giác căng cứng bụng dưới
  • Cường độ nhẹ và thưa khoảng 5-10 phút/cơn
  • Không có tần suất cố định
  • Cơn gò sẽ mất khi mẹ thay đổi tư thế hoặc sau 1-2 giờ

Cơn gò sinh lý thường xuất hiện khi tuổi thai từ tuần thứ 34 -35 của thai kỳ . Tuy nhiên ở giai đoạn này các Mẹ cũng không nên chủ quan, cần chú ý đếm cử động thai, theo dõi diễn tiến của những cơn gò và các dấu hiệu bất thường khác nếu có như ra nhớt hồng âm đạo hoặc ra nước lỏng như nước tiểu (có thể là nước ối ).

Nếu các cơn gò này tự mất đi trong vòng từ 30 phút đến 2 tiếng và không kèm các hiện tượng khác đi kèm thì các bạn cứ an tâm nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi thai kỳ nhé.

2.2/ Cơn gò tử cung dọa sinh non

Cơn gò tử cung dọa sinh non thường xuất hiện trước 37 tuần. Các mẹ nên chú ý đến những đặc điểm của cơn gò này vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non: 

  • Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ khoảng 1-2 cơn trong  10 phút và không có dấu hiệu giảm xuống dù mẹ đã nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ, có cảm giác căng cứng và nặng bụng dưới. 
  • Có thể ra nước, ra máu âm đạo. Nếu gặp triệu chứng này mẹ bầu phải lập tức đi khám ngay.

2.3/ Cơn gò chuyển dạ

Khi em bé sắp chào đời, cơn gò chuyển dạ sẽ xuất hiện để đẩy em bé ra ngoài. Mẹ có thể nhận ra cơn gò chuyển dạ qua các biểu hiện sau: 

  • Cơn gò xuất hiện liên tục và kéo dài với tần suất lặp lại sau khoảng 2-3 cơn/10 phút, sau đó tăng dần về cả thời gian và cường độ. 
  • Cơn gò gây đau cứng phần bụng và lưng, mẹ có thể sẽ bị chuột rút. 
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như rỉ ối, chất nhầy hồng âm đạo.
Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Các mẹ bầu nên trang bị cho mình một số thông tin hữu ích về hành trình mang thai để không gặp phải tình trạng quá lo lắng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình và bé cưng. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý KHÔNG NÊN QUÁ CHỦ QUAN, nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong thai kỳ đều phải liên hệ ngay với bác sĩ để được kịp thời thăm khám và tư vấn. 

Các mẹ hãy liên hệ với Phòng Khám Phụ Sản Gò Vấp bằng cách gọi vào số hotline hoặc nhắn tin cho fanpage để được đội ngũ Y – Bác sĩ tại phòng khám tư vấn mọi vấn đề của Mẹ và Bé nhé! 

Thương chúc các mẹ bầu có một hành trình mang thai an toàn và ngập tràn hạnh phúc!

PHÒNG KHÁM PHỤ SẢN GÒ VẤP

CN1: 01 Trần Thị Nghỉ, P7, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

CN2: 142 Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

HOTLINE: 0938 008 550 

Đặt hẹn: (028) 6681 8693 – (028) 6651 7859

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về buồng trứng đa nang, tuy nhiên lại nhiều chị em bỏ qua khiến cho bệnh ngày càng thêm nặng. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Tìm hiểu ngay!!!

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

1/ Hội buồng trứng đa nang là gì?

Đây là một hội chứng thường xảy ra với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Nó được hình thành từ sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, được biểu hiện rõ nhất qua các kết quả xét nghiệm nồng độ Androgen tăng nhanh bất thường

Hormone sẽ khiến quá trình phát triển của nang noãn gián đoạn, vì vậy buồng trứng sẽ xuất hiện các nang nhỏ được gọi là đa nang buồng trứng. Nếu mắc phải căn bệnh này, buồng trứng của chị em sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển và trứng không thể phóng noãn khiến cho khả năng thụ thai bị suy giảm.

Vì vậy việc nhận biết từ các dấu hiệu sớm cực kỳ quan trọng, giúp chị em bảo vệ sức khoẻ của mình tốt nhất nhé!

2/ Nguy hiểm thường gặp khi chị em mắc phải buồng trứng đa nang

Đối với hội chứng này, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nó còn ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ:

– Cơ thể kháng insulin trong quá trình mắc buồng trứng đa nang khiến chị em dễ mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 hoặc một số bệnh tim mạch

– Ngoài ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư nội mạc tử cung do nội mạc tử cung bị tăng sinh

3/ Dấu hiệu thường gặp khi chị em mắc buồng trứng đa nang

3.1/ Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt thay đổi thất thường được xem là dấu hiệu của buồng trứng đa nang. Nghiên cứu thống kê được khoảng 50% phụ nữ mắc hội chứng này đều có kinh nguyệt bị rối loạn và đến 20% kinh nguyệt biến mất.

Vậy nên nếu kinh nguyệt của bạn đang gặp những hiện tượng như:

    • Khoảng cách giữa các lần xuất hiện vượt quá 35 ngày
    • Lượng máu xuất hiện trong chu kỳ quá nhiều hoặc quá ít
    • Không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 4 tháng
    • Bị rong kinh
    • …..

Bạn cần phải đi thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác nhé!

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

3.2/ Vấn đề về da

Da bạn có thể sẽ xấu đi và xuất hiện một số những hiện tượng như đổ dầu, dễ nổi mụn,… mà không rõ nguyên nhân thì đây cũng là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang

Hội chứng này khiến cho tuyến bã nhờn trong cơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến da bị bí, bóng dầu và nổi mụn,… 

3.3/ Tăng cân bất thường

Đây có thể là một hiện tượng tự nhiên xảy ra từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nếu bạn đang có chế độ sinh hoạt và ăn uống ổn định nhưng vẫn tăng cân bất thường thì nên chú ý nhé!

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Trong hơn chín tháng mang thai có nhiều nguy hiểm đe dọa quá trình mang thai, gây nhiều hậu quả không mong muốn.

Sau đây là những điều mẹ bầu cần phải tránh để an toàn hơn khi mang thai nhé!

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

1/ Trong sinh hoạt hằng ngày

– Không vận động mạnh hay đi lại quá nhiều như: chạy bộ, tập thể dục mạnh, leo cầu thang nhiều.

– Không để bị căng thẳng quá mức, nên ăn ngủ đúng giờ, tránh đi xa.

– Tránh các trò chơi cảm giác mạnh vì các kích thích thần kinh đột ngột có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé

– Không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây ứ trệ tuần hoàn, gây phù chi, giãn mạch chi dưới, tăng khả năng bị trĩ

– Không mang giày cao gót và dép trơn vì dễ gây té ngã, nguy hiểm

– Không tiếp xúc chó, mèo vì dễ bị lây các bệnh giun sán.

– Không đổi tư thế quá đột ngột vì khi tuần hoàn máu thay đổi không kịp sẽ gây chóng mặt, xây xẩm

– Hạn chế hoặc ngừng quan hệ tình dục vì chất Prostaglandin trong tinh dịch có thể gây co thắt tử cung

– Tránh tập trung nơi đông người vì có thai hệ miễn dịch cơ thể sẽ bị yếu nên rất dễ nhiễm bệnh từ đám đông.

– Hạn chế nhuộm tóc hay dùng son không chất lượng, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa sơn móng tay chân, vì có nhiều chất độc trong các sản phẩm này như chì, thủy ngân.

2/ Chế độ ăn uống nên tránh gì

– Tránh ăn quá nóng, quá cay vì dễ bị kích thích dạ dày gây đau dạ dày.

– Nên tự nấu ăn để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, tránh bị  tiêu chảy .

– Tránh dùng thức ăn qua đêm, đồ ăn lên men như dưa chua, các loại mắm như mắm tôm …để tránh nhiễm khuẩn

– Tránh dùng ốc , nghêu vì dễ nhiễm Salmonella gây thương hàn, do loại này thường ở dưới bùn đất.

– Thức ăn phải nấu chín , tránh ăn sống như trứng gà , hải sản sống , bò tái … vì dễ nhiễm sán

– Tránh các chất kích thích như rượu , cafein…

– Tránh môi trường có nhiều chất độc hại như sơn, bức xạ nhiệt, X quang

– Tránh tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ đặc biệt các kháng sinh hoặc thuốc đặc trị.

Khám bệnh tại nhà gò vấp cho người mang thai

Ngoài những điều cần tránh trên, nếu có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe thai kỳ hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn ngay lập tức nhé!

Hiếm Muộn Kinh Nguyệt Bất Thường MANG THAI Phụ Khoa Vacxin Covid19 vô sinh