Khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất thì phải thông báo cho người sử dụng đất

Pháp luật quy định về trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi như thế nào? Tức là khi thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi đất và đã nhận được QUYẾT ĐỊNH thu hồi đất của chủ thể có thẩm quyền thì pháp luật quy định việc thu hồi đất sẽ được tiến hành theo TRÌNH TỰ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để giải đáp vấn đề này.

Quy định pháp luật về thu hồi đất

>>> Xem thêm: Xử Lý Tài Sản Sau Khi Bị Cưỡng Chế Thu Hồi Đất Như Thế Nào?

Quy định của pháp luật về thu hồi đất

Thu hồi đất là gì?

Căn cứ Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Các trường hợp thu hồi đất

Căn cứ Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai 2013; Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thẩm quyền thu hồi đất

Căn cứ Điều 66, Luật Đất đai 2013; thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:

Ủy ban nhân dân [UBND] cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của UBND cấp tỉnh và cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi

Thứ nhất, trình tự thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

  1. Thông báo thu hồi đất;
  2. Điều tra, đo đạc, kiểm đếm;
  3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
  4. Hoàn chỉnh, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyết định thu hồi đất:

UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

  1. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án được duyệt;
  2. Quyết định cưỡng chế thu hồi đất:

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định và tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;

  1. Tiếp quản đất đã giải phóng mặt bằng: do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm nhiệm.

Thứ hai, trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

  1. Lập biên bản về hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
  2. Ban hành quyết định thu hồi đất:

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.

  1. Triển khai thu hồi đất và xử lý phần giá trị còn lại đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất [nếu có]
  2. Quản lý quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

Thứ ba, trình tự thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như sau:

  1. Tổ chức sử dụng đất chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo hoặc văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường;

Cơ quan ban hành quyết định giải thể, phá sản gửi quyết định giải thể, phá sản đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi;

UBND cấp xã nơi thường trú của người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế có trách nhiệm gửi Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết và văn bản xác nhận không có người thừa kế đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi.

  1. Ban hành quyết định thu hồi đất
  2. Triển khai thu hồi đất, quản lý, đấu giá quyền sử dụng đất

>> Xem thêm: Trình Tự Cưỡng Chế Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng Và Tái Định Cư

Trình tự thu hồi đất

Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất

Căn cứ Điều 71 Luật Đất đai 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi đã được vận động, thuyết phục;
  • Quyết định cưỡng chế đã được NIÊM YẾT công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
  • Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành;
  • Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.

Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất

>> Xem thêm: MỨC BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Tại sao lại cần luật sư tư vấn đối với các vấn đề về đất đai

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tư vấn các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến đất đai;
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai;
  • Tư vấn giải quyết bồi thường, tái định cư khi có quyết định thu hồi đất;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị, soạn thảo các đơn từ liên quan đến đất đai;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng liên quan đến đất đai.

Trên đây là bài viết tư vấn quy định của pháp luật về các trường hợp thu hồi đất, thẩm quyền và trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi đất. Nếu bạn đọc có thắc mắc thêm về các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, hãy liên hệ ngay LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT qua số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai miễn phí. Xin cảm ơn.

Ông Tiến đã tham khảo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất và hiểu rằng, khi có đủ các điều kiện theo Khoản 1 Điều 188, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Theo Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 về thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì: “Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm”.

Ông Tiến cho rằng vai trò của thông báo thu hồi đất là việc Nhà nước thông báo tới người sử dụng đất về kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Có thông báo thu hồi đất không ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất do không làm thay đổi bất cứ điều kiện nào trong Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất trong phạm vi thu hồi đất theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền vẫn được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Như vậy, trường hợp có thông báo thu hồi đất thì người sử dụng đất vẫn được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Tuy nhiên, thực tế tại địa phương ông, trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất có hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã được công chứng sau thời điểm thông báo thu hồi đất lại không được thực hiện thủ tục hành chính liên quan tới chuyển quyền sử dụng đất. Ông Tiến cho rằng địa phương thực hiện như vậy là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ông đề nghị cơ quan chức năng xem xét giải đáp.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định:

“2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.

Theo Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

“6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai, trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP nêu trên, người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch, nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề