Khi tiến hành xây dựng CNXH Liên Xô gặp khó khăn lớn nhất la gì

08:56, 24/11/2020

Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết

Sau ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ khó khăn với nội chiến và can thiệp nước ngoài, như V.I.Lê-nin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Chiến tranh, nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến với nhiều biện pháp phi kinh tế đã không còn phù hợp, gây ra nhiều bất ổn trong đời sống xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vích Nga năm 1921 đã đề ra Chính sách kinh tế mới [NEP], từng bước phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, hình thành nên những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Cho đến năm 1922, trên lãnh thổ nước Nga trước đây đang tồn tại 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian, Acmênia và Grudia. Trước yêu cầu thống nhất, hợp tác để chống âm mưu can thiệp nước ngoài và nội phản, trên cơ sở tự nguyện, ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang được tiến hành tại Maxcơva, thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết [gọi tắt là Liên Xô] và bản Hiệp ước Liên bang. Đến năm 1924, Hiến pháp đầu tiên của Liên bang cũng được thông qua, khẳng định về mặt pháp lý của nhà nước Liên bang Xô viết.

Duyệt binh chào mừng chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Ảnh tư liệu

Cường quốc công nghiệp thế giới

Chính sách kinh tế mới [NEP] đã khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nước Nga dần thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Tuy nhiên V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích yêu cầu phải phát triển công nghiệp nặng để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô [từ ngày 18 đến 31-12-1925] đã xác định nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đại hội đề ra nhiệm vụ “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa” là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Liên Xô đã đề ra các kế hoạch 5 năm [lần thứ nhất: 1928 - 1932, lần thứ hai: 1933 - 1937], cả hai kế hoạch 5 năm đều về trước kế hoạch 9 tháng. Sau hai lần thực hiện kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa [trong khi các nước tư bản phải mất hàng trăm năm], trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới [sau Mỹ].

Chiến thắng chủ nghĩa phát xít

Từ những năm 30 của thế kỷ 20, khi chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Ý và Đức, Liên Xô đã cảnh báo nguy cơ xâm lược của các nước phát xít, và đã có những đề nghị ngăn chặn những hành động xâm lược. Tuy nhiên các nước đế quốc đều coi chủ nghĩa xã hội là “kẻ thù chung” nên không công nhận các đề nghị của Liên Xô.

Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phát xít Đức xâm lược châu Âu và sau đó tiến đánh Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”. Tuy nhiên, trước sự chiến đấu ngoan cường của Hồng quân Liên Xô, quân Đức lâm vào tình cảnh khó khăn khi chiến sự kéo dài. Với các chiến thắng quyết định như Maxcơva, Stalingrat và Cuốc-xcơ, Hồng quân Liên Xô đã gây thiệt hại nặng nề - 74% sinh lực quân đội Đức, đẩy phát xít Đức đến “miệng hố của sự diệt vong”. Thừa thắng, Hồng quân Liên Xô tiến đánh vào Béc-lin, sào huyệt của phát xít Đức; ngày 9-5-1945 Đức Quốc xã phải ký văn bản đầu hàng vô điều kiện.

Tại châu Á, Liên Xô cùng với các nước Anh, Mỹ đánh phát xít Nhật. Mặc dù Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki để buộc người Nhật đầu hàng, nhưng phải đến khi Hồng quân Liên Xô đánh bại 1 triệu quân tinh nhuệ của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc [ngày 8-8-1945] thì Nhật mới chấp nhận đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.

Quần chúng nhân dân trong ngày kỷ niệm 1 năm thành công của Cách mạng Tháng Mười . Ảnh tư liệu

Sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống chủ nghĩa phát xít, quân đội và nhân dân Liên Xô đã chịu nhiều tổn thất cả về người và của. Theo số liệu công bố tại Liên Xô, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng gần 27 triệu người Nga [hơn 9 triệu chiến sĩ hy sinh, hơn 17 triệu dân thường thiệt mạng]. Nhưng vượt lên tất cả, Hồng quân Liên Xô đã đảm trách được sứ mệnh lịch sử mang tính thời đại: Chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng ách nô dịch của chủ nghĩa phát xít, đấu tranh bảo vệ hòa bình, dân chủ, bảo vệ nhân phẩm con người trước nạn diệt chủng và truy bức của các thế lực phản động. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít đã trực tiếp và gián tiếp tạo điều kiện cho một loạt các quốc gia ở nhiều châu lục vùng lên giành độc lập thắng lợi. Chính điều đó góp phần giúp Đảng Cộng sản các nước được giải phóng hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành để đối trọng với chủ nghĩa tư bản, giữ thế cân bằng lực lượng, bảo vệ hòa bình thế giới. Đứng đầu hệ thống XHCN là Liên Xô, một cường quốc đủ sức mạnh đối trọng với các cường quốc tư bản, và là chỗ dựa vững chắc của các phong trào cách mạng.

Cường quốc khoa học, kỹ thuật, quốc gia mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức Quốc xã đã tàn phá nặng nề hệ thống giáo dục quốc dân của Liên Xô. Vì vậy, sau chiến tranh Liên Xô chú trọng đặc biệt đến phát triển khoa học và giáo dục quốc dân qua các kế hoạch 5 năm. Năm 1958 Liên Xô có 2,2 triệu sinh viên, trong đó 45% là tại chức. Năm 1981, Liên Xô đạt 787/1.000 người dân có trình độ đại học và trung học [trên ¾ dân số], tăng gần 9 lần so với năm 1939. Năm 1980, Liên Xô có 1.373,3 nghìn tiến sĩ, phó tiến sĩ và nghiên cứu sinh, tăng gần 8,5 lần so với năm 1950. Nhờ đó mà khoa học, kỹ thuật của Liên Xô đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là chế tạo vũ khí nguyên tử để phòng thủ quốc phòng. Tiếp theo là xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1954 công suất 5.000 kW, năm 1958 xây dựng nhà máy thứ hai công suất 100.000 kW. Thành tựu này của Liên Xô vượt qua Mỹ.

  
Ngày 23-7-1980, tàu Liên hợp 37 của Liên Xô chở nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân và nhà du hành vũ trụ Liên Xô Go-rơ-bát-cô đã bay vào vũ trụ, đánh dấu mốc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học vũ trụ. Ảnh tư liệu 

Những thành tựu quan trọng về khoa học của Liên Xô cũng được ứng dụng vào công cuộc chinh phục vũ trụ bao la. Từ năm 1957 đã phóng thành công nhiều vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ; năm 1961 phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành đầu tiên trên thế giới là Gagarin bay vòng quanh Trái đất. Cùng với đó là chế tạo và phóng các tên lửa vũ trụ thám hiểm Mặt trăng, sao Kim; phóng tàu vũ trụ đưa các nhà khoa học nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất… Tính đến 31-3-1978, Liên Xô đã phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất 1.000 vệ tinh nhân tạo để nghiên cứu khoa học phục vụ các lĩnh vực đời sống của con người.

Cho đến nay, những thành tựu của Liên Xô về chinh phục vũ trụ mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung.

Tài liệu tham khảo:

100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa xã hội - từ hiện thực đến quy luật lịch sử - Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2017.

Dương Thế Hoàn

Bài phỏng vấn góp phần phân tích, rút ra những điều thiết thực để tiếp tục thực hiện mục tiêu độc lập, dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Loạt bài phân tích về sự kiện sau 30 năm Liên Xô sụp đổ trênBáo Quân đội nhân dân Điện tử

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam - Bài 5: Quân đội – công cụ mạnh và tin cậy nhất “khoanh tay đứng nhìn”

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam - Bài 4: Những vũ khí tư tưởng mang hàng triệu vi trùng

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam - Bài 3: Đỉnh cao lao dốc “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa”

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam - Bài 2: Khi “then chốt của then chốt” bị…gài chốt

30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam - Bài 1: Khi Đảng Cộng sản tự xóa bỏ chính mình

Nỗi đau của nhân loại

Phóng viên [PV]: 30 năm Liên bang Xô viết sụp đổ, đánh dấu bằng buổi tối mùa đông lạnh giá 25-12-1991, đồng chíđánh giá thế nàovề cơn địa – chính trị chấn động thế kỷ XX này và tác động của nó với nhân loại, với Việt Nam đến nay?

Đồng chí Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.

Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Thế kỷ 20, Liên bang Xô viếtlàniềm tin, hy vọng của loài người, trong đó có nhân dân Việt Nam. Niềm tin, hy vọng đó không phải là hão huyền mà là thực tiễn bởi vì khi đó, nước Nga là một đất nước chưa phát triển nhưng nhờ Cách mạng Tháng 10 đã trở thành một nước hùng cường. Có thể nói Liên bang Xô viết là chỗ dựa cho lực lượng tiến bộ trên thế giới, đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột. Trong điều kiện thông tin tuyên truyền khi đó còn hạn chế nhưng niềm tin vào Cách mạng tháng 10 đã đi sâu vào lòng người Việt Nam.

Chiến thắng phát xít đã chứng tỏ rằng, Liên Xô phải hùng mạnh toàn diện mới ghi dấu ấn lịch sử với nhân loại. Điều này cũng chứng tỏ rằng, Hồng quân Liên Xô và các nước đồng minh đã tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II, giúp loài người thoát khỏi thảm họa phát xít. Liên Xô như là một “thành trì” vững chắc để bảo vệ nền hòa bình thế giới khi đó.

Chiến thắng phát xít Đức là thành quả của Liên Xô đã ảnh hưởng đến một loạt các nước ở Đông Âu, được giải phóng và trở thành các nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

Chiến thắng này cũng tác động rất lớn đến Việt Nam, thể hiện niềm tin, hy vọng vào Cách mạng Tháng 10. Nước bạn Liên Xô đã giúp Việt Nam rất nhiều trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó có lĩnh vực đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ lực lượng vũ trang nói riêng, giúp đỡ, hỗ trợ trang thiết bị, vũ khí cho nước ta…

Là một người Việt Nam, trước sự kiện này, tôi cảm thấy rất đau lòng. Một đất nước hùng cường như thế, một đất nước có Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo lớn mạnh như thế mà cuối cùng Liên bang Xô viết sụp đổ, Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã. Đau đớn nhất chính là những người nhân danh Đảng tuyên bố thủ tiêu Đảng, giải tán Đảng.

Đây là một nỗi đau của nhân loại, tôi vô cùng tiếc về sự đổ vỡ này và thất bại của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Liên bang Xô viết.

Các thành viên Đảng Cộng sản Nga tại lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga ở thủ đô Moskva. Ảnh: TTXVN

PV: Xin đồng chí cho biếtquan điểm của mình từ bài học sụp đổ của Liên Xô trước đây và vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?

Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Theo những thông tin mà tôi biết được thì một trong những nguyên nhân gây sụp đổ, tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, công tác cán bộ…không làm đúng những điều Lê-nin đã cảnh báo. Đảng đã thoái hoá biến chất thì làm sao lãnh đạo đất nước được nữa.

Liên Xô trước khi sụp đổ đã xảy ra khủng hoảng về người đứng đầu của Đảng, từ yêu cầu của thực tiễn, họ cũng tiến hành cải tổ nhưng sự cải tổ này không đúng nguyên tắc nên dẫn đến tan rã.

Tôi cho rằng, điều quan trọng khiến Liên Xô tan rã là khi những người lãnh đạo bắt đầu bị thoái hoá biến chất, khi nhà nước Liên Xô sụp đổ; nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình, tự phê bình nhiều năm không làm, nên chủ nghĩa xã hội mới thoái trào và cuối cùng là chuyên quyền, độc đoán, chỉ mang tính cá nhân rồi dẫn đến tan rã.

Chủ nghĩa xã hội mà Mác Lê-nin và Ăng ghen sáng lập và nhiều nhà khoa học cùng góp phần đã chủ trương xây dựng chủ nghĩa nhân đạo, con người được hạnh phúc trên cơ sở thương yêu, đoàn kết, kỷ cương.

Đảng Cộng sản Việt Nam có được sự nghiệp như hiện nay là biết bao hy sinh xương máu của nhân dân, của các anh hùng, liệt sĩ mới giành được chiến thắng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã có Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, rồi sau đó là Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30-4-1975.

Những vấn đề xảy ra ở Liên bang Xô viết là những bài học về xây dựng và chỉnh đốn Đảng đối với chúng ta.

Hàng nghìn người đội mưa xếp hàng vào Lăng viếng lãnh tụ Lê-nin vẫn thường thấy trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: TRẦN NAM TRUNG

“Chống kiêu ngạo cộng sản”

PV: Được biết, đồng chí đã từng có thời gian học tập ở Liên Xô, cảm tưởng của đồng chí ra sao về đất nước và con người nơi đây?

Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Tôi đã hai lần ở Liên Xô, đó là năm 1961-1968, tôi được đào tạo kỹ sư ở nước này và sau đó năm 1976-1979, tôi bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Liên Xô.

Tôi thấy, tuy rằng thời kỳ đó, cuộc sống của người dân Xô viết còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng quan hệ con người với con người luôn sâu đậm; tình người, tình thương yêu con người rất đậm nét, đó là truyền thống của dân tộc này. Người dân sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với nhau và cả với các nước khác. Trong đó có những cuộc vận động để ủng hộ người Việt Nam những năm chiến tranh được người dân Liên Xô hưởng ứng rất thiện chí.

Đến bây giờ, tôi luôn tâm đắc những bài viết, câu nói của Lê-nin như: “Thà ít mà tốt”, tức là đặt yếu tố chất lượng lên trên chứ không phải thành tích; “Chống kiêu ngạo cộng sản”…

Khi học ở Liên Xô trước đây, tôi được nhiều thầy giáo người Nga kể lại, Lê-nin là người rất bình dị, kể cả một người nông dân muốn gặp Lê-nin thì ông cũng sẵn sàng tiếp mà không có sự phân biệt, đối xử. Từ phong cách của Lê-nin cho thấy, là người lãnh tụ như Lê-nin luôn lắng nghe người dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân để từ đó có những cách giải quyết hợp tình, hợp lý. Rất tiếc là ông mất sớm. Những người lãnh đạo tiếp theo đã làm trái những nguyên tắc của Lê-nin.


Những hình ảnh do các phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi lại trong chuyến công tác gần đây tìm hiểu những di tích lịch sử của CH Belarus, một nước thuộc Liên Xô .


PV: Xin đồng chí cho biết chiến lược xây dựng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược nói riêng phải thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực?

Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các văn bản ở cấp Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành thì tôi thấy khá toàn diện để giúp cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ mới, thích ứng với nhiệm vụ cách mạng. Đã có những cán bộ mới, trẻ, có tâm và có tầm được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng. Điều này thể hiện sự đổi mới của Đảng và phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, đánh giá con người phải qua trải nghiệm thực tế. Hy vọng, với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật sát sao, sẽ phát hiện được những hiền tài.

Phi chính trị hoá quân đội là quan điểm sai trái

PV: Thực tiễn ở Liên Xô đặt ra vấn đề gì về công tác quản lý báo chí, chống phi chính trị hoá quân đội, thưa đồng chí?

Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Có thời gian, một số đối tượng phản động có những việc làm sai trái, đòi phi chính trị hoá quân đội thì cần phải lên án. Ở nước ta hiện nay thì hai lực lượng quân đội và công an là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia, xã hội. Những việc khó, nguy hiểm thì lực lượng quân đội đều tham gia như chống lũ lụt, phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, lực lượng quân đội tham gia rất tích cực và hiệu quả, tạo được niềm tin yêu của nhân dân với các chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, đó là thực tiễn của đất nước ta và cũng là thực tiễn từ khi quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Phi chính trị hoá quân đội là quan điểm sai trái.

Tôi cho rằng, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Quân đội để rèn luyện, đào tạo Quân đội trở thành lực lượng chính quy, trong đó có những chiến sĩ hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Bằng kỷ luật quân đội và bằng rèn luyện trong quân ngũ sẽ giúp Bộ độ Cụ Hồ luôn có tư tưởng vững vàng, trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

KHÁNH HUYỀN [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề