Kim loại nào sau đây khử được các ion kim loại trong 3 dung dịch FeSO4 AgNO3, CuCl2

Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chương 5 - Hóa lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 5 - HÓA LỚP 12 1. Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại khử được cả 4 dd muối là: A. Fe B. Mg C. Al D. Al, Fe, Cu 2. Loại phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại? A. Phản ứng oxi hoá - khử C. Phản ứng hoá hợp C. Phản ứng thế D. Phản ứng phân huỷ 3. Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe ; Zn-Fe ; Sn-Fe ; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm . Cặp mà sắt bị ăn mòn là A . Chi có cặp Al-Fe B . Chi có cặp Zn-Fe C . Chi có cặp Sn-Fe D . Cặp Sn-Fe và Cu-Fe 4. Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng: A. dd HNO3 B. bột sắt dư C. bột nhôm dư D. NaOH vừa đủ 5. Cho biết các cặp oxi hoá- khử sau : Fe2+/ Fe Cu2+/ Cu Fe3+/Fe2+ Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự A.Fe3+,Cu2+, Fe2+ B Fe2+ ,Cu2+, Fe3+ C. Cu2+, Fe3+,Fe2+ D.Cu2+, Fe2+, Fe3+ 6. Cho biết các cặp oxi hoá- khử sau : Fe2+/ Fe Cu2+/ Cu Fe3+/Fe2+ Tính khử giảm dần theo thứ tự A Fe,Cu ,Fe2+ B.Fe, Fe2+,Cu C.Cu , Fe, Fe2+. D.Fe2+,Cu , Fe 7. Cho hỗn hợp gồm Fe , Cu vào dung dịch AgNO3 lấy dư thì sau khi kết thúc phản ứng dung dịch thu được có chất tan là : A . Fe[NO3]2 và Cu[NO3]2 ; B . Fe[NO3]2 , Cu[NO3]2 và AgNO3 C .Fe[NO3]3 , Cu[NO3]2 và AgNO3 D . Fe[NO3]3 , Cu[NO3]2 , AgNO3 và Ag 8. Cho hỗn hợp Al , Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO3 ,Cu[NO3]2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại .Cho D tác dụng với HCl dư , thấy có khí bay lên. Thành phần của chất rắn D là A.Fe ,Cu ,Ag B.Al ,Fe ,Cu C.Al ,Cu,Ag D.cả A,B,C 9. Ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học khác nhau ở điểm A . Kim loại bị phá huỷ B . Có sự tạo dòng điện C .Kim loại có tính khử bị ăn mòn D. Có sự tạo dòng điện đồng thời kim loại có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn . 10. Trong động cơ đốt trong các chi tiết bằng thép bị mòn là do A . Ăn mòn cơ học B . Ăn mòn điện hoá C . Ăn mòn hoá học D . Ăn mòn hoá học và ăn mòn cơ học 11. Một loại Bạc có lẫn một ít đồng người ta loại bỏ đồng trong loại bạc đó bằng cách 1/ Cho loại bạc này vào dung dịch AgNO3 dư Cu tan hết , sau đó lọc lấy Ag 2/ Cho loại bạc này vào dung dịch HCl, Cu tan hết ta lọc lấy Ag 3/ Đun nóng loại bạc này trong oxy sau đó cho hỗn hợp sản phẩm vào dung dịch HCl Ag không tan ta lọc lấy Ag 4/ Cho loại bạc này vào dung dịch HNO3 , Cu tan , Ag không tan ta lọc lấy Ag . Cách làm đúng là A . 1 và 2 B . 1 và 3 C . 3 và 4 D .cả 1,2,3,4 48. Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là A . 0,64g và 0,112 lit B . 0,32g và 0,056 lít C . 0,96g và 0,168 lít D . 1,28g và 0,224 lít 54. Cho 5,6g Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu[NO3]2 0,2M Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng A . 4,72g B . 7,52g C . 5,28g D .2,56g

Video liên quan

Chủ Đề