Kinh doanh nhà hàng ăn uống cần giấy phép gì

Dịch vụ ăn uống nói riêng và cả ngành F&B ở nước ta ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng khác nhau. Vậy nếu đã có quyết định mở một quán ăn hay nhà hàng thì các chủ kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Tất nhiên ngoài vấn đề nguồn vốn thì các loại giấy phép cần thiết cho quán ăn khi đi vào hoạt động cũng là một trong những việc quan trọng cần làm. Điều này như một bước hợp thức hóa cho cơ sở kinh doanh, đảm bảo quán đã thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy định hiện hành và chuẩn bị bước vào hoạt động. Bài viết sau đây của LYT sẽ giúp các cá nhân/tổ chức về thủ tục khi đăng ký ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống.

Khi muốn kinh doanh quán ăn bạn cần những tiêu chuẩn giấy tờ nào?

Giấy phép đăng kí kinh doanh

Để kinh doanh hợp pháp một cửa hàng hoặc cơ sở ăn uống thì một trong những loại giấy phép cần thiết cho quán ăn đầu tiên bạn cần phải có chính là cấp giấy phép đăng kí kinh doanh. Có các loại mô hình bạn có thể đăng kí kinh doanh được quy định theo pháp luật hiện hành: hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công tu TNHH 1 thành viên,…

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tuỳ vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

– Hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm kinh doanh, phân phối;

– Phạm vi các hoạt động kinh doanh;

– Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

– Thời hạn của giấy phép;

– Các nội dung khác.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà cá nhân/ doanh nghiệp nên lưu ý nơi đăng kí kinh doanh [đối với doaanh nghiệp sẽ đăng kí tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại; đối với hộ gia đình sẽ đăng kí tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại].

Nếu không được đăng kí kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có thể bị phạt từu 4 – 10 triệu đồng

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh mà không đăng kí kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh nhà hàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu bạn không thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh thì theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bạn sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt là từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với hình thức hộ gia đình và từ 6.000.000 đến 10.000.000 theo mô hình doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho quán ăn

Loại giấy phép cần thiết cho quán ăn tiếp đến là giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về an toàn sức khỏe do cơ quan chức năng có thẩm quyền đưa ra.

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp. Để tránh trường hợp mất thời gian do hồ sơ chưa đúng đủ, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn Thực phẩm 2010 và được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư 47/2014/TT-BYT về hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Thời hạn của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.

Xử phạt đối với hành vi kinh doanh vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

Căn cứ quy định tại khoản 2, 3 Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP thì xử phạt đối với hành kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng ; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên .

Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cho quán ăn

Rượu bán lẻ và rượu tiêu dùng tại chỗ cũng cần thông qua đăng kí

Nếu cơ sở kinh doanh ăn uống có kết hợp kinh doanh thêm hoạt động bán lẻ rượu thì giấy phép kinh doanh mặt hàng này cũng nằm trong danh mục giấy phép cần thiết cho quán ăn theo quy định tại Thông tư 60/2014/TT-BCT. 

Còn đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ có thì cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ phải thông báo với Phòng Công Thương [Phòng Kinh tế] trên địa bàn trước khi thực hiện kinh doanh theo quy định tại văn bản số 3414/BCT-TTN ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương. 

Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho quán ăn

Trong trường hợp nhà hàng ăn uống của bạn có bán thêm thuốc lá, bạn sẽ phải xin thêm giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế [cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh] Theo quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP; Thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 của Bộ Công Thương.

Để quán ăn được hoạt động ổn định và tránh các vấn đề pháp lý, chủ cơ sở nên lưu ý về các thủ tục giấy phép cần thiết

Trên đây là một số loại giấy phép cần thiết cho quán ăn bạn cần phải lưu ý chuẩn bị đầy đủ trước khi muốn cơ sở kinh doanh ăn uống của mình đi vào hoạt động. Việc trang bị đầy đủ các giấy phép cần thiết cho quán ăn cũng là tránh các vấn đề trục trặc về mặt pháp lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động của quán ăn. Mọi chi tiết về tư vấn dịch vụ xin giấy phép trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, thực phẩm,… quý khách có thể tìm hiểu ở LYT

Kinh nghiệmNgành nghềNhà hàng

Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống[Nguồn: Internet]

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người và chắc chắn nó chỉ tăng chứ không bao giờ giảm. Vì lẽ đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống trở thành thị trường tiềm năng với nhiều người, thể hiện qua mức doanh thu cực khủng cùng lượng khách hàng lớn. Ngoài việc có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, điều bạn không thể bỏ qua chính là việc hoàn thành các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Dịch vụ ăn uống nói chung và kinh doanh nhà hàng nói riêng đã và đang là lĩnh vực phát triển bậc nhất. Giờ đây, khi điều kiện cuộc sống được nâng cao, khách hàng chú trọng đến việc thưởng thức những món ăn ngon, hương vị độc đáo, đẹp mắt và không thể thiếu phần bổ dưỡng. Thế nên, một lần nữa có thể khẳng định ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng là sự lựa chọn đúng đắn của bạn. Tuy nhiên, khi bắt tay vào lĩnh vực này, bạn hay doanh nghiệp cũng cần thực hiện những thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống đúng theo quy định của pháp luật.

Bạn cần hoàn thành các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống? [Nguồn: Internet]

Để giải đáp thắc mắc làm sao để hoàn thành các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn tất cả các kinh nghiệm chuẩn bị, đăng ký nhanh nhất!

Trước khi thực hiện thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, điều quan trọng lúc này bạn cần làm là xác định loại hình kinh doanh của mình là gì nhằm hỗ trợ việc đăng ký đúng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, một số loại hình kinh doanh nhà hàng theo quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
  • Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
  • Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.

Mô hình ảnh hưởng đến thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống của bạn [Nguồn: Internet]

Tùy vào định hướng kinh doanh và vốn đầu tư của mình, bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh nhà hàng phù hợp với tiêu chí phát triển hiện nay và tương lai. Đây là bước tiên quyết cần xác định trong quá trình hoàn thành thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống

Để quá trình hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn diễn ra suôn sẻ và không có nỗi sợ “ghé thăm” của bất kỳ cơ quan nào. Bạn cần hoàn thiện các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống sau:

Tất nhiên, giấy phép kinh doanh là loại thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bắt buộc và ai cũng biết đến sự quan trọng của nó. Đây được xem là giấy chứng nhận hợp pháp, ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu, cũng là căn cứ xác thực pháp lý cho mô hình nhà hàng của bạn.

Ngoài ra, giấy phép kinh doanh là cơ sở để minh chứng nhà hàng ăn uống hoạt động một cách hợp pháp, việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng tỏ nhà hàng ăn uống của bạn có thể tự do hoạt động kinh doanh theo quy định của nhà nước.

Giấy phép đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc khi bạn mở nhà hàng [Nguồn: Internet]

Mô hình nhà hàng được liệt kê vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, do đó thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống không thể thiếu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy phép có thể gây khó khăn cho nhiều người vì để xin được nó, nhà hàng của bạn phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu về cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua các bước chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm tại nhà hàng. 

Tuy nhiên, bạn nên đầu tư vào nhà hàng của mình để được có được chứng nhận này vì nó đem đến cho khách hàng sự an tâm về vấn đề an toàn sức khỏe, đảm bảo sức khỏe người dùng.

Xem thêm: 10 Bước Mở Nhà Hàng Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Rượu, bia,…các chất có chứa cồn thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thuộc mặt hàng hạn chế mà không phải bất kỳ nhà hàng nào cũng có thể hoạt động kinh doanh trên thị trường. 

Song, việc kinh doanh nhà hàng phục vụ luôn cả rượu, bia là điều không thể thiếu. Vì lý do đó, thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống không thể bỏ qua là đăng ký giấy phép bán rượu để bạn có thể kinh doanh rượu, bia,…một cách hợp pháp.

Với nhà hàng, giấy phép bán rượu là thủ tục vô cùng cần thiết [Nguồn: Internet]

Nghe có vẻ lạ nhưng giấy phép bán lẻ thuốc lạ cũng có một trong những thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bạn nên biết nếu nhà hàng của mình có bán lẻ thuốc lá hoặc các loại tương tự.

Đối với mô hình nhà hàng nhỏ thì loại thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống không cần thiết, chỉ cần bạn đảm bảo sự an toàn cho nhà hàng của mình là được. Tuy nhiên, với loại hình nhà hàng vừa hoặc quy mô lớn bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra bạn cũng nên tham gia các lớp tập huấn chữa cháy để chuẩn bị cho những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Có thể bạn không quan tâm nhưng thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, đặc biệt là việc đăng ký thương hiệu độc quyền rất cần thiết cho quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu riêng cho mình, việc này sẽ giúp bạn sở hữu độc quyền logo, tên thương hiệu,…và bất kỳ ai cũng không có quyền sao chép theo.

Đăng ký thương hiệu độc quyền giúp bạn tránh được những rủi ro khi mở rộng kinh doanh [Nguồn: Internet]

Sau khi đã biết các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, bạn nên tiến hành đăng ký ngay trước khi nhà hàng của mình đi vào hoạt động chính thức. Song, bạn cũng nên tìm hiểu các loại chi phí và thuế mình phải đóng khi kinh doanh.

Với mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn có thể tham khảo một số loại thuế cần đóng như sau:

  • Thuế môn bài: Dựa vào mức thu nhập hằng năm của cơ sở kinh doanh.
  • Thuế giá trị gia tăng: Dựa vào doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT [Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu].
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Số thuế TNDN phải nộp = doanh thu thuế TNDN x tỷ lệ thuế TNDN.

Tất nhiên, sau khi hoàn thiện các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống thì bạn sẽ tự tin trong quá trình kinh doanh mà không sợ bất kỳ một sai phạm nào. Tuy nhiên, đừng quá chủ quan, ngoài vấn đề tăng doanh số và thu hút khách hàng bạn cũng nên thường xuyên cập nhật các thủ tục pháp lý về lĩnh vực kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có một cái nhìn tổng thể nhất về các thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, chúc bạn luôn may mắn và thành công!

- Advertisment -

Video liên quan

Chủ Đề