Turgot là nhà kinh tế học thuộc trường phái

1. Sự ra đời phái trọng nông

Một ngành khoa học mới ra đời cần có một triết lý, và triết lý của chủ nghĩa Tư bản mà Adam Smith chẳng lâu sau này phát biểu mang tính chất tốt đẹp như kén tằm xuất hiện vào giữa thế kỷ 18. Vào thời điểm này, xuất hiện một nhóm tác giả Pháp tự xưng là những “nhà kinh tế học”. Nhóm này gồm “trường phái tư duy” chân chính đầu tiên trong kinh tế học. Sau này họ đổi tên là “phái Trọng nông”, vì từ “nhà kinh tế học” mang nghĩa quá chung chung. Thuật ngữ “phái Trọng nông” có nghĩa “quy luật tự nhiên”, thích hợp trong trường hợp này vì tác giả tin tưởng tuyệt đối vào luật tự nhiên và tính hơn hẳn của nông nghiệp.

Lãnh đạo tri thức của phái Trọng nông là Francois Quesnay, ông là thầy thuốc trong triều Madame de Pompadour và Louis XV. Quesnay và nhóm nhỏ gồm số ít môn đệ mà ông tập hợp được xung quanh mình đã đưa ra giới hạn lý thuyết của ngành khoa học mới và truyền dẫn một triết lý làm nền tảng. Phái Trọng nông kêu gọi những nguyên tắc duy lý, khẳng định rằng tất cả thực tế xã hội đều liên kết với nhau trong giới hạn của định luật chắc chắn xảy ra, cá nhân và chính phủ phải tuân thủ một khi họ hiểu những định luật này. Học thuyết Trọng nông sử dụng ảnh hưởng quan trọng của Adam Smith, vốn là một người quen biết của Quesnay.

Phái Trọng nông như một nhóm người, dù giống với phái Trọng thương, nhưng họ là một nhóm không đồng nhất. Tác phẩm của nhóm này ra đời tương đối đều đặn từ năm 1756 đến 1778. Thành viên trong nhóm gồm Marquis de Mirabeau, Mercier de la Riviere, Dupont de Nemours, Le Trosne, và Nicolas Baudeau. Bộ trưởng Pháp Turgot cũng đồng cảm với thuyết Trọng nông nhưng không xem bản thân mình là thành viên trong nhóm.

2. Vài nét về cuộc đời của Francois Quesnay

François Quesnay [4 tháng 6, 1694 - 16 tháng 12, 1774] là người đứng đầu khuynh hướng trọng nông – khuynh hướng đặc biệt trong trường phái Kinh tế học cổ điển. Ông là người Pháp.

Sinh ra tại thị trấn Versal vùng ven Paris, là con thứ tám trong số mười ba người con của một gia đình nông dân - buôn bán nhỏ, bẩm sinh thông minh. Năm 17 tuổi F. Quesnay thực hành nghề y trong bệnh viện ở Paris, vừa kiếm tiền trong xưởng thủ công chạm khắc. Sáu năm sau ông được nhận bằng bác sĩ chuyên ngành giải phẫu và bắt đầu hành nghề tại thành phố nhỏ Mant gần Paris.

Năm 1734 nhờ nổi tiếng trong nghề thầy thuốc ông được công tước Villeria mời làm bác sĩ riêng. Năm 1749 ông lại được hầu tước phu nhân Pompadur – là người danh giá thời đó ở Pháp – ngỏ lời mời tương tự. Và từ năm 1752 ông trở thành bác sĩ của vua Luidovic thứ 15, được vua sủng ái và trở thành cố vấn thân cận của nhà vua.

Khi cuộc sống vật chất trở nên sung túc, ông bắt đầu quan tâm đến những vấn đề triết học, và sau đó là lý thuyết kinh tế.

Từ năm 1756 ông đồng ý tham gia xây dựng bộ từ điển bách khoa toàn thư. Trong đó những bài viết về kinh tế và xã hội của ông được đăng như: "Dân chúng" [1756], "Chủ trang trại", "Thóc lúa", "Thuế" [1757], "Biểu đồ kinh tế" [1758].

3. Hoàn cảnh ra đời của phái trọng nông

Khi bước sang thế kỷ 18, Boisguilbert không biểu lộ sự than phiền liên quan đến nền quân chủ đang trị vì lúc ấy ở Pháp là vua Louis XIV cũng như không phải phàn nàn hai người kế vị làm vua sau đó. Louis XV là vị vua cuối cùng của Pháp thực thi quyền hạn vương triều không hạn chế, và những hậu quả của thực tế này khiến nước Pháp bị tổn thương dưới thời ông nhiều hơn dưới thời vua trước, “vua Mặt trời”, Louis XV đưa nước Pháp lao vào những cuộc chiến không cần thiết khiến kho báu quốc gia rỗng tuếch. Thần dân của nhà vua [giới quý tộc thường được miễn trừ] bị o ép bởi hệ thống thuế đè nặng vì đòi hỏi khắc phục hậu quả của chiến tranh tàn phá cũng như cuộc sống cung đình bại hoại, phung phí do Ma-dame de Pompadour khét tiếng trị vì.

Giá trị đất sụt giảm do hậu quả sản lượng nông nghiệp giảm sút. 2/3 đất đai ở Pháp do giới quý tộc và giáo sĩ sở hữu, cả hai đẳng cấp này đều được miễn thuế. Người nông dân bình thường bị buộc phải nộp phần lớn sản phẩm của mình cho chủ đất, phần sản phẩm còn lại phải chịu thuế cao. Sự tích lũy Tư bản ở mức độ sản xuất hầu như không thể có. Thị trường trong nước và thu nhập cá nhân bị hạn chế bởi chính sách Trọng thương lương thấp và bởi các chi phí sản xuất khác nhằm mục đích để khuyến khích xuất khẩu. Như Lewis Haney nhận xét:

“Nước Pháp giống như một đường ray hay nhà máy đồ sộ không được trợ cấp khấu hao hay hao hụt, năng lực sản xuất sút kém và tín dụng bị lung lay” [History of Economic Thought, trang 176].

Phái Trọng nông ra đời nhằm đối phó với tình hình này.

4. Kinh tế học Trọng nông

Phái Trọng nông là những người xây dựng hệ thống với quy mô lớn hơn hệ thống của Cantillon nhưng nhỏ hơn hệ thống của Adam Smith. Vào khoảng năm 1750, Quesnay và Vincent Gournay, tự hỏi:

“Liệu bản chất sự vật có khuynh hướng trở thành một ngành khoa học kinh tế chính trị hay không, và những nguyên tắc của ngành khoa học này là gì?” [trích dẫn Baur, trong “Studies”, trang 100].

Dưới sự lãnh đạo của Quesnay, phái Trọng nông dành trọn thời gian để nghiên cứu những nguyên tắc ấy. Triết lý nền tảng là triết lý thời Trung cổ về luật tự nhiên [jus naturae], nhưng phái Trọng nông cũng theo Locke trong việc nhấn mạnh quyền cá nhân và biện hộ cho tài sản cá nhân dựa trên những quyền này. Về cơ bản đây là phản ứng chống lại chủ nghĩa Trọng thương, nhưng rõ ràng là một triết lý khá kỳ quặc. Vì cùng lúc họ ủng hộ mậu dịch tự do và tư lợi cá nhân, phái Trọng nông tiếp tục tán dương uy quyền tuyệt đối. Câu trả lời cho sự nghịch lý này là:

“Phái Trọng nông... là một bộ phận trong triều đình, mặc dù là một bộ phận cấp tiến. Sự phê bình trực tiếp những lạm dụng hiện hữu và tự do ngôn ngữ bị ngăn cấm. Cách duy nhất mở ra đối với những người cải cách là phản đôi quyền lực độc đoán ở mức cao hơn - luật tự nhiên. Vì thế, đây chính là nguồn gốc thật của jus naturae’’. [Baur, Studies, trang 106].

Quan điểm trong đoạn văn này mặc dù phần lớn theo cách siêu hình trong đó phái Trọng nông kêu gọi một “trật tự tự nhiên” mà sự sắp xếp là hoàn hảo và luật pháp là theo ý Chúa, điều quan trọng hơn là phải nhìn phía sau phương pháp kinh tế của họ. Những gì họ làm không khác biệt mấy với những gì các nhà kinh tế học hiện nay đang làm. Họ tiến hành từ quan sát thế giới có phương pháp, họ sắp đặt và đối chiếu các sự việc theo nguyên nhân của nó, họ cố hình thành một hệ thống phân tích dựa trên mô hình lý thuyết - một hệ thống phù hợp với tình trạng vững chắc của một nước văn minh cao. Tất cả điều này đạt đỉnh điểm, đối với phái Trọng nông, trong quyển Tableau Économique của Quesnay, vốn là linh hồn và khối óc của kinh tế học Trọng nông.

5. Thuyết Trọng nông

Phái Trọng nông lập luận cách tốt nhất là lần theo tác dụng đầy đủ của các chính sách áp bức của triều đình ở Pháp, phải nhận thức tiến trình tương tác lẫn nhau trong một năm nào bất kỳ như một luồng chu chuyển thu nhập và chi phí. Tất cả chính sách phải có tác dụng phát triển lưu lượng chu chuyển này phải thích hợp với tăng trưởng kinh tế, trong khi bất kỳ tác dụng nào hạn chế luồng chu chuyển đều không thích hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Khái niệm tương tự, được tô điểm và hoàn thiện đáng kể, là trọng tâm của thuyết vĩ mô hiện đại. Khi ấy Quesnay chọn ra một yếu tố chính trong tiến trình luồng-chu chuyển và phân tích tác dụng của nhiều chính sách khác nhau đối với kinh tế học như một tổng thể, thông qua tác dụng của chúng đối với yếu tố chính này [Lưu ý phương pháp luận tương tự sau này các nhà kinh tế vẫn đang áp dụng].

Yếu tố chính mà Quesnay chọn là sản xuất nông nghiệp độc quyền. Trong tác phẩm Tableau Economique, tên của chính Quesnay được đặt cho cách diễn tả thị giác về dòng chu chuyển, còn sản xuất công nghiệp và công nghiệp dịch vụ thì được xem là “cằn cỗi” theo nghĩa không góp phần vào sản phẩm ròng hay produit net. Đến lượt sản phẩm ròng được xem như nguồn của cải thực sự. Lập luận này bao gồm định nghĩa kỳ lạ về từ “sản xuất”. Đối với phái Trọng nông, sản xuất có nghĩa là tạo ra sự thặng dư, công nghiệp phải sản xuất sản phẩm nhiều hơn số được tiêu dùng trong tiến trình. Sản xuất đơn thuần làm thay đổi hình thức hàng hóa. Phái Trọng nông không phủ nhận số’ hàng hóa như thế trở nên hữu dụng hơn trong tiến trình. Nhưng chỉ có nông nghiệp, họ lập luận là có khả năng tạo ra của cải bổ sung. Nếu ý nghĩa duy nhất này được lưu ý, cho dù đôi với quan điểm hiện đại nghe có vẻ xa lạ đi nữa, thì học thuyết của phái Trọng nông sẽ dễ hiểu hơn.

Tableau ban đầu là một bảng số học phức tạp theo kiểu zíc zắc các dòng chảy tổng thu nhập giữa các giai cấp kinh tế xã hội. Chúng ta chọn một miêu tả bằng đồ thị đơn giản hơn để thay vào nhưng dù sao nó cũng giúp nắm bắt được bản chất của mô hình Quesnay. Hình 4-1 chia kinh tế học thành ba giai cấp hay ba bộ phận: [1] giai cấp sản xuất hình thành hoàn toàn từ những người tham gia nông nghiệp [có lẽ cũng gồm ngư dân và thợ mỏ], [2] giai cấp không sản xuất gồm thương gia, nhà sản xuất công nghiệp, người hầu và người có chuyên môn, và [3] giai cấp chủ sở hữu, không những gồm chủ đất mà còn những người có tước hiệu dù nhỏ nhất về mọi loại chủ quyền. Dòng thu nhập trong biểu đồ được mô tả theo chiều kim đồng hồ. Sản phẩm ròng [theo nghĩa tiền tệ, là thu nhập ròng] hoàn toàn được giai cấp thứ nhất sản xuất, dùng để hỗ trợ hoạt động của chính giai cấp này hay những người thuộc hai giai cấp kia.

Sử dụng con số của Quesnay, bắt đầu với tổng của cải là 5 tỉ quan [kế thừa từ giai đoạn sản xuất trước], 2 tỉ quan được xem là cần thiết để bảo quản của giai cấp sản xuất và gia súc của họ trong năm, được miêu tả trong như khoản thanh toán từ bộ phận nông nghiệp này đến bộ phận nông nghiệp khác. Phần này không chu chuyển. Ngoài ra, bộ phận nông nghiệp chi ra 1 tỉ quan đối với hàng hóa sản xuất [và dịch vụ], cũng cần phải nuôi sống nông dân trong năm. 2 tỉ quan còn lại chuyển đến chủ sở hữu dưới dạng tiền tô thuế. 2 tỉ quan sau cùng tượng trưng cho sản phẩm ròng, hay giá trị thặng dư sau khi trừ chi phí cần thiết [phái Trọng nông không xem tiền tô thuế là chi phí sản xuất cần thiết mà đúng ra xem là giá trị thặng dư].

Hình 4-1

Mỗi chi phí của khu vực nông nghiệp dùng để bảo quản, sản xuất hàng hóa, tiền tô, thuế trở về bộ phận nông nghiệp bằng thợ thủ công, chủ sở hữu và chính bản thân nông dân

Sự nối tiếp hoàn chỉnh khi chủ sở hữu tiêu dùng thu nhập của họ [1 tỉ quan để mua lương thực và 1 tỉ quan cho các nhà sản xuất]. Vì thế 3 tỉ quan chi ra ban đầu của những người tham gia nông nghiệp trở về với họ, 1 tỉ quan đến từ chủ sở hữu và 2 tỉ từ thợ thủ công, tiến trình tiếp tục vô tận. Tuy nhiên, nên lưu ý những người tham gia nông nghiệp là những người duy nhất sản xuất ra sản phẩm ròng, nghĩa là nhiều hơn chi phí tự nuôi sống họ và hoạt động nông nghiệp của họ.

LUẬT MINH KHUÊ [Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề