Kinh nghiệm ứng tuyển vào ngân hàng

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, có một câu hỏi mà hầu như tất cả các buổi phỏng vấn đều xuất hiện, và đây cũng là một trong những câu hỏi khiến các ứng viên bối rối thường vào thời điểm cuối buổi phỏng vấn. Đó là câu hỏi: “Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?”

Đừng bao giờ nói rằng “Tôi không có câu hỏi nào cả!”. Mắc sai lầm khi nói “Không” sẽ khiến nhà tuyển dụng có những đánh giá thấp về bạn. Ngược lại, nếu hỏi được những câu hỏi giá trị, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có sự quan tâm đến công việc và đã có sự chuẩn bị; đồng thời những câu trả lời từ nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn có một quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm việc ở đây hay không. Một buổi phỏng vấn luôn là một quá trình hai chiều, bạn chắc chắn sẽ muốn biết mình có thực sự phù hợp với công việc này và cơ hội thành công ở vị trí mới khả quan như thế nào, phải không? Dưới đây, SCB sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin và một vài ghi chú nhỏ để bạn có thể chuẩn bị câu trả lời khi được hỏi câu trả lời một cách tốt nhất.

3 LÝ DO BẠN NÊN CHUẨN BỊ NHỮNG CÂU HỎI TỐT NHẤT CHO PHỎNG VẤN XIN VIỆC

Nếu bạn không hỏi những câu hỏi đúng trong quá trình phỏng vấn, khả năng cao là bạn sẽ không còn có cơ hội có được công việc này. Và nếu bạn có được nó, bạn có thể sẽ hối hạn vì đã không hỏi nhiều hơn trong quá trình phỏng vấn đấy!

Lý do thứ nhất: Để cho thấy cách bạn sẽ tiếp cận công việc như thế nào

Hầu hết các nhà tuyển dụng coi toàn bộ quá trình ứng tuyển và phỏng vấn là một giai đoạn tập sự cho công việc. Bạn sẽ được quan sáng và đánh giá [và chắc chắn bạn cũng có thể quan sát cách làm việc của nhà tuyển dụng như thế nào].

Từ chất lượng của hồ sơ ứng tuyển của bạn, cách thức bạn thể hiện với nhân viên tiếp tân, cách ăn mặc và các bạn trả lời những câu hỏi,.. – toàn bộ quá trình này sẽ cho bạn một cơ hội để cho nhà tuyển dụng thấy cách bạn tiếp cận với công việc như thế nào.

Lý do thứ hai: Để cho thấy bạn quan tâm đến công việc ra sao

Hãy thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc bằng cách hỏi những câu hỏi về công việc đó và về các tổ chức [tuy nhiên bạn không nên hỏi về tiền lương hay quyền lợi trong vòng phỏng vấn xin việc đầu tiên]. Các nhà tuyển dụng thường có nhiều ứng viên để lựa chọn cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, do đó họ sẽ chú ý nhiều hơn đến những ứng viên nào thực sự quan tâm đến quá trình làm việc tại công ty và cả công việc đang ứng tuyển nữa.

Lý do thứ 3: Để xác định xem bạn có thực sự muốn làm việc ở đây hay không

Xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân của nhiều ứng viên, bạn rất dễ rơi vào việc mong muốn trở thành ứng viên sáng giá nhất mà quên mất việc tìm hiểu bạn có thực sự mong muốn làm việc ở đó hay không.

Nếu bạn đã có câu hỏi rõ ràng, dựa trên những sự chuẩn bị của bản thân và những mô tả công việc sẵn có, bạn có thể có thêm những câu hỏi mới và muốn có được câu trả lời. Quá trình hỏi và trả lời trong suốt cuộc phỏng vấn có thể là được khởi mào và có nhiều điều thú vị bắt đầu từ những gì trao đổi.

Một số câu hỏi bạn nên hỏi trong buổi phỏng vấn

Không nên hỏi những câu hỏi có thể được trả lời một cách đơn giản theo kiểu “Có” hoặc “Không”. Bản thân bạn muốn hỏi để có thêm thông tin, do đó hãy hỏi những câu hỏi mở để nhà tuyển dụng có thể trả lời cho bạn được nhiều thông tin hơn theo hướng mà bạn muốn biết.

Những câu hỏi về công việc

- Anh/chị có thể nói rõ thêm về những công việc chưa được nói đến trong mô tả công việc không?

- Những định hướng cụ thể của công ty cho vị trí này là gì?

- Đây là một vị trí mới hay là tuyển người cho một vị trí cũ?

- Nếu là một vị trí cũ, lý do vì sao họ lại không làm ở vị trí này nữa?

- Một ngày làm việc điển hình của vị trí này có thể được miêu tả như thế nào?

- Thời gian vất vả nhất trong năm của vị trí này là thời gian nào? Tại sao?

- Điều gì là quan trọng để một người có thể thành công ở vị trí này?

- Những kỹ năng nào là quan trọng nhất để làm tốt công việc ở vị trí này?

- Thử thách lớn nhất phải đối mặt hàng ngày khi làm việc ở vị trí này là gì?

- Nếu một người thất bại ở vị trí này thì lý do tại sao họ lại thất bại?

Những câu hỏi về tổ chức

- Có bao nhiêu người trong bộ phận này?

- Có bao nhiêu người đã tham gia bộ phận này trong năm qua?

- Trong một công ty phát triển, một vài người có thể được thêm vào. Nhưng đối với một nơi làm việc gian khổ, một vài người có thể sẽ chuyển đi.

- Mọi người thường làm việc ở đây trong thời gian kéo dài bao nhiêu năm?

- Mọi người đánh giá về sự thành công ở công ty này như thế nào?

- Người quản lý đánh giá về nhóm làm việc này như thế nào?

- Dự kiến sau năm năm nữa thì bộ phận này sẽ như thế nào?

- Các nhân viên thường sẽ nhận được phản hồi hoặc nhận xét công việc như thế nào và khi nào? Đối với những báo cáo thông thường thì khoảng thời gian nào là phù hợp để báo cáo?

Những câu hỏi về người phỏng vấn bạn

- Anh/chị đã làm việc ở đây bao lâu rồi ạ?

- Anh/chị có thích làm việc ở đây không? Vì sao?

- Tại sao anh/chị lại thành công ở công ty này?

Vào cuối buổi phỏng vấn, bạn hãy nhớ hỏi những thông tin sau

- Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo trong quá trình này? [một vòng phỏng vấn khác hoặc kiểm tra những thông tin liên quan,…]

- Nếu được nhận việc thì thời gian làm việc sẽ bắt đầu vào khi nào?

- Tôi có thể giữ liên lạc với ai để có thể biết được thông tin sau phỏng vấn?

Những câu hỏi bạn không nên hỏi

Đừng bao giờ hỏi những câu hỏi mà Google hay website của công ty có thể giúp bạn trả lời ngay lập tức, ví dụ như:

- Công ty này làm gì?

- Ai là người đầu tư?

- Công ty này thành lập được bao lâu?

Những câu hỏi mang tính cá nhân hóa và mang tính đàm phán trong hợp đồng như các kỳ nghỉ, lương, các lợi ích,… chỉ nên hỏi trong những vòng phỏng vấn sau hoặc khi đàm phán về hợp đồng. Trong phỏng vấn xin việc, bạn chỉ nên đánh dấu những câu hỏi về công việc.

[Sưu tầm]

Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng sao cho thật tự nhiên

Nhân viên ngân hàng luôn là một vị trí chưa bao giờ hết hot. Và để có thể giúp ứng viên chuẩn bị tốt nhất cho bài phỏng vấn, bạn cũng cần phải biết một vài điều về kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng hiện nay

  • 14 câu hỏi phỏng vấn xin việc ở sân bay – Nghề tiếp viên hàng không
  • Đi phỏng vấn nên mặc gì để có thể ưng mắt nhà tuyển dụng

Tìm hiểu kỹ thông tin về ngân hàng bạn đang muốn ứng tuyển

Đối với rất nhiều nhà tuyển dụng ngân hàng, một kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng vẫn luôn được truyền lại cho những người tiếp theo đó là tìm hiểu kỹ thông tin về ngân hàng bạn muốn ứng tuyển. Việc chuẩn bị kĩ trước khi bước vào trận đánh chưa hề thừa một chút nào. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về nơi bạn muốn làm việc, cũng như có cho mình được tâm thế bình tĩnh trước những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu kĩ thông tin ngân hàng là kinh nghiệm phỏng vấn rất cần thiết

Để tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi đi phỏng vấn ngân hàng. Các ứng viên cần chú ý những thông tin chung nhất như: tên ngân hàng, lịch sử hình thành, mục tiêu cũng như giá trị cốt lõi của các ngân hàng hiện nay là gì…. Tất cả những thông tin đó sẽ cực kì hữu ích với những câu nói như: Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí này…..

Tìm hiểu thông tin về vị trí ứng tuyển

Không riêng gì ngân hàng mà trong hàng loạt các cuộc phỏng vấn xin việc ở các vị trí khác nhau chắc chắn sẽ có câu hỏi: Em biết gì về công việc này. Do đó, một kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng mà các ứng viên cần phải nắm rõ đó là tìm hiểu chi tiết về vị trí ứng tuyển. Bạn cần phải tìm lại bản mô tả công việc để có thể tìm được những điểm liên quan của công việc đối với kiến thức đã học được tại trường. Nếu như chuẩn bị tốt phần này, câu hỏi: Em biết gì về công việc này cũng không còn phải là một trở ngại quá lớn dành cho bạn.

Xem lại kĩ bản CV xin việc cũng như thông tin công việc là điều không thừa với kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng

Và theo kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng của những người lâu năm, bạn hãy đọc lại kĩ những thông tin trong bản mô tả công việc rồi từ đó liên hệ với những kỹ năng mà bản thân mình đã tích lũy được. Điều đó sẽ giúp cho bạn trở thành ứng viên rất sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

Kiểm tra nội dung CV cũng như đơn xin việc

Tâm lí chung của nhiều ứng viên hiện nay đang khá là lo lắng nếu như trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng có thể hỏi xoáy rất sâu vào phần kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Và để giải quyết được vấn đề này, một kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng mà bạn cần phải nắm được đó là hãy đọc lại kĩ bản CV xin việc của bản thân mình một lần nữa. Và trong buổi phỏng vấn, làm mọi cách để có thể bộc lộ được hết những điểm phù hợp của bản thân đối với nhà tuyển dụng cũng như hạn chế đến mức tối đa các khuyết điểm của bản thân là được.

Trang phục, những thứ cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

Cần chuẩn bị trang phục như thế nào trước khi phỏng vấn

Đối với trang phục

Đây là phần rất quan trọng trong kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng hiện nay. Ấn tượng ban đầu sẽ quyết định rất nhiều tới phần phỏng vấn của bạn. Và ngân hàng thường rất đề cao sự chuyên nghiệp nên bạn không nên mặc những bộ đồ quá thoải mái. Và để lựa chọn trang phục, bạn có thể sử dụng như loại trang phục như sau:

  • Đối với nam giới: nên mặc một bộ vest có kết hợp với caravat cùng một đôi giày đen. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đeo thêm một chiếc đồng hồ vừa để tiện theo dõi thời gian vừa là một loại trang sức dành cho bản thân.
  • Đối với nữ giới: nên sử dụng trang phục là váy công sở, áo sơ mi trắng và có túi xác tay theo. Nên có một chút trang điểm như không cần quá nặng.

Những thứ cần chuẩn bị khi đi phỏng vấn

  • Bản mô tả công việc: điều này đặc biệt cần thiết đối với các ứng viên khi trả qua câu hỏi em biết gì về công việc mà mình đang ứng tuyển. Việc có được bản mô tả công việc mẫu sẽ giúp bạn vững tâm hơn trong buổi phỏng vấn với ban giám khảo là rất nhiều người ở vị trí cao cấp trong ngân hàng
  • Sổ tay, bút: đối với những người có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng. Việc cầm theo sổ tay, bút sẽ giúp ứng viên có thể ghi lại những điều cần thiếu khi nhà tuyển dụng phổ biến
  • Giấy tờ tùy thân: thông thường khi đi phỏng vấn ngân hàng, bạn sẽ phải gặp bộ phận lễ tân đầu tiên và đôi khi sẽ phải để lại giấy tờ tùy thân trước khi vào phỏng vấn.

Đối diện với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn

Kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng để đối diện với nhà tuyển dụng khó

Đối với kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng, một buổi phỏng vấn thành công đôi khi còn đến từ sự tự tin của ứng viên khi đối diện với nhà tuyển dụng. Việc tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng cũng là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả phỏng vấn của bạn. Do đó, để có thể đội diện với nhà tuyển dụng, bạn cần có những kinh nghiệm như sau:

  • Trước khi bước vào phỏng vấn, hãy giữ phong thái đi thẳng, hơi cúi chào hội đồng tuyển dụng một chút để tỏ sự lịch sự. Nhà tuyển dụng cũng là người nên đừng có quá sợ hãi.
  • Trong quá trình phỏng vấn, một kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng cần áp dụng ở đây đó là chủ động giới thiệu bản thân. Các ứng viên cần phải đặc biệt tập trung vào những thông tin chính, hãy nhấn mạnh vào các kinh nghiệm làm việc có liên quan tới vị trí tuyển dụng.
  • Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, các ứng viên nên có một email cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng để cảm ơn họ vì đã dành chút thời gian cho bản thân mình có thể chứng tỏ năng lực. Đây cũng chính là cơ hội để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thêm một lần nữa nên kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng cho phần này đó là nên viết thêm một vài dòng để diễn giải những gì mình chưa thể hiện được hết trong buổi phỏng vấn.

Buổi phỏng vấn ngân hàng nói chung và phỏng vấn xin việc nói riêng đơn thuần cũng chỉ là một cuộc nói chuyện đơn thuần. Do đó, chỉ cần có thêm một vài kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng thật chuẩn thì việc tìm kiếm công việc mơ ước trong ngân hàng hoàn toàn không khó với bạn.

Minh Anh Nguyen


Video liên quan

Chủ Đề