Kỳ thi đánh giá năng lực 2022 đại học Quốc gia TPHCM

TTO - ĐH Quốc gia TP.HCM đang mở cổng đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển thi đánh giá năng lực năm 2022. Hiện đã có 82 đơn vị đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển với 1.266 ngành học.

  • Sáng nay 28-1 bắt đầu đăng ký dự thi đánh giá năng lực, xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM
  • Kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: Không nên thi nhiều lần gần nhau
  • Đại học Quốc gia TP.HCM: Hai phương án thi đánh giá năng lực năm 2022

Đồ họa do ĐH Quốc gia TP.HCM cung cấp

Cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực và đăng ký nguyện vọng xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi này đã được ĐH Quốc gia TP.HCM mở từ ngày 28-1 đến 28-2 [đợt 1].

Tuy nhiên, nhiều thí sinh và phụ huynh thắc mắc việc xét tuyển này diễn ra như thế nào: Phải chọn ngành ngay lúc đăng ký dự thi đánh giá năng lực trước hay khi có điểm rồi mới chọn ngành? Có nên chờ thi đợt 2? Xét điểm thi năng lực có được cộng điểm ưu tiên? Khi nào có kết quả xét tuyển?

Ở đâu sẽ dự thi tại đó

Theo kế hoạch, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 được tổ chức 2 đợt. Thí sinh thi cả 2 đợt thì hệ thống sẽ chọn đợt nào có điểm cao hơn để xét tuyển, cơ hội trúng tuyển như vậy cũng sẽ cao hơn. Vì vậy không nên chờ đến đợt 2 mới thi.

Đợt 1: sáng 27-3 tại 17 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận.

Đợt 2 [dự kiến] sáng 22-5 tại 4 địa phương: TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Theo ông Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM - đến thời điểm hiện tại, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2022 để xét tuyển, bao gồm: 10 đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, 67 trường đại học và 5 trường cao đẳng ngoài hệ thống.

Đợt 1 của kỳ thi được mở rộng tổ chức tại 17 địa phương sẽ cho phép thí sinh được chọn địa điểm dự thi ngay tại địa phương mình sinh sống, ở đâu thì thi tại đó.

Đợt 2 của kỳ thi dự kiến được tổ chức thi trước kỳ thi THPT. Các năm thi đợt 2 diễn ra sau kỳ thi này.

Nhiều điểm mới cần lưu ý

Đây là năm thứ 5 tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, ĐH Quốc gia TP.HCM đã cải tiến khá nhiều về kỳ thi này theo hướng tiện lợi cho thí sinh.

"Điểm mới trong kỳ thi năm nay là thí sinh sẽ thực hiện đăng ký dự thi và xét tuyển cùng lúc. Đến thời điểm hiện tại, có đến 49 trường trong và ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM với 1.266 ngành học để thí sinh đăng ký nguyện vọng.

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, khác với các năm trước giới hạn mỗi trường được 3 nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển", ông Chính cho biết thêm.

Năm nay ĐH Quốc gia TP.HCM quy định việc đăng ký nguyện vọng cùng với đăng ký dự thi đánh giá năng lực. Do vậy, khi đăng ký dự thi thí sinh cần đăng ký nguyện vọng luôn chứ không chờ đến khi thi đợt 2 như các năm.

Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai dùng chung hệ thống xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực. Ngoài các đơn vị thành viên, ĐH Quốc gia TP.HCM mở rộng hệ thống xét tuyển cho 49 trường ngoài hệ thống giúp thí sinh tiện theo dõi và đăng ký hơn.

Danh mục các trường xét tuyển chung [phải đăng ký xét tuyển khi đăng ký dự thi]tại đây.

Cũng theo ông Chính, một điểm rất mới đáng chú ý nữa là dự kiến các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM công bố kết quả trúng tuyển trước khi thi THPT.

Liên quan đến việc đăng ký dự thi và nguyện vọng xét tuyển, đại diện các trường lưu ý thí sinh cần cẩn thận khi ghi thông tin. Năm ngoái có rất nhiều thí sinh còn sai cả tên mình. Các bạn nên đọc thật kỹ chuyện cả đời các thông tin chính xác, tên tuổi, ngày sinh, số CMND/CCCD để sau này không mất công làm xác minh lại.

Thí sinh cần chuẩn bị sẵn file cần thiết: ảnh chụp CMND/CCCD/Hộ chiếu [chụp thật rõ ràng], các giấy tờ ưu tiên [nếu có].

Về việc điền phần Đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên [bản sao hay bản chính đều được, miễn là sau này khi nhập học thí sinh nộp cho đúng]. Thí sinh nào không thuộc đối tượng ưu tiên thì bỏ qua không cần điền.

Danh mục hồ sơ minh chứng xác định ưu tiêntại đây.

Các mốc thời gian đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển

Đợt 1: 28-1 đến 28-2: đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển đánh giá năng lực; ngày 27-3: tổ chức thi; ngày 5-4: thông báo kết quả thi.

Đợt 2 [dự kiến]: ngày 6-4 đến 25-4 đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển; ngày 22-5: tổ chức thi; ngày 29-5: thông báo kết quả thi.

Công bố kết quả xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực dự kiến trước 5-6 [trước kỳ thi THPT 2022] đối với các đơn vị trong ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thí sinh trúng tuyển nhập học bằng kết quả thi đánh giá năng lực theo thông báo của đơn vị xét tuyển.

Danh mục các trường sử dụng kết quả thi tại đây.

Mẫu đề thi đánh giá năng lực năm 2022 tại đây.

Thi năng lực bao nhiêu điểm để đậu đại học?

TTO - Năm 2021 đã có hơn 70 trường ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2021 để tuyển sinh. Mức điểm chuẩn của phương thức xét điểm thi năng lực ở các trường ra sao?

TTO - Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra tại 17 tỉnh, thành phố vào ngày 27-3.

  • ĐH Quốc gia TP.HCM công bố thời gian dự kiến thi đánh giá năng lực 2022
  • Sẽ mở rộng kỳ thi đánh giá năng lực
  • Trực tiếp: Tư vấn ‘Cơ hội vào đại học bằng thi đánh giá năng lực’

Đồ họa do ĐH Quốc gia TP.HCM cung cấp

Sáng nay 21-1, ĐH Quốc gia TP.HCM đã chính thức công bố thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt vào ngày 27-3 [đợt 1] và ngày 22-5 [đợt 2].

Trong đó, đợt 1 diễn ra ngày 27-3 tại 17 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Kết quả thi đợt 1 được công bố vào ngày 5-4.

Đợt 2, dự kiến diễn ra ngày 22-5, tức trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM và An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 29-5.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực năm nay tạo thêm điều kiện thuận lợi cho thí sinh cũng như các đơn vị tuyển sinh bằng kết quả của cuộc thi này.

"Năm nay có hơn 80 trường ĐH sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực. Điều này ngày càng khẳng định mạnh mẽ hơn uy tín của kỳ thi đối với xã hội. Đặc biệt, kỳ thi năm nay sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi.

Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển từ ngày 28-1 và 28-2. Đợt 2 từ ngày 6-4 và 25-4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển", ông Chính cho hay.

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng so với năm ngoái. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dành đến 70%, Trường ĐH Kinh tế - luật 60%, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 50% chỉ tiêu...

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.

Cũng theo TS Nguyễn Quốc Chính, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay tiếp tục chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Hoa kỳ và đề thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM gồm 3 phần: sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh.

Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút, chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. Việc tham dự kỳ thi đánh giá năng lực này sẽ giúp thí sinh có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành và trường phù hợp với lựa chọn của bản thân.

Thí sinh có thể đăng ký dự thi và xét tuyển tại địa chỉ: //thinangluc.vnuhcm.edu.vn/dgnl/home.action. Các thông tin về bài thi mẫu, hướng dẫn đăng ký thi và phương thức thanh toán sẽ được thể hiện tại địa chỉ //cete.vnuhcm.edu.vn/thi-danh-gia-nang-luc.html

Đại học Quốc gia TP.HCM: Hai phương án thi đánh giá năng lực năm 2022

TTO - 'Các bạn cứ đi thi thoải mái. Đề thi của kỳ thi này tạo cơ hội để thí sinh thể hiện năng lực học đại học. Chúng ta có thể tự ôn tập kỹ trước kỳ thi nhưng không nên tốn tiền luyện thi', chuyên gia tuyển sinh nhắn nhủ.

7 kỳ thi đánh giá năng lực lớn nhất để tuyển sinh đại học 2022

Năm 2022 có nhiều kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐH, các trường ĐH lớn tổ chức. Các kỳ thi này đang được nhiều trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả để xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM

Năm 2022, ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực.

Thời gian và các đợt thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM: Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27/3, tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM dự kiến tổ chức vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Cùng 2 đợt thi đánh giá năng lực là 2 đợt đăng ký xét tuyển khác nhau. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng để xét tuyển.

Thí sinh làm đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM với 120 câu hỏi trong thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM có 3 phần, trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh; PhầnToán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.

>>>Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT [ảnh: Thanh Tùng]

Năm nay khoảng 80 trường đại học và cao đẳng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP HCM đều tăng chỉ tiêuxét tuyển từ điểm thi đánh giá năng lực. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2022 ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức khoảng 13 đợt thi đánh giá năng lực.

Thời gian tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội:

Đợt thi thứ nhất diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá.

Đợi thi thứ 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 tổ chức ở Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM. Đợt thi đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 26-28/2 này với khoảng 2.000 thí sinh tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên.

>>> Đề thi bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi với thời gian làm bài 195 phút.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm: Tư duy định lượng [50 câu hỏi làm trong 75 phút], Tư duy định tính [50 câu làm trong 60 phút] và Khoa học [50 câu hỏi làm trong 60 phút].

Cách làm bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội: Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Ở phần thứ hai, tư duy định tính, câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba.

Phần cuối cùng trong bài thi là Khoa học. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm “Nộp bài”. Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động “Nộp bài”. Khi kết thúc bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của mình và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.

Hiệnđã có 4 đại học và 31 trường đại học sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức để xét tuyển.

Thi đánh giá năng lực vào 8 trường Công an nhân dân

Lần đầu tiên Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào 8 trường, học viện trong khối ngành công an bên cạnh các phương thức xét tuyển khác.

Dự kiến yêu cầu bài thi đánh giá năng lực xét tuyển vào khối trường công an: Ngoài việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình phổ thông, sẽ có các nội dung mới kiểm tra về tư duy logic, kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống,… gắn với yêu cầu đào tạo đặc thù của trường công an.

>>>Bộ Công an nói về bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học

Thí sinh thi đánh giá năng lực khối trường công an thi trong 1 buổi, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, với hai phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm gắn với kiến thức THPT theo tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đăng ký và một phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra về những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành công an. Phần tự luận là phần kiểm tra kiến thức môn Ngữ Văn, Toán. Thí sinh có thể chọn một trong hai lĩnh vực này.

Kỳ thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm TP HCM

Trường ĐH Sư phạm TP HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá chuyên biệt. Dự kiến kỳ thi được tổ 2 đợt ở nhiều địa phương. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của các thí sinh thông qua 6 bài thi, cụ thể gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.

Phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ áp dụng cho các ngành: Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc và chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên co thể đăng ký dự thi.

[Ảnh: Thanh Tùng]


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Trong đó bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, baogồm 31 câu hỏi, trong đócó 28câu trắc nghiệm và3 câu tự luận. Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận. Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và2 câu liên quan đếnbài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Thí sinh đăng ký nộp hồ sơ từ ngày 1/3 đến ¼. Thời gian thi ngày 7/5.

>>> Chi tiết bài thi các môn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Kỳ thi đánh giá tư duy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thí sinh có thể đăng ký thi thử bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội [theo hình thức online tại chỗ hoặc online trên máy tính tại phòng thi] trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Kỳ thi được tổ chức tại bốn địa điểm gồm Hà Nội [Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm], Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.

Bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần Toán [trắc nghiệm, tự luận] với thời lượng 90 phút; Đọc hiểu [trắc nghiệm] với thời lượng 30 phút; Tự chọn 1 [trắc nghiệm] - Khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] với thời lượng 90 phút; Tự chọn 2 [trắc nghiệm] - Tiếng Anh với thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.

>>> Thay đổi trong bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội

8 trường công bố sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển gồm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Thuỷ lợi, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Thi đánh giá năng lực Trường ĐH Việt Đức

Trường ĐH Việt Đức sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực TestAS.Để tham dự thí sinh phải thỏa mãn một trong những yêu cầu về năng lực tiếng Anh đầu vào như sau: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tương đương IELTS học thuật 5.0/TOEFL 42 [iBT] còn hiệu lực; hoặc Đạt ít nhất 71 điểm trong bài thi tiếng Anh onSET. Miễn yêu cầu tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh quốc tế đến từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức hoặc thí sinh tốt nghiệp các chương trình THPT quốc tế giảng dạy và thi bằng tiếng Anh.

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực TestAS đến ngày 02/05. Thời điểm thi ngày 14 và 15/05/2022

Bài thi TestAS bao gồm 2 bài thi thành phần: bài thi kiến thức cơ bản [Core Test] và bài thi kiến thức khối chuyên ngành [Subject - Specific Test]. Bài thi kiến thức cơ bản áp dụng cho tất cả các ngành. Bài thi khối kiến thức chuyên ngành phân biệt theo ngành như sau: Đối với ngành Khoa học máy tính là nài thi về Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên; Đối với các ngành Kỹ thuật điện và máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật môi trường là bài thi về Kỹ thuật; Đối với các ngành Tài chính - Kế toán và Quản trị kinh doanh là bài thi về Kinh tế. Bài thi kiến thức khối chuyên ngành chỉ có giá trị xét tuyển vào các ngành đào tạo tương ứng. Bài thi tiếng Anh "onSet" [40 phút áp dụng đối với thí sinh chưa thỏa mãn các yêu cầu khác về tiếng Anh đầu vào.

Lê Huyền

Hơn 10 phương thức xét tuyển đại học năm 2022

Các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Có khoảng 10 phương thức xét tuyển đã được các trườngcông bốtrong mùa tuyển sinh năm nay.

Những thí sinh trượt đại học đáng tiếc nhất mùa tuyển sinh 2021

Dù đạt điểm thi cao, đủ điểm trúng tuyển vào các ngành mình mong muốn, nhưng vì những lý do khác nhau, các thí sinh này đều trượt đại học trong tiếc nuối.

Bộ GD-ĐT làm rõ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Trao đổi với báo chí chiều 6/10, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT]đãlàm rõ một số thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

Công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM 2022

ĐH Quốc gia TP.HCM công bố đề thi mẫu đánh giá năng lực năm 2022.

Xem đề thi mẫuTại đây

Theo đó, thời gian làm bài 150 phút [không kể thời gian phát đề] với 120 câu trắc nghiệm. Mỗi câu có 4 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Thí sinh tô đậm phương án đã chọn vào phiếu trả lời

Cấu trúc đề thi có 3 phần, trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh

PhầnToán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.

Năm 2022, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực ở 17 địa phương với hai đợt thi.

nu-sinh-rang-ngoi-sau-lop-khau-trang-trong-ngay-khai-giang-12.jpg

Cụ thể, kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức thành 2 đợt:

Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27/3, tại 17 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Kết quả thi đánh giá năng lực đợt 1 ĐH Quốc gia TP.HCM được công bố vào ngày 5/4.

Đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại 4 địa phương Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố sau một tuần [ngày 29/5]

Đặc biệt, năm nay kỳ thi sẽ có 2 đợt đăng ký xét tuyển cùng lúc với đăng ký dự thi. Cụ thể, thí sinh sẽ đăng ký dự thi đợt 1 và xét tuyển ngày 28/1-28/2. Đợt 2 từ ngày 6/4-25/4. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng để xét tuyển.

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên, từ cao xuống thấp. Sau khi kết quả thi đợt một được công bố, thí sinh có thể đăng ký bổ sung và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển.

Năm nay có khoảng 80 trường đại học và cao đẳngsử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM đều tăng chỉ tiêu cho phương thức này. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.

Lê Huyền

Điểm chuẩn các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021

Điểm chuẩn các đơn vịthành viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 được Báo Vietnamnet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.

Đề tham khảo thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội

Từ ngày 26-28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Dưới đây là đề thi minh họa để các thí sinh tham khảo.

Thời gian thi đánh giá năng lực năm 2022 [Chính thức]

5/5 - [12 votes]

Kỳ thi đánh giá năng lực [ĐGNL] của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM đang được phụ huynh và học sinh quan tâm hơn cả. Kết quả bài thi này được nhiều trường đại học danh tiếng sử dụng để tuyển sinh, thu hút nhiều thí sinh tham gia trong những năm học vừa qua. Vậy kỳ thi này được tổ chức khi nào, hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau nhé!

Kỳ thi Đánh giá năng lực

Mục lục

  • 1. Bài thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 2. Bài thi ĐGNL Đại học Quốc gia TPHCM
  • 3. Thời gian tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực 2022

Video liên quan

Chủ Đề