Làm sao để khỏe mạnh

Chúng ta đã biết rằng một sức khỏe tinh thần tốt là khi chúng ta giữ được trạng thái tích cực trong suy nghĩ, cách kiểm soát cảm xúc và hành xử. Ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ luyện tập đều đặn thì còn điều gì có thể giúp bạn cải thiện sức khoẻ tinh thần tốt hơn mỗi ngày? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Sức khoẻ tinh thần có thể được hiểu là trạng thái cân bằng giữa tâm lý, tư duy và khả năng đương đầu trước những “sóng gió” trong cuộc sống. Mặc dù vậy, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, chúng ta thường chỉ quan tâm bảo vệ sức khỏe thể chất mà quên mất đời sống tinh thần. Điều này dễ dẫn đến chứng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng chất lượng sống cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, bạn cầngiữ trạng thái tinh thần luôn thoải mái để có thể sáng suốt giải quyết những vấn đề của bản thân, nâng tầm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một vài chiến lược bạn có thể áp dụng dễ dàng để duy trì tinh thần luôn vui khoẻ, tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống.

Theo các nhà trị liệu tinh thần, hầu hết chúng ta đều độc thoại với chính mình mỗi ngày, về cả thành công lẫn thất bại. Đây là cơ chế tự động bên trong của não bộ mà bạn thường không biết rằng nó đang diễn ra. Ví dụ khi một người khen chiếc váy của bạn, bạn nghĩ: “Thật vui khi nghe điều này”; hoặc tự hỏi: “Có phải ý cô ấy là thường ngày phong cách của mình chưa đẹp?”. Đấy chính là bước đầu tiên bạn nhìn nhận và lắng nghe chính mình.

Điều này cho thấy cách bạn nghĩ về bản thân có thể tác động mạnh mẽ đến cảm giác của bạn. Khi nhận thức tiêu cực về bản thân và cuộc sống, bạn sẽ trải nghiệm theo cách đồng tình với quan điểm đó. Đã đến lúc thực hành cách suy nghĩ nâng cao giá trị và sức mạnh bản thân. Ví dụ, thay vì nói: “Mình thật thất bại. Mình sẽ không được chọn vì đã trả lời quá luống cuống”; hãy thử nói, “Mình đã không làm tốt như mong đợi, nhưng không có nghĩa là mình hết hy vọng”.

Lòng biết ơn có tác động mạnh mẽ lên tâm trí của mỗi người, mang đến cảm giác hạnh phúc từ sâu bên trong. Phương pháp viết về hành trình biết ơn hoặc viết nhật ký biết ơn mỗi ngày được xem là có thể tăng cảm xúc tích cực. Chiêm nghiệm sự biết ơn qua dòng hồi tưởng cũng sẽ giúp bạn lắng dịu lại suy nghĩ. Để nguồn năng lượng hạnh phúc thăng hoa lâu dài, bạn nên thực hành viết thường xuyên.

Chú tâm đến khoảnh khắc hiện tại giúp bạn buông bỏ những cảm xúc tiêu cực hoặc những khó khăn, trải nghiệm đáng quên trong quá khứ. Điều này có thể bắt đầu đơn giản bằng việc bạn tập trung cảm nhận ngay từ những hoạt động thường ngày, ví dụ như lúc bạn tắm, ăn trưa, hoặc khi đi bộ về nhà. Những lúc này, hãy chú ý đến các cảm giác vật lý, âm thanh bạn nghe, mùi vị bạn ngửi, bước chân bạn đi... Thực hành bí quyết này giúp tăng sự tập trung, suy nghĩ của bạn không đi lang thang nữa mà về lại với những điều bạn đang làm.

Cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin, giảm căng thẳng và “đánh thức” tâm trí sau các bài thể dục. Đây là lý do luyện tập luôn được thường xuyên nhắc đến, được xem là liều thuốc mạnh mẽ giúp đẩy lùi căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Bạn có thể thực hành các bài tập nhỏ ngay trong sinh hoạt thường ngày: đi thang bộ thay vì thang máy hoặc đi dạo ở công viên mỗi tối. Không những thế, việc dọn dẹp nhà cửa cũng là một hình thức luyện tập vô cùng hiệu quả giúp bạn gia tăng chỉ số vận động nữa đấy.

Để cảm nhận lợi ích tối ưu, bạn nên đặt mục tiêu luyện tập ít nhất 30 phút mỗingày và cố gắng thực hiện ngoài trời nếu có thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản xuất vitamin D, đồng thời tăng hormone serotonin trong não bộ giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Thêm vào đó, việc dành thời gian gần gũi với thiên nhiên khi hoạt động ngoài trời cũng được chứng minh giúp giảm căng thẳng hữu hiệu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cân bằng tâm trạng. Cụ thể, khi cung cấp một lượng carbonhydarte [bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, rau của quả, ngũ cốc...] vừa phải sẽ kích thích sự hoạt động của hormone  serotonin, mang đến cảm giác lắng dịu tâm trí. Các thực phẩm giàu protein cũng tạo ra các hormone norepinephrine, dopamine và tyrosine cho tinh thần của bạn tỉnh táo hơn.

Đặc biệt, rau và trái cây chứa rất nhiều vitamin khác nhau, cung cấp năng lượng cho từng tế bào trong cơ thể từ đó tác động đến việc điều chỉnh tâm trạng. Đồng thời, axit béo không bão hòa Omega-3 trong các loại cá, hạt và ngũ cốc có tác dụng làm tăng tính lưu động của màng tế bào não, giải phóng hormone dopamine, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khi bạn biết rằng, bạn có giá trị trong mắt người khác, hoặc được người khác tôn trọng cũng mang đến cho bạn trạng thái tích cực. Hơn nữa, việc mở lòng với những người đáng tinh cậy cũng sẽ giúp bạn gia tăng chỉ số hạnh phúc. Nếu bạn có thể tìm ra những khía cạnh tích cực ở người khác, bạn cũng có thể tốt hơn trong việc nhận ra những ưu điểm của bản thân.

Các nghiên cứu cho thấy  việc giúp đỡ người khác có ảnh hưởng tích cực đến cách bạn cảm nhận về bản thân. Ban tặng những điều tử tế và tích cực cho mọi người không chỉ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân mình, mà còn là cách tuyệt vời để làm phong phú thêm trải nghiệm cuộc sống cho chính bạn nữa đấy.

Trong cuộc sống sẽ có những khoảnh khắc bạn phải đối mặt cùng lúc với nhiều vấn đề, và tất cả dường như trở nên quá tải hoặc quá sức đối với bạn. Lúc đó, bạn nên dừng lại một chút và làm bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn cho đến khi căng thẳng biến mất.

Đôi khi điều tốt nhất chỉ là ứng dụng một bài tập thở đơn giản: Nhắm mắt và hít thở sâu 10 lần. Với mỗi lượt thực hiện, bạn hãy đếm đến 4 khi bạn hít vào, giữ nó trong 4 giây và sau đó thở ra 4 nhịp đếm. Hãy thử đi và bạn sẽ thấy bài tập thở này gần như cho thấy hiệu quả diệu kỳ ngay tức thì sau khi thực hiện.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Vì vậy, bạn nên đi ngủ vào một khung giờ đều đặn mỗi ngày và tập những thói quen tốt để có giấc ngủ ngon hơn, như tắt màn hình ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, hạn chế thức uống chứa caffeine sau 2 giờ chiều…

Những cách trên không khó để vận dụng cho mỗi người trong chúng ta. Ngay hôm nay, bạn có thể chọn 1 phương thức yêu thích nhất và bắt đầu áp dụng để cải thiện sức khoẻ tinh thần của chính mình. Nếu cảm thấy chưa phù hợp với cách 1, bạn có thể chọn cách 2, cách 3 hoặc các cách khác. Luyện tập dần dần sẽ hình thành thói quen, cho bạn cảm giác khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn, dễ dàng thích nghi với nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống.

Sở hữu một cuộc sống tràn trề năng lượng, dồi dào sức khỏe là điều ai cũng mong muốn. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 5 thói quen đơn giản sau từ Prudential để khỏe hơn mỗi ngày bạn nhé!

Bạn nên theo dõi các chỉ số cơ thể thường xuyên để biết được hướng điều chỉnh trong thói quen ăn uống và vận động hàng ngày. Hai chỉ số cơ bản nhất bạn cần lưu tâm đến chính là cân nặng và chiều cao. Từ hai số đo này, bạn sẽ tính được BMI [Body Mass Index] – chỉ số hình thể được các chuyên gia dùng để nhận biết cơ thể của một người đang thiếu cân, cân đối hay thừa cân. Công thức tính chỉ số BMI như sau:

Nếu chỉ số BMI của bạn nằm trong khoảng từ 18.5 – 25, xin chúc mừng, bạn có một thể trạng khỏe mạnh và vóc dáng cân đối. Nếu dưới 18.5 hay trên 25, bạn có thể phải xem lại chế độ ăn uống và luyện tập để có thể trở về thể trạng tiêu chuẩn. Theo dõi sức khoẻ cơ thể bằng chỉ số BMI chỉ mất vài phút thực hiên; do vậy, bạn hãy theo dõi ít nhất mỗi tháng một lần để có thể điều chỉnh lối sống và duy trì thể trạng cân đối khoẻ mạnh nhé.

Có một sự thật là con người thường không để tâm đến những gì mình ăn và có xu hướng ăn uống theo cảm xúc. Chính điều này khiến ta thường ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng lại nạp vào cơ thể quá nhiều các chất có hại như đường hay dầu mỡ, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hoá và tuần hoàn.

Việc ghi lại nhật kí ăn uống sẽ giúp bạn biết rằng mình đã ăn gì trong hôm nay. Từ đó, bạn có thể bổ sung hay cắt giảm khẩu phần ăn hợp lý hơn, đầy đủ chất hơn, và tốt cho sức khoẻ hơn. Một nghiên cứu gần đây trên 1.800 người trưởng thành cho thấy những người thực hiện nhật kí ăn uống kiểm soát cân nặng tốt hơn hẳn những người không viết. Những người có nhu cầu giảm cân cũng thực hiện hiệu quả hơn khi giữ thói quen ghi chép lại từng loại thực phẩm nạp vào cơ thể.

Có 2 điều bạn cần lưu ý khi thực hiện “Nhật ký ăn uống”. Thứ nhất, bạn cần ghi lại ngay khi ăn, đừng chờ đến tối hay hôm sau để tránh việc bỏ sót. Và khi bỏ sót, bạn sẽ rất dễ mất động lực để ghi chép về sau, dẫn đến nhật ký chưa đầy trang đã thành dĩ vãng. Thứ nhì, bạn phải thành thật với bản thân. Quyển nhật ký này là của riêng bạn, và sẽ chẳng ai có thể đọc được danh sách này để đánh giá bạn. Do đó, bạn không cần phải cắt bớt những gì bạn đã “lỡ” ăn trong ngày nhé.

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có những ai cần giảm cân mới phải tập thể dục. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu muốn sở hữu sức khoẻ dẻo dai và thể trạng cân đối, ai trong chúng ta cũng cần phải luyện tập thể dục. Chỉ với 30 phút vận động hằng ngày, bạn sẽ có thể phòng chống được nhiều bệnh tật như huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, và thừa cholesterol. Ngoài ra, khoa học chứng minh việc luyện tập thể dục còn đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư đường ruột và ung thư cổ tử cung. Không chỉ vậy, việc vận động còn giúp cơ thể tiết ra hooc môn endorphine, giúp tinh thần sảng khoái và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Ở Anh Quốc, các nhà khoa học chỉ ra rằng, nhờ ý thức vận động của người dân mà mỗi năm cả nước giảm khoảng 3.400 ca ung thư. Quả là một con số ấn tượng phải không?

Bạn cũng không nhất thiết phải đến các câu lạc bộ thể dục để có thể luyện tập thể thao. Hãy bắt đầu một cách đơn giản với việc thay đổi thói quen vận động hằng ngày như dành 10 phút buổi sáng để dãn cơ và hít thở sâu, lựa chọn gửi xe cách cơ quan vài dãy nhà để có thể đi bộ một chút, siêng năng đi cầu thang bộ thay vì thang máy,... Bạn cũng có thể làm quen với những môn thể thao nhẹ nhàng và ít tốn kém như đi bộ nhanh [jogging], nhảy dây, yoga,…

Dù bạn vẫn đang trẻ, luôn cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật, bạn vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khoẻ từng cơ quan của cơ thể, đồng thời có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe và có các biện pháp điều trị kịp thời. Phát hiện nguy cơ bệnh càng sớm và điều trị kịp thời sẽ gia tăng khả năng khỏi bệnh.

Vậy khoảng bao lâu bạn cần đến thăm khám tổng quát sức khoẻ. Lý tưởng nhất thì bạn khám định kì hằng năm. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên này có thể gia giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bạn. Nếu bạn dưới 30 tuổi và không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe [như thừa cân, chán ăn, vàng da,...] và không có thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu bia thì có thể kiểm tra 2–3 năm/ lần. Từ 30 – 40 tuổi, bạn có thể kiểm tra cách mỗi năm một lần. Từ 50 tuổi trở lên, việc kiểm tra hàng năm là cần thiết dù thể trạng không có vấn đề nhé bạn.

Việc ngủ không chỉ đơn giản là việc để cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng sau một ngày lao động căng thẳng. Giấc ngủ ngon sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khoẻ không ngờ như cải thiện trí nhớ, kiểm soát cân nặng và tăng cường năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Không chỉ vậy, việc ngủ đủ và ngủ sâu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về phổi và tim mạch, thậm chí kéo dài tuổi thọ của con người.

Vậy ngủ bao nhiêu là đủ? Theo thông tin từ Tổ chức ngủ quốc gia của Mỹ, để duy trì sức khoẻ tốt, một người từ 64 tuổi trở xuống cần ngủ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Con số ngày với người từ 65 tuổi trở lên là 7 đến 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc cải thiện không gian và thói quen chuẩn bị trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.

Một sức khỏe tốt là tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Hãy kiên nhẫn tập luyện 5 thói quen hữu ích này đều đặn mỗi ngày bạn nhé!

Ngoài ra, để cải thiện và duy trì sức khỏe thì việc chuẩn bị một kế hoạch bảo vệ sức khỏe lâu dài, dự phòng cho những rủi ro trong tương lai là một điều cần thiết. Chọn mua bảo hiểm nhân thọ - điểm tựa chu toàn sức khỏe và đảm bảo tương lai tài chính vững chắc.

>> Tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ là gì? 

>> Vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ trong cuộc sống 

Video liên quan

Chủ Đề