Lịch tiêm vắc xin cho heo nái mang thai

2021-03-25 17:22:44

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai

Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ, khả năng tiết sữa, khả năng động dục trở lại và thời gian sử dụng lợn mẹ. 

1. Nhận biết lợn mang thai (nái chửa)
Để giúp người chăn nuôi heo có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thai phát triển bình thường và lợn mẹ khoẻ, tránh tình trạng bệnh lý cho lợn mẹ và bào thai, cần phải xác định lợn nái chửa. Trước khi nhận biết lợn nái có thai hay không cần kiểm tra rõ một số thông tin sau: – Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối. – Sau khi phối giống lợn có động dục lại không. – Lợn có bệnh về đường sinh dục không. – Tình hình nuôi dưỡng lợn nái 

Cách nhận biết lợn chửa

Lợn đã có chửa thường nằm sấp, thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.  

2. Nuôi dưỡng lợn nái chửa


Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ, khả năng tiết sữa, khả năng động dục trở lại và thời gian sử dụng lợn mẹ. - Chế độ cho ăn:

Mức ăn cho lợn nái chửa 

Lịch tiêm vắc xin cho heo nái mang thai

* Thức ăn và cách cho ăn
- Thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, không bị ôi thiu, mốc. Cho lợn nái ăn các thức ăn bị mốc sẽ dễ gây tiêu thai, thai gỗ, sảy thai hoặc lợn con đẻ ra yếu ớt. Cho ăn đúng giờ để kích thích tính thèm ăn, khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ. - Cung cấp đủ nước sạch cho lợn uống. - Mức ăn trong một ngày của lợn nái chửa còn phụ thuộc vào thể trạng của lợn nái (gầy, béo hay bình thường). Lợn nái gầy phải cho ăn tăng, lợn nái quá béo phải giảm thức ăn đã phối trộn nhưng lại tăng thức ăn thô xanh. - Vào mùa đông, khi nhiệt độ trong chuồng nuôi dưới 15 độ C, lợn nái cần được ăn tăng thêm (0,2 – 0,3 kg thức ăn/nái/ngày) để bù vào phần năng lượng mất đi do phải chống lạnh.  

3. Chăm sóc lợn nái chửa


Đảm bảo chế độ vận động cho lợn nhưng yên tĩnh và không xáo trộn đàn. Chuồng trại thoáng mát, duy trì nhiệt độ 26 – 28 độ C là tốt nhất.

Vệ sinh phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống và chuồng trại. Tiêm phòng cho lợn nái chửa trước thời gian dự kiến đẻ 15 ngày theo đúng qui định thú y. Có sổ và ghi đầy đủ tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn và vắc xin phòng bệnh.Trước khi đẻ 7 – 10 ngày cần vệ sinh và xoa bóp bầu vú cho lợn nái 1 – 2 lần/ngày để kích thích thông tia sữa.
NÁI HẬU BỊ – CHỬA LỨA 1 

 

Lịch tiêm vắc xin cho heo nái mang thai

Ghi chú: Vắc xin Farrowsure: phòng bệnh pavovirus, đóng dấu lợn, bệnh xoắn khuẩn (Leptospira). Ở những vùng có bệnh tai xanh, cần tiêm vắc xin tai xanh cho lợn nái trước khi phối giống, 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.  

4. Một số chú ý 

Không cho lợn nái chửa ăn quá nhiều vì lợn nái béo sẽ dẫn đến: Khó đẻ; Có thể đè chết con; Tiết sữa kém. Không để lợn nái chửa ăn quá ít, lợn sẽ bị gầy dẫn đến: Dễ mắc bệnh; Thiếu sữa nuôi con; Lợn nái hao mòn nhiều trong giai đoạn nuôi con và sẽ lâu động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con. Đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng trong khẩu phần ăn Vitamin rất quan trọng cho sự phát triển của bào thai. Thiếu vitamin lợn con sẽ phát triển chậm, sức sống kém, dễ chết yểu. Chất khoáng rất quan trọng cho bào thai và lợn nái. Thiếu chất khoáng, xương lợn con kém phát triển, lợn nái chửa có nguy cơ bị bại liệt hai chân sau. Một số loại thức ăn không nên dùng cho lợn nái chửa:

– Bỗng bã rượu tốt cho lợn thịt, nhưng không tốt cho lợn nái. Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích sẩy thai.

– Khô dầu bông có thể gây chết thai.

– Lá đu đủ tốt với nái nuôi con nhưng không tốt cho lợn nái chửa vì làm giảm nhịp đập của tim gây khả năng nuôi thai kém.

Theo nguoichannuoi.vn

Lịch tiêm vắc xin cho heo nái mang thai

Hoc hoi kinh nghiem chan nuoi lon nai

CÂU HỎI: 

Chị TRẦN THỊ HOÀNG QUYÊN ở Bình Đại, Bến Tre hỏi: “Heo mẹ trước khi sinh 10 ngày có tiêm ngừa thuốc phòng bệnh giả dại được không? Heo nái mang thai 100 ngày có cần tiêm ngừa E.coli không?

Lịch tiêm vắc xin cho heo nái mang thai
Thưa chị Trần Thị Hoàng Quyên và bà con chăn nuôi thân mến!

Nói chung việc tiêm ngừa vaccine cho heo nái là điều rất cần thiết, vì có thể đạt được hai mục đích đó là:

(1) Ngừa bệnh cho heo nái

(2) Heo nái sẽ truyền kháng thể để phòng bệnh cho heo con qua sữa đầu. Vấn đề ở đây là nên tiêm ngừa lúc nào cho có hiệu quả?

-Chúng ta biết rằng heo nái ở thời kỳ đầu mang thai nếu bị nhiễm bệnh giả dại thì thai bị chết và tiêu thai.

-Nếu heo nái bị nhiễm bệnh giả dại ở giai đoạn giữa của chu kỳ mang thai thì sẽ gây ra hiện tượng thai gỗ, sẩy thai.

-Nếu bị nhiễm bệnh ở thời kỳ chửa cuối sẽ gây ra sẩy thai, heo con sinh ra yếu, hoặc chết lúc sinh.

Thời gian cần thiết để hình thành kháng thể cao nhất sau khi tiêm vaccine là khoảng 2 tuần. Như vậy việc tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh giả dại cho heo nái 15 ngày trước khi phối là tốt nhất. Đối với heo nái rạ có thể tiêm vaccine ngừa bệnh giả dại 3-6 tuần trước mỗi lứa đẻ hoặc ít nhất là 2 tuần để heo nái đủ thời gian tạo ra kháng thể truyền qua cho heo con. (Lưu ý khi tiêm cho heo nái mang thai cố gắng tiêm nhẹ nhàng, đừng làm cho heo nái giựt mình hoặc nhảy chồm đột ngột có thể ảnh hưởng đến thai).

Tóm lại, heo nái của chị Quyên chỉ còn 10 ngày nữa là sinh thì không nên tiêm vaccine để ngừa bệnh giả dại vì không đủ thời gian để tạo kháng thể phòng bệnh cho heo con.

Vấn đề thứ hai mà chị Trần Thị Hoàng Quyên hỏi là heo nái mang thai 100 ngày có cần tiêm ngừa E.coli không?

Như phần trên đã trình bày, sau khi tiêm ngừa 2 tuần thì kháng thể sẽ được hình thành trong cơ thể thú mẹ và sẽ có trong sữa đầu. Việc tiêm ngừa E.coli cho heo nái là để tạo ra kháng thể truyền qua sữa đầu để ngừa bệnh E.coli cho heo con trong thời gian bú mẹ.

Con heo nái của Chi Quyên còn khoảng 2 tuần nữa mới sinh nên việc tiêm ngừa E.coli là vẫn còn kịp và cần thiết để phòng bệnh cho heo con.

Kính chúc chị Quyên cùng bà con chăn nuôi luôn sức khỏe và thành công.

PGS.TS.LÊ VĂN THỌ