Luân canh và xen canh gối vụ là gì

thế nao là luân canh,xen canh, tăng vụ?ở địa phương em đã áp dụng các phương pháp canh tác này như thế nào?cho ví dụ minh họa

Trồng luân canh: là hình thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích. Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa chất dinh dưỡng và giảm bệnh. Ví dụ: Luân canh cây hoa màu với cây họ đậu để cải tạo đất..

Xen canh: là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên một đơn vị diện tích, cùng 1 lúc hoặc cách một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng và ánh sáng. Ví dụ: Trồng xen canh cà phê với sầu riêng để tận dụng ánh sáng.

Trồng xen hỗn hợp [hay còn gọi là đa canh]: là một hình thức xen canh sử dụng nhiều loại cây trồng trên 1 đơn vị diện tích. Ví dụ: Trồng nhiều loại rau khác nhau trên một diện tích.

2/ Vai trò của luân canh, xen canh và trồng xen hỗn hợp trong canh tác hữu cơ

2.1 Luân canh

Luân canh cần được xem là bước đầu tiên hướng tới việc tạo ra sự đa dạng thực vật cần thiết. Luân canh là việc trồng một chuỗi các loại cây khác nhau ở trong cùng thửa ruộng từ vụ này tiếp sau vụ kia.

Hệ thống luân canh có vai trò cực kỳ quan trọng và luôn được nhắc đến trong kỹ thuật canh tác hữu cơ. Như đã biết, canh tác hữu cơ rất chú trọng đến cấu trúc đất và hệ sinh thái môi trường đất. Đất có vai trò quan trọng đối với sự hấp thu dinh dưỡng của hệ rễ cây trồng. Môi trường đất khỏe giúp cho rễ cây phát triển và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Việc trồng độc canh một loại cây trồng trên một đơn vị diện tích trong thời gian dài làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất ngày càng cạn kiệt, cấu trúc đất ngày càng bị thoái hóa, dần dần cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng được.

Bằng biện pháp luân canh cây trồng giúp cho chất dinh dưỡng trong đất được điều hòa và cải thiện cấu trúc đất. Chính nhờ tác động cơ học vào đất làm cho tầng đất mặt ngày càng được cải thiện, làm cho đất thông thoáng, hệ vi sinh vật phát triển.

Trồng cây trồng độc canh làm cho dịch hại ngày càng thích nghi và phát triển, làm cho cây trồng bị hư hại. Luân canh chính là một giải pháp tốt cho việc này, bằng sự thay đổi cây trồng làm cho các loại dịch hại không kịp thích nghi và phá hoại cây trồng.

Ngoài ra, luân canh còn giúp ích cho việc quản lí cỏ dại, hiệu quả trong việc giảm thiểu thuốc trừ cỏ, duy trì sự an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Việc trồng luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước giúp làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ, thay đổi môi trường sống làm cho cỏ dại không thích nghi được và chết dần.

2.2 Xen canh

Việc trồng các loại cây trồng xen canh nhau giúp tận dụng tốt nhất diện tích đất canh tác, dinh dưỡng và ánh sáng. Tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng ta có thể xen canh thêm cây các loại cây trồng khác.

Ví dụ: xen canh rau màu trong giai đoạn cây công nghiệp dài ngày còn đang ở giai đoạn cây con. Lúc này, xen canh giúp tận dụng diện tích đất trống và các chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp cho người nông dân có thể nâng cao thu nhập.

Xen canh cũng có ý nghĩa trong việc phòng các loài côn trùng gây hại trên các loại rau màu. Ví dụ: trồng xen canh rau cải với các loại cây gia vị, bằng các mùi hương cũng như vị của nó, giúp xua đuổi bớt các loại côn trùng gây hại. Lợi ích này giúp ích trong việc giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật, đem lại hiệu quả trong canh tác hữu cơ.

2.3 Trồng xen hỗn hợp

Trồng xen hỗn hợp là trồng nhiều loại cây trồng trên một đơn vị diện tích. Áp dụng mô hình này rất có hiệu quả trong canh tác hữu cơ. Từ việc trồng nhiều loại cây trồng có thể tận dụng được tối đa và hiệu quả diện tích đất canh tác. Tùy thuộc vào đặc tính cây trồng mà xen canh phù hợp, từ đó làm tăng lợi nhuận cho người nông dân. Đối với canh tác hữu cơ, việc đa dạng hóa cây trồng có ý nghĩa quan trọng, vì vậy trồng xen hỗn hợp là biện pháp khả thi.

Trồng xen canh hỗn hợp sẽ làm cho đất trồng không còn chỗ cho cỏ dại phát triển, từ đó hạn chế được việc làm cỏ. Điều này cũng tạo nên một lớp phủ thực vật giữ cho đất luôn được bao phủ giúp bảo vệ đất tránh khỏi tác động của tự nhiên như xói mòn, từ đó bảo vệ được cấu trúc đất trồng.

Đối với canh tác hữu cơ, việc đảm bảo được cấu trúc đất là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó cần loại bỏ sử dụng thuốc bảo bệ thực vật. Canh tác hữu cơ cũng cần đảm bảo yếu tố sức khỏe con người và đặc biệt là tạo thu nhập ổn định cho người nông dân. Trước điều kiện đó, các mô hình canh tác luân canh, xen canh và trồng xen hỗn hợp chính là giải pháp hiệu quả.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Gối vụ khi trồng rau là biện pháp đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau trong lúc cây trồng trước đang chiếm đất, bằng cách cây trồng gối cây trồng sau vào cạnh cây trồng trước.

  • Luân canh
  • Xen canh
  • Gối vụ khi trồng rau
  • Thu hoạch rau hợp lý
  • Công cụ cần cho trồng rau sạch

Luân canh

Muốn có vườn rau thu hoạch quanh năm, phải có cơ cấu cây trồng phù hợp giữa cây gốc ôn đối với cây cận nhiệt đới, nhiệt đới, kết hợp việc trồng các loại rau ở cạn với rau ở nước để đối phó với biến động nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè [ở miền Bắc], giữa mùa khô và mùa mưa [ở miền Nam]. Bố trí trồng các cây khác họ, giữa cây khác họ nhưng lại có cùng một loại sâu, bệnh để tận dụng được nguồn dinh dưỡng của đất, hạn chế sâu bệnh. Cứ sau 1 – 2 năm trồng rau cạn phải luân canh với trồng lúa nước, rau muống để thay đổi điều kiện sinh thái của sâu bệnh nhằm diệt nguồn gốc gây bệnh đồng thòi cải tạo và thay đổi chế độ dinh dưỡng trong đất.

Cần luân canh nhiều loại rau dùng lúc giáp vụ và nhiều rau ngon lúc chính vụ. Sau đây là một số công thức luân canh cây trồng của các vùng chuyên canh.

a. Bắp cải [tháng 9 – 12], đậu côve [tháng 12 đến tháng 2 năm sau], su hào [tháng 2 – 4], mướp [tháng 4 – 9].

b. Su hào [tháng 3 – 6], bắp cải [tháng 12 – 3 năm sau], đậu đũa [tháng 3-6], cải [tháng 7-9].

c. Cà chua [tháng 8 – 12], su hào [tháng 12 đến tháng 2 năm sau], bí xanh [tháng 12 đến tháng 6 năm sau], cải xanh [tháng 7-8].

d. Đậu cô ve [tháng 10 đến tháng 2 năm sau], cà chua [tháng 2 – 5], cải xanh [tháng 7 – 8], củ cải [tháng 9 – 10].

đ. Rau muống [tháng 2 – 11], muống giống [tháng 12 đến tháng 2 năm sau].

e. Rau muống [tháng 2 – 10], cải xoong [tháng 10 đến tháng 2 năm sau].

f. Xà lách [tháng 9 – 10], rau mùi [tháng 10 – 11], cà rốt [tháng 12 đến tháng 2 năm sau], hành hoa [tháng 2 – 5], cải xanh [tháng 4 – 5], hành hoa [tháng 6 – 8].

g. Lúa xuân [tháng 2 – 5], củ đậu [tháng 6 – 11], khoai tây [tháng 11 đến tháng 2 năm sau].

h. Lúa xuân [tháng 2 – 5], lúa sâm [tháng 6 – 10], đậu côve [tháng 10 đến tháng 1 năm sau].

i. Dưa chuột [tháng 2 – 5], lứa mùa sớm [tháng 6 – 10], dưa chuột [tháng 10 – 12].

Xen canh

Cách gieo trong 2 – 3 loại rau trên cùng một mảnh đất. Cây trồng xen không được ảnh hưỏng và làm giảm thu hoạch đến cây trồng chính và cây trồng sau; tổng số thu phải cao hơn và thu nhập của ngưòi trồng phải cao hơn trồng thuần, thu hoạch phải trải ra trong thời gian dài.

Người ta hay trồng xen các loại rau sau đây:

a. Cải xanh, cải trắng, thường trồng xen giữa các hàng bắp cải, su lơ, su hào trồng hai bên hàng bắp cải.

b. Bí xanh, bí đỏ, mướp leo trên giàn, có thể trồng xen rau cải, rau giển ở khắp luông hoặc xen giữa các luống. Khi thu hoạch các rau trồng xen thì vun đất vào gốc bí, mướp.

c. Trồng xen hành hoa xà lách hai bên mép luống cải xanh, cải trắng.

d. Đậu đũa, đậu cô ve, dưa chuột trồng xen với rau giền, rau cải vãi khắp luống hoặc trồng giữa các hàng.

đ. Xà lách trồng xen với hành hoa lần lượt từng hàng một.

e. Cà chua, xen cải củ, cải xanh, cải trắng.

Nguyên tắc trồng xen là giống trổng xen phải ngắn ngày hơn giống trồng chính, cây cần ánh sáng nhiều xen với cây cần ánh sáng ít.

Gối vụ khi trồng rau

Gối vụ khi trồng rau là biện pháp đảm bảo thời vụ cho cây trồng sau trong lúc cây trồng trước đang chiếm đất, bằng cách cây trồng gối cây trồng sau vào cạnh cây trồng trước. Cây trồng trước và cây trồng sau đều là cây chính.

Có một số công thức gối vụ thường dùng như sau:

a. Bắp cải [tháng 3 đến tháng 1 năm sau], xen cải hay giền, gối đậu cô ve lco [tháng 2 – 5] có xen cải hay rau giền, mướp muộn.

b. Lúa mùa sớm [tháng 6-9], gối bắp cải [tháng 10 đến tháng 1 năm sau] có xen cải trắng + gối bầu sớm [tháng 11 đến tháng 6 năm sau].

Thu hoạch rau hợp lý

Rau ngon là rau được thu hoạch đúng lứa, đúng kỳ, không thu lúc còn quá non hoặc quá già nhất là đối với rau ăn quả, ăn củ như đậu đỗ, dưa, bầu, mướp.

Thu hoạch rau non năng suất giảm 20 – 30%, thu hoạch quá già thì phẩm chất rau kém.

Trước khi thu phải kiểm tra đồng ruộng để đánh giá chính xác ngày thu, ước tính sản lượng đợt thu đầu. Kiểm tra nơi cất giữ, cách thu hái, phương tiện vận chuyển; tính toán lượng phân bón thúc sau khi thu hái đợt đầu.

Khi đã hái về không nên để trong kho quá lâu, đặc biệt là không xếp đống, nhúng nước làm rau rất mau thối, phẩm chất giảm.

Công cụ cần cho trồng rau sạch

Trồng rau trong gia đình hoặc trong sản xuất hàng hóa cũng cần các dụng cụ sau đây:

a. Dụng cụ làm đất, gồm có cuốc, cào 4 – 6 răng để cào đất, cào nhiều răng để san phẳng mặt luống, vồ đập đất, v.v…

b. Dụng cụ trồng cây có giằm [còn gọi xén], cuốc trồng cây [cuốc con], dùng để chọc hốc.

c. Dụng cụ chăm sóc cây gồm bình ozoa, cuốc sừng dê, bình bơm thuốc trừ sâu, thùng, chậu men, ông đong, phễu… Màng phủ nông nghiệp, bầu.

d. Dụng cụ vận chuyển, xe cải tiến, xe thồ … để chuyển rau

Một số công cụ của nghề trồng rau

Video liên quan

Chủ Đề