Luyện tập hệ hô hấp

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chính bao gồm các bài tập thở và các kỹ thuật làm sạch đường dẫn khí.  Thông thường các bài tập thở được thực hiện để tăng hoặc giảm thể tích phổi và cải thiện trao đổi khí. Các bài tập thở có khả năng tăng thể tích phổi, giảm ứ khí lồng ngực, cải thiện trao đổi khí, cải thiện chức năng phổi và tăng khả năng gắng sức. Bài viết trình bày các bài tập thở phổ biến: tập cơ hít vào, tập cơ thở ra, tập thở với khuyến khích bằng khí kế [incentive spirometry], thở chúm môi, thở [cơ] hoành, thở ra chủ động và thở thư giãn.

TẬP CƠ HÍT VÀO – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Việc rèn luyện cơ hô hấp và các bài tập thở. Cũng tuân theo nguyên tắc giống như luyện tập bất kỳ cơ xương nào. Nếu một kháng trở được tác động lên cơ hoành trong nhiều lần lập lại. Cho đến khi mỏi cơ và sau đó cho phép cơ phục hồi thì sức mạnh của các co cơ tiếp theo sẽ tăng lên.

Thị trường có nhiều loại dụng cụ để tập cơ hít vào từ đơn giản đến phức tạp. Mục đích tạo nên kháng trở tăng dần. Lợi ích thực sự của việc tập cơ hít vào có thể là qua việc tăng cường sức mạnh của các cơ hô hấp. Dẫn đến kéo dài thời gian đến khi mệt và cảm giác khó thở. Tuy vậy, cần có nghiên cứu nhiều hơn về ích lợi của loại tập thở này ở bệnh nhân bệnh phổi.

TẬP CƠ THỞ RA – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Tập cơ thở ra được cho là có lợi cho hệ hô hấp nói chung. Có thể dễ dàng chứng minh tác động của cơ bụng đối với quá trình thở ra ở những người bình thường. Tốc độ dòng khí thở ra tăng lên rất nhiều khi các cơ này co lại trong khi thở ra.

Tuy vậy, vai trò của thở ra gắng sức trong các bệnh lý hô hấp vẫn còn bàn cãi. Các nhà nghiên cứu cho rằng làm mạnh các cơ thở ra sẽ làm giảm thể tích phổi ở giai đoạn cuối thở ra. Cho phép cơ hoành được phép trở lại vị trí tự nhiên hơn và làm giảm tình trạng ứ khí ở phổi. Do đó, cơ hoành dài ra và có thể co tốt hơn trong khi hít vào.

TẬP THỞ KHUYẾN KHÍCH BẰNG KHÍ KẾ [INCENTIVE SPIROMETRY] – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Tập thở với khuyến khích bằng khí kế [còn được gọi là hít vào tối đa có giữ] là loại thở giãn nở lồng ngực mô phỏng hít dài lấy hơi hoặc ngáp. Loại tập thở này được chỉ định ở các bệnh nhân bị hoặc có nguy cơ bị xẹp phổi [như bệnh nhân phẫu thuật ngực, bụng, nằm giường …]. Bệnh phổi hạn chế ở bệnh nhân liệt tứ chi và rối loạn chức năng cơ hoành.

Bệnh nhân được được hướng dẫn hít vào bằng ống ngậm càng chậm và sâu càng tốt. Sau đó giữ hơi từ 5 đến 10 giây. Hầu hết các dụng cụ tập thở khuyến khích bằng khí kế cung cấp các dấu hiệu trực quan để hướng dẫn bệnh nhân trong buổi tập. Khi bệnh nhân hít vào, một miếng phao sẽ được nâng lên đến mức thể tích hít vào.

Hít vào sâu và mạnh, cố gắng đưa pít-tông lên cao nhất có thể trong khi vẫn giữ kim chỉ thị [indicator] giữa các mũi tên, rồi nín thở trong 5-10 giây. Bạn có thể đặt điểm đánh dấu [marker] của mình ở điểm cao nhất mà bạn có thể đưa pít-tông lên để bạn có mục tiêu cho lần thở tiếp theo.

 

Hướng Dẫn Thở Khuyến Khích Bằng Khí Kế [Incentive Spirometry]

  • Bắt đầu với chọn mức kháng trở [marker].
  • Ngồi ở tư thế thoải mái, giữ dựng khí kế và ngậm chặt ống ngậm.
  • Chỉ thở bằng miệng, hít vào và thở ra bằng khí kế. Có thể đeo kẹp mũi để đảm bảo chỉ thở bằng miệng.
  • Thở ra chậm, sau đó hít vào càng sâu và mạnh càng tốt, sau đó giữ từ 5 đến 10 giây. Thở ra bình thường. Tập luyện đúng cách đòi hỏi bạn phải cố gắng nhưng không đến mức kiệt sức.

Trong tuần đầu tiên, hãy giới hạn việc tập luyện trong 10 đến 15 phút mỗi ngày. Tăng dần thời gian tập của bạn lên 20 đến 30 phút mỗi buổi. Hoặc tập hai buổi 15 phút mỗi ngày. Cố gắng tập luyện ít nhất ba đến năm lần mỗi tuần. Khi bạn có thể dễ dàng chịu đựng được 30 phút ở một cài đặt [hoặc 15 phút nếu luyện tập hai lần mỗi ngày] ba lần mỗi tuần, hãy chuyển sang cài đặt kháng trở tiếp theo.

THỞ CHÚM MÔI [PURSED-LIP BREATHING] – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Thở chúm môi [còn được gọi là mím môi, trề môi] là một kỹ thuật được sử dụng để giảm bớt công của thở. Và khó thở liên quan đến các đợt bộc phát hô hấp cấp. Tăng lo lắng hoặc tập thể dục ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn. Những người này có xu hướng bị xẹp đường thở do thở ra cưỡng bức. Khi đường thở bị xẹp trước khi thở ra hoàn toàn, không khí sẽ bị kẹt lại bên trong phế nang. Dần dần sự tích tụ của không khí bị kẹt lại sẽ dẫn đến các phế nang bị căng phồng.

Sinh lý của thở chúm môi liên quan đến việc thở ra chống lại một lực cản cố định do môi mím hoặc chúm lại. Thở chống lại sức cản tạo ra áp lực dội ngược bên trong đường thở. Và làm tăng thời gian thở ra. Áp lực dội ngược này giúp làm vững các đường dẫn khí tiểu phế quản vốn dễ bị xẹp xuống khi thở ra. Thở chúm mỗi là một trong những cách dễ nhất để kiểm soát nhịp thở và kéo dài thì thở ra.

Sức cản dòng khí thở ra xảy ra trong khi thở chúm môi gây ra sự thay đổi trong hoạt động của các cơ hô hấp. Thở chúm môi dường như ảnh hưởng đến việc huy động các cơ hô hấp phụ trong thì hít vào và thở ra. Các cơ liên sườn và cơ bụng tăng hoạt động. Do đó dẫn đến cải thiện thông khí và giảm bớt công cho cơ hoành, làm cơ hoành giảm mỏi mệt.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thở Chúm Môi:

  • Hít vào chậm qua mũi hoặc miệng. Không cần hít vào hết mức, chỉ cần hít vào bình thường khoảng 2 giây là đủ.
  • Mím môi hoặc chúm môi lại như đang huýt sáo, thổi lửa
  • Thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào [khoảng 4 giây]. Mỗi mím lại để tạo sức cản hơi thở ra.

Ghi chú: Có thể vừa thở vừa đếm như sau: “Hít vào, một – hai; Thở ra, một – hai — ba- bốn.”

 

CÁC BÀI TẬP THỞ [BẰNG CƠ] HOÀNH

Ở bệnh nhân COPD, do tình trạng ứ khí trong phổi. Nên lồng ngực bị căng phồng, ép phẳng cơ hoành và làm hạn chế hoạt động của cơ hoành. Cơ hoành là cơ hô hấp chính. Nếu hoạt động kém sẽ làm thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động. Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thở Hoành:

  • Nằm ngửa trên giường, đầu kê gối mỏng, kê một gối dưới hai đầu gối.
  • Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
  • Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng nâng lên, bàn tay trên ngực vẫn nằm yên.
  • Thở ra chậm qua miệng [có thể kết hợp với chúm mỗi], bàn tay trên bụng hạ xuống.
  • Tập 5-10 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

 

Sau khi đã nắm vững kỹ thuật thở hoành, thực hiện bài tập thở này ở các tư thế khác như ngồi, đứng…

THỞ RA CHỦ ĐỘNG – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Thở ra chủ động là một kỹ thuật thở khác nhằm giảm tình trạng ứ khí ở phổi. Kỹ thuật này tương tự như thờ bằng cơ hoành kết hợp với co cơ bụng trong khi thở ra. Hoạt động của các cơ bụng lúc thở ra làm cho cơ hoành có thể trở về vị trí cong bình thường. Và do đó giúp cơ hoành co tốt hơn trong thì hít vào. Do đó, thể tích khí lưu thông tăng lên và nhịp thở ổn định hơn.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thở Ra Chủ Động:

  • Ngồi thẳng lưng không tựa tay
  • Hít vào chậm qua mũi hoặc miệng
  • Thở ra chậm với co cơ bụng chủ động. Có thể đặt một bàn tay lên bụng ngay dưới mũi ức để hỗ trợ co cơ bụng.
  • Lập lại.

THỞ THƯ GIÃN – CÁC BÀI TẬP THỞ 

Tình trạng ứ khí ở phổi trong một cơn hen cấp được cho là do hẹp đường dẫn khí. Và nặng hơn bởi tình trạng tăng thông khí trong cơn hen. Với kỹ thuật thở thư giãn, mục đích là giảm nhịp hô hấp và tăng thể tích khí lưu thông. Loại bài tập thở này thường được thực hành trong khi tập yoga. Bệnh nhân được hướng dẫn thư giãn hai vai và hít thở sâu và chậm bằng mũi hoặc miệng.

Khi người bệnh thư giãn trong quá trình thở và thở chậm thì các cơ hô hấp cũng sẽ được thư giãn. Sự thư giãn cơ này giúp làm giảm sự ứ khí xảy ra trong các cơn hen. Liệu pháp này cũng đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân COPD. Trong đợt cấp như làm giảm nhịp thở, điểm số khó thở và tình trạng lo lắng của đợt cấp COPD.

Chủ Đề