Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân bài mẫu

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân SGK tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 95 là một trong những bài thực hành thú vị. Nó giúp các em học sinh thêm phần dạn dĩ khi trình bày ước muốn của mình cho người thân. Hơn nữa, phần thực hành này còn giúp các em gia tăng khả năng làm việc nhóm. Baiontap.com sẽ hướng dẫn các em thực hành như thế nào. Cùn theo dõi nhé !

I. Một số gợi ý trước khi luyện tập trao đổi ý kiến với người thân SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1

Trước khi luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, các em cần lưu ý một số điểm sau:

1. Xác định rõ mục đích trao đổi:

– Các em cần biết rõ mình trao đổi với ai ? – là anh, là chị hay là một người thân khác trong gia đình, họ hàng.

– Vấn đề trao đổi là gì? 

– Làm sao để người thân hiểu rõ nguyện vọng của mình?

– Giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà người thân đặt ra?

– Phải thuyết phục làm sao để người thân ủng hộ quyết định của mình?

2. Hình dung những thắc mắc mà anh (chị) có thể nêu ra để tìm cách giải quyết:

Trong quá trình các em thuyết phục anh (chị) ủng hộ quyết định của mình, các em chắc chắn sẽ gặp phải những thắc mắc hay những câu hỏi anh (chị) có thể đưa ra, ví dụ: 

– Học thêm các môn năng khiếu sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc học văn hoá ở trường.

– Ngoài giờ học ở trường, em phải dành thời gian làm việc nhà. Học thêm các môn năng khiếu, em sẽ không có thời gian giúp đỡ gia đình.

– Em gầy yếu, không học võ thuật được.

– Em không có năng khiếu hoạ, nhạc hoặc võ thuật.

– Con gái học võ thuật người ta chê cười.

– ….

III. Thực hành Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân, SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 

Khi thực hành trao đổi ý kiến với người thân, các em cố gắng sử dụng cử chỉ, điệu bộ để hổ trợ cho lời nói nhé.

Dưới đây là một số ví dụ để các em tham khảo:

1. Trao đổi với anh trai về vấn đề học võ:

Em gái: Anh ơi, trên xã có tổ chức khóa học Taekwondo. Em muốn đăng kí để học võ, anh ủng hộ em nhé

Anh trai: Em nói gì vậy? Em là con gái chân yếu tay mềm thì học võ cái gì? Hơn nữa thể trạng của em lại không được tốt. Anh nghĩ em nên đăng ký tham gia các khóa học như: nấu ăn, may vá…

Em gái: Chính vì thể trạng em gầy yếu nên mới cần phải đi học võ để rèn luyện bản thân và gia tăng sức khỏe. Hơn nữa, em cũng cần phải tự bảo vệ mình chứ.

Anh trai: Nhưng con gái cần phải nết na, thùy mị. Em đi học võ thế này, người ta cười cho vì không ra dáng con gái, sau này không lấy được chồng đâu.

Em gái: Ai nói với anh là con gái học võ thì không ra dáng con gái? Anh xem Seagame có thấy chị Châu Tuyết Vân biểu diễn không? Chị ấy đẹp mê hồn. Anh không có cửa với chị ấy đâu.

Anh trai: Thôi được rồi, nếu em thích anh ủng hộ nhưng với một điều kiện. 

Em gái: Điệu kiện gì anh nói đi?

Anh trai: Đó là em phải hứa với anh phải chăm học tập. Các bài tập về nhà phải làm đầy đủ và các bài học cho ngày mai phải soạn kỹ càng. Đặc biệt, phải vâng lời bố mẹ.

Em gái (vui mừng, reo lên): Cám ơn anh hai. Em biết anh rất thương em gái mà. Em hứa với anh chăm ngoan, học và làm bài đầy.

Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân bài mẫu

2. Trao đổi với chị gái về vấn đề học nhạc:

Em trai: Chị hai, ở nhà văn hóa thiếu nhi có mở lớp Piano. Em muốn xin ba mẹ đăng ký đi học. Chị ủng hộ em nha.

Chị gái: Trời, trời, trời ! học trên trường chưa đủ hay sao mà còn muốn học thêm Piano. Bộ em tính trở thành nhà soạn nhạc hay sao. Thôi, lo học hành đi, chị không ủng hộ đâu!

Em trai: Chị hai kìa quá. Học Piano có xấu đâu. Nó tốt cho em mà. Học Piano sẽ giúp tâm hồn ta bay bổng, nhẹ nhàng. Giúp tinh thần quên đi những phiền muộn. Hơn nữa, sau này em còn muốn thi vào nhạc viện mà. Chị hai ủng hộ em đi.

Chị gái: Nhưng còn công việc học tập trên trường của em thế nào? Hơn nữa, em có năng khiếu về âm nhạc không mà xin đi học?

Em trai: Chị hai thấy có bao giờ em bỏ bê công việc học tập chưa hay có lần nào cô giáo phàn nàn về kết quả học tập của em chưa. Hơn nữa, trong tiết học nhạc trên trường, cô giáo khen em nhiều lắm và khuyến khích em trau dồi thêm.

Chị gái: Thôi được rồi, chị sẽ “xem xét” vấn đề này. Nhưng em phải hứa với chị là học và làm bài đầy đủ theo chương trình trên trường.

Em trai: Em xin hứa với chị hai !

Chị gái: vậy thì tốt, chị sẽ ủng hộ em.

Em trai: em cảm ơn chị hai nhiều !

3. Trao đổi với chị gái về vấn đề học vẽ:

Em: Chị ơi! chị thấy bức tranh em vẽ thế nào? có đẹp không?

Chị: Để chị xem nào! Ồ đẹp đấy. Đường nét rõ ràng, màu sắc hài hòa, bố cục hợp lý. Em có năng khiếu về hội họa đấy !

Em: Thật không vậy chị, hay chị nói để khích lệ em thôi?

Chị: chị nói thật đấy, em không tin sao?

Em: Chị ơi! Em rất thích học môn họa. Hằng ngày em đều lén dành chút thời gian để luyện tập.

Chị: Em làm vậy không sợ bố mẹ biết sao?

Em: Không ai biết việc em làm cả. Chị là người đầu tiên đấy. Chị hai, chị nói với bố mẹ cho em đăng kí học một lớp hội họa tại nhà văn hóa thiếu nhi nhé. Được không chị ?

Chị: Sao lại không. Miễn sao em thích và kiên trì theo đuổi đam mê của mình, chị đềuị ủng hộ em cả. Nhưng mà tiền mua dụng cụ cũng khá đắc. Hơn nữa công việc học tập của em thì sao? có ảnh hưởng không?

Em: Chỉ cần chị ủng hộ em là em mừng rồi. Em sẽ sắp xếp thời gian hợp lý. Chỉ có tiền mua đồ dùng là em phải nhờ bố mẹ.

Chị: Chị sẽ ủng hộ em hết mình vì đó là đam mê của em mà

Em: Em cảm ơn chị hai.

III. Lời Kết: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân SGK lớp 4 tập 1 trang 95

Qua phần luyện tập trao đổi ý kiến với người thân Baiontap mong rằng các em học sinh, ngoài việc tiếp thu được những kiến thức cần có, các em còn có khả năng nói lên nguyện vọng, ước mơ, đam mê của mình cho người thân nghe. Qua đó, các em sẽ nhận những lời khuyên chân thành từ họ.