Nền văn hóa Mỹ Latinh là gì

Những câu hỏi liên quan

*Văn hóa

Câu 1: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?

A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc

B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc

C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.

Chương 1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC MỸ LATINH1.1 ĐỊA LÝMĩ La-tinh: là một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ. Gồm một phần Bắc Mĩ, toàn bộTrung Mĩ, Nam Mĩ và những quần đảo ở vùng biển Ca-ri-bê. Tiểu thuyết Argentina hay thơca Chile gắn liền với những tên gọi địa danh.1.2 LỊCH SỬ1.2.1 Chế độ thực dân ở Mĩ La-tinh:Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ La-tinh đều là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ ĐàoNha.Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc :+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác tài nguyên [vàng và bạc, người ta còn chởtừ châu Mĩ về Tây Ban Nha: đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá,bông... ]+ Đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh diễn ra sôi nổi,quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thóat khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, BồĐào Nha trở thành quốc gia độc lập.1.2.2 Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của MĩSau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh có tiến bộ về kinh tế xã hội, dân số tăngnhanh do người nhập cư ngày càng đông. Từ đó, Mĩ âm mưu biến Mĩ La-tinh thành “sânsau” của mình nên đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châuMĩ” [1823], thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” [ Liên Mỹ ] dưới sựchỉ huy của Oa-sinh-tơn. Đầu thế kỉ XX, Mĩ dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giaođô la” để khống chế khu vực này. Và Mĩ La-tinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Vìthế, ở Mỹ Latinh, cuộc đấu tranh và sự hiệp sức trong cuộc đấu trang chống bọn xâm lăng đãđưa đến sự xuất hiện của một hiện tượng đặc thù chưa từng có. Nói như A. Carpentier: “Lịchsử của chúng tôi ngay từ khởi đầu đã hoàn toàn khác, bởi mảnh đất châu Mỹ đã thành nơi gặpgỡ ấn tượng nhất của những dân tộc khác nhau từng để lại nhiều dấu ấn trong cuốn biên niênsử của nhân loại: đó là sự gặp gỡ của người Indian, người da đen, người châu Âu... Và đã từrất lâu họ xóa bỏ ngăn cách, hòa trộn vào nhau. Chúng tôi đã tồn tại một cách độc đáo nhưvậy sớm hơn nhiều so với ý niệm về tính độc đáo xuất hiện trong đầu chúng tôi”. Việc nhậnchân ra bản sắc dân tộc là kết quả của một quá trình dài lâu của dân tộc này, không loại trừngay cả ở những nhà văn lớn tiêu biểu cho cả lục địa như G. Marquez. Ông từng thú nhận:“Kinh nghiệm nhà văn của tôi và các tiếp xúc thường xuyên của tôi với các xã hội và các môitrường chính trị khác nhau đã giúp tôi hiểu thêm một số khía cạnh của văn hóa Mỹ Latinh,nhưng chỉ mấy năm nay, tôi mới ý thức về sự lai phối đó”. Đúng là họ “đã tồn tại một cáchđộc đáo như vậy sớm hơn nhiều so với ý niệm về tính độc đáo xuất hiện trong đầu”.Suốt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, có hơn một triệu người Tây Ban Nha rời bỏ quêhương bản quán theo bước chân của đại đô đốc C. Columbus đến châu Mỹ để tìm châu báuvà vận mệnh mới. Họ mang tới đây tiếng Tây Ban Nha, văn hóa và văn chương nghệ thuậttiên tiến của Tây Ban Nha, trong đó nổi bật là cây đàn ghita cùng các làn điệu dân ca và nghệthuật đấu bò. Trong khi đó tại đây đã có từ 20 đến 25 triệu người thổ dân Anhđiêng nhưngười Azteca, Maya, Inca… sinh sống. Họ đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ với nhữngcung điện, thành trì, kim tự tháp… đặc sắc. Sau đó, có khoảng 9 triệu người da đen Phi châuthuộc nhiều bộ tộc và nhiều ngôn ngữ khác nhau được mang đến châu Mỹ như những ngườinô lệ làm việc trong các đồn điền và bến cảng. Dĩ nhiên, họ mang theo lối sống, văn hóa dângian của mình, gồm vũ khúc, ca khúc, các dụng cụ âm nhạc nhất là bộ gõ độc đáo của châulục đen. Kết quả của lịch sử nói trên đã tạo ra người mulato [lai da trắng và da đen] vàngười chulo [lai da trắng với da đỏ]. Vì lẽ đó, nhà văn Uslar Pietri đã cho rằng, cuộc chinhphục châu Mỹ là một sự sáng tạo ra châu Mỹ lai, một hành động văn hóa lớn có tính tựnguyện. Trong mấy thập kỉ cuối thế kỉ XX, châu Mĩ hình thành thì liên tục xảy ra những cuộcđấu tranh giành độc lập khỏi ách cai trị của thực dân Tây Âu [thực ra là đấu tranh ly khai vớimẫu quốc].Xu hướng bảo tồn sắc thái văn hóa bản địa của các dân tộc Mỹ Latinh là rất mạnh. HoaKỳ xâm lược vương quốc Mexico vào giữa thế kỷ XIX, lấn chiếm cả một vùng bao la naybao gồm các tiểu bang Texas, New Mexico, Arizona. Tuy nhiên, cư dân vùng này ngày nayvẫn dùng tiếng Tây ban nha và cố gắng khôi phục truyền thống văn hóa Mexico mang bảnsắc lai tạp với các tộc người Anhđiêng. Phong trào phục hưng văn hóa này nảy sinh ra mộtchuyên ngành gọi là Chicano Studies với một số khái niệm chìa khóa như biên thổ, biênquá để nhấn mạnh về tính chất lưỡng quốc - song ngữ của dân Mỹ gốc Mễ, vừa xung đột nộitâm vừa kích thích óc sáng tạo. Văn hóa Chicano hiện là mũi nhọn trong lý thuyết văn hóahọc bên cạnh học thuật da đen Mỹ, gây ảnh hưởng không nhỏ trong các cộng đồng latino ởHoa Kỳ.Dòng văn học hiện thực phê phán Mĩ Latinh đã bám sát địa bàn và sự kiện có thật, trìnhbày hiện thực tàn khốc của vùng đất và con người xứ sở này.Tiêu biểu là tiểu thuyết “Nô tìIsaura” của nhà văn Bernador, “Những con đường đói khát”, “Đất Dữ”, “Ca Cao”, “Miền ĐấtQuả Vàng”, “Tereza” của George Amado. Bên cạnh đó, còn có những tác phẩm tiêu biểu củaGabriel Gaccia Marquez [Ngài đại tá chờ thư, Trăm Năm Cô Đơn…], nhà văn CubaCarpentier với truyện Vương quốc trần gian, thơ ca của Pablo Neruda v.v…1.3 TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI VÙNG MĨ LATINHKhu vực Mĩ Latin [do nguồn gốc tôn giáo, văn tự Latinh nên người ta gọi vùng trungnam Mĩ là Mĩ Latin] bao gồm 24 quốc gia.Nước Cuba sau khi thoát khỏi ách thực dân Tây Ban Nha đã tiến thẳng lên xây dựng chủnghĩa xã hội. Hầu hết các nước khác chọn con đường tư bản chủ nghĩa với tư tưởng tư sảndân tộc. Tư tưởng Mác – Lê Nin cũng đã thâm nhập vùng này, nhiều đảng cộng sản hoạt độnghợp pháp ở một số nước. Có thể nói vùng Mĩ Latinh chứa đựng hầu hết những hệ ý thức – tưtưởng của nhân loại, chủ nghĩa đa nguyên tư tưởng và chính trị là một đặc điểm của vùng đấtnày. Có thể tin rằng lục địa Mĩ Latin là một “bảo tàng sống” những mô hình lịch sử nhân loại.Nơi đây vẫn còn tồn tại phương thức sống thời nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản và xãhội chủ nghĩa. Trong một nước cũng chứa đựng cả những hệ tư tưởng trái ngược nhau.Những thành phố lớn hiện đại tiện nghi cao cấp, sang trọng cách không xa là những bộ lạcsống gần như hoang dã, nghèo khổ, mông muội và man rợ. Chẳng hạn một nghi lễ tín ngưỡngnhư sau còn tồn tại: nghi lễ tế thần mùa Xuân ở vùng trung du Colombia. Ngày lễ, dân làngtập trung lại chứng kiến sự giao hoan của một đôi nam nữ khoẻ mạnh xinh đẹp làm vật tếthần. Sau đó, khi có mệnh lệnh dân chúng reo hò xông vào đâm chém vằm nát hai con ngườihạnh phúc kia. Khi họ đã trở thành đám thịt nhão đầm đìa máu, mỗi người dân giành lấy mộtnắm chạy đi rải vào đồng ruộng, chuồng gia súc để cầu mong mọi vật sinh sôi nảy nở nhiều.Về mặt dân tộc học, người ta rút ra vài đặc tính đáng chú ý: dân Mĩ Latinh ít bảo thủ,nhạy bén, khí chất nồng nàn mãnh liệt đến độ bạo liệt, vừa “hiện sinh” lại vừa “cô đơn”, vừahâm mộ khoa học lại vừa sùng đạo Thiên chúa đến độ cuồng tín, kể cả những nhà khoa học.Điều này được nhà văn Macket phản ánh rất rõ trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”.1.4 VĂN HÓATrước khi xâm lược, Mĩ La-tinh là một khu vực có lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tàinguyên. Cư dân bản địa ở đây là người Inđian, chủ nhân của nhiều văn hóa cổ nổi tiếng, vănhóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.Có thể nói, những đường biên giới phân chia các nước châu Mỹ Latinh không làm mất đibản sắc chung làm nền tảng cho mọi mặt của đời sống, nhất là đời sống văn hóa, văn chươngở vùng đất này. Đó là sự cùng tồn tại của các nền văn hóa khác nhau ở Mỹ Latinh dẫn đếnmột sự tổng hợp vừa phong phú vừa độc đáo, làm nên bản sắc lai của châu lục, “tạo nên bảnsắc đặc thù, độc đáo của châu Mỹ Latinh so với các nền văn hóa khác trên thế giới” theo ýkiến của G. Marquez.Trong khi đang sản sinh những yếu tố văn hoá mới, người dân Mĩ Latin vẫn xem văn hoáchâu Âu là nguồn chính, tiếp tục là nguồn sữa nuôi dưỡng các nền văn hoá Trung Nam Mĩ.Người dân gốc lục địa Âu vẫn hướng về quê cũ để học tập, cho con cái về “du học” ở xứ sởcội nguồn.Xem tiểu thuyết Nô tỳ Isaura của nhà văn Bernado người Brasil – sau chuyển thể thànhbộ phim cùng tên. Phim kể chuyện: một nhân vật tên Leon Chiev con lão huân tước chủ nôđược gửi về Pháp học đại học ở Paris – lúc đó được coi là thủ đô văn hoá của Tây Âu. Anh tađi học ngành vật lý nhưng chỉ ham mê ăn chơi. Khi anh ta về nước, lão huân tước cay đắngnhận thấy thằng con “quý tử” chẳng mang về được một mảnh bằng nào. Anh ta cũng chẳnghọc được thói gallant của người Pháp nên vẫn giữ thói “ông chủ thực dân” khi đối xử với nôtì Isaura. Isaura là con lai – bố là người Bồ Đào Nha da trắng, mẹ người Phi da đen. Tuykhông được đi du học nhưng cô lại được học tinh hoa văn hoá Pháp, giỏi tiếng Pháp, chơi đànPiano thành thạo. Có khi ngẫu hứng cô diễn tấu những bài nhạc lạ lùng tự sáng tạo – nhữnggiai điệu nhạc Phi, khiến người nghe kinh ngạc say mê. Cô đã sáng tạo những giai điệu phatrộn nhạc Âu cổ điển với nhạc Phi hoang dã – gọi là nhạc Mĩ Latin và đã chinh phục được bàdiễn viên kịch người Pháp…Mặc khác, Cơ Đốc giáo tuy mới tồn tại vài trăm năm ở lục địa Mĩ Latinh nhưng đã gâydấu ấn sâu đậm nơi đây tới tận tầng lớp trí thức khoa học. Cái “mặc cảm khải huyền” là tinhthần cơ bản của Kinh Thánh đang chế ngự cuộc sống tinh thần của dân chúng vùng TrungNam Mĩ. “Mặc cảm khải huyền” là mặc cảm về ngày tận thế – ngày phán xét cuối cùng củanhân loại. Mặc cảm đó lại gặp gỡ tinh thần tư duy biện chứng khiến nhà văn nảy sinh mặccảm nỗi ám ảnh về ngày cáo chung của hình thái kinh tế – xã hội tư bản tư hữu và dự cảmngày khởi thuỷ của một hình thái kinh tế – xã hội mới và con người mới. Trong tiểu thuyết“Trăm năm cô đơn”, thi pháp thời gian nghệ thuật thể hiện một tâm trạng đợi chờ lo lắngkhắc khoải một tương lai không rõ buồn vui sắp đến.1.5 NGÔN NGỮNgười dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman [có nguồn gốc từ tiếng Latinh] – đặc biệt làtiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, một mức độ nào đó là tiếng Pháp, và các ngôn ngữbản địa khác. Sự đa dạng trong hệ ngôn ngữ ấy được phản ánh rõ nét trong văng chương.Trước hết là thứ tiếng Tây Ban Nha: “Tất cả mọi người Mỹ Latinh chúng ta viết bằng tiếngTây Ban Nha”. Hơn thế, “như đã biết, tính thống nhất ngôn ngữ ở châu Mỹ còn lớn hơn ở cảTây Ban Nha. Chúng ta sinh ra ở buổi bình minh của thời hiện đại và tiếng Tây Ban Nha lúcđến vùng đất chúng ta đã đạt đến tính phổ cập quốc tế, và đã ở tuổi trưởng thành”.Nhờ đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ, nhất là thứ ngôn ngữ được nói hàng ngày nơi thôndã, chốn thị thành, nghĩa là thứ ngôn ngữ sống động tồn tại và nảy nở ở bất cứ đâu mà văncủa G. Marquez trở nên dễ hiểu, dễ cảm và đầy sức quyến rũ lòng người. Đó có thể xem làmột đóng góp lớn của ông về mặt ngôn ngữ, góp phần làm cho tiếng Tây Ban Nha phát triểnhơn. Tiểu thuyết Giờ xấu ở Madrid năm 1962 là minh chứng xác thực nhất.Không thỏa mãn với những gì tiếng Tây Ban Nha cổ điển mang lại vốn xuất phát từnhững đòi hỏi nội tại của chính nghề nghiệp nên nhiều nhà văn Mỹ Latinh nhấn mạnh tớicuộc “cách mạng ngôn ngữ” trong văn chương, nhất là trong tiểu thuyết. Một trong nhữngngười được xem là tiêu biểu nhất cho xu hướng này là C. Fuentes. Nhà tiểu thuyết Mexiconày luôn đi đầu trong phong trào cách tân văn chương Mỹ Latinh về phương diện ngôn ngữ.Ông cho rằng, đã là người trí thức chân chính của châu lục thì phải luôn mâu thuẫn gay gắtvới đế quốc Mỹ và bọn thống trị bản xứ, cho nên họ “chỉ nhìn thấy một viễn cảnh là cáchmạng”. Tuy nhiên, với một nhà văn, “cách mạng” đồng nghĩa với “cách mạng về ngôn ngữ”,nhằm phá hủy ngôn ngữ cũ, sáng tạo ra ngôn ngữ mới.Cuốn tiểu thuyết “Thay da” nhằmtuyên truyền cho lý thuyết “cách mạng ngôn ngữ”. C. Fuentes nói rõ rằng, trong tiểu thuyếtnày, người viết muốn dùng những “dòng ngôn từ” để tổng hợp thực tế hiện tại của châu MỹLatinh. Ví như, theo ông, sự pha trộn những tiếng ngoại lai phản ánh sự xâm nhập của nềnvăn hóa đại chúng rộng rãi ở châu lục; còn sự kết hợp những từ ngữ của báo chí, điện ảnh,biệt ngữ, cổ ngữ, phương ngôn… nhằm thể hiện sự xen kẽ giữa lịch sử với hiện tại . Từ đó cóthể thấy, trong quan hệ với văn chương Tây Ban Nha, cần nhận rõ điều mà O. Paz từng lớntiếng khẳng định: “Nhưng một đằng là ngôn ngữ những người Mỹ Latinh nói và một đằng làvăn học họ viết. Cái cành cây lớn nhanh quá đến mức nó rất to, to như một thân cây. Trênthực tế nó đã thành một cái cây khác. Một cây khác hẳn với những tán lá xanh đậm hơn vànhựa sống đắng hơn…”ẢNH HƯỞNG CHUNG ĐẾN VĂN HỌCVào thời kỳ chinh phục, trong thế kỷ XVI, ở các nền văn chương tiếng Tây Ban Nharất phát triển thể trường ca. Hàng loạt trường ca đã ra đời ở phần lục địa này. Mở đầu cũng làbản hay nhất là La Araucana [1555] của một thuyền trưởng trẻ đồng thời là triều thần phục vụquân đội Tây Ban Nha A. Ercilla, từng tham gia chiến đấu chống lại người thổ dân Chile.Tiếp cận thành tựu về phương diện nghệ thuật với tác phẩm trên có thể kể tới trường ca Miềnđất Arauco đã quy phục viết năm 1596 của P. Ona – nhà thơ nổi tiếng người Chile. Ngoài racòn có một loạt trường ca nghiêng về ý nghĩa tư liệu khác như Những bản anh hùng ca vềnhững người da đỏ tài năng nổi tiếngcủa J. Castellanos, La Argentina của M.Centerena, Cuộc chinh phục miền đất Mexico mới của G. Villagra... Trong khi đó, ở phần MỹLatinh nói tiếng Bồ Đào Nha là Brazil lại hầu như không thấy xuất hiện trường ca. Có thể lýgiải bằng việc ở đây người Indian ít, không chống trả lại kẻ chinh phục mà thường rút vàorừng sâu, rời xa bọn xâm lược, rồi định cư rải rác ở những vùng rộng lớn dọc theo đồng bằnghẹp kéo dài. Do vậy, không thể có xung đột mang tính anh hùng ca mà chỉ có điều kiện nảynở những vần thơ trữ tình biểu hiện tình yêu đối với đất nước Brazil. Hay như vào đầu thế kỷXX, người ta thường nhắc tới cái gọi là văn chương Khu vực Brazil, bộc lộ rõ qua tiểu thuyết.Đó là Trường phái Đông Bắc, phát triển sau năm 1930, đã sản sinh ra hàng loạt các nhà vănxuôi tài năng như G. Freyre với Chủ và nô lệ - 1933, J. Rego với Pedra xinh đẹp – 1938, G.Ramos vớiAngustia – 1936, đặc biệt là J. Amado với một loạt tiểu thuyết nổi tiếngnhư Cacao [1933], Jubiaba [1935], Đất dữ [1942]... Bản sắc riêng như vậy là rõ rệt.Tuy nhiên, không được vì thế mà đi tới xem nhẹ tính thống nhất bao trùm lên vănchương cả lục địa. Ví như chủ nghĩa hiện đại xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XX. Nhà thơ cáchtân Chile V. Huidobro, được coi là một trong những nhà văn Mỹ - Tây Ban Nha nổi tiếngnhất đầu thế kỷ XX, người mở đầu trào lưu “Sáng tạo”, mong muốn xây dựng một thế giớithi ca tự trị.. Ông đến Paris vào năm 1916, và nhanh chóng làm quen với P. Reverdy, Tổngbiên tập tờ báo có nhiều ảnh hưởng lúc bấy giờ là Bắc Nam. Ở châu Âu ông còn có dịp quenbiết nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như P. Picasso. Họa sĩ tài danh này từng vẽ chân dung của V.Huidobro. Bắt chước nhà thơ Apollinaire do cùng làm việc với ông ở tạp chí, V. Huidobro bắtđầu làm thơ thư pháp, hay ông gọi là “thơ – họa”. Ông bẻ rời chữ Pháp ra rồi xếp lại theo mộtý nghĩa nhất ịnh nào đó. Ví như bài Cối xay gió, song song với ý nghĩa cối xay gió của từ làchữ được xếp lại theo hình dạng của chiếc cối xay gió. Vừa tồn tại trong thời gian, vừa tồn tạitrong không gian, bài thơ này cùng hàng loạt những bài thơ khác nhưTháp Eiffel, Lính thủy,Một ngôi sao lạc đường... thể hiện nỗi bức xúc bởi nhu cầu làm mới thời đại mình, tạo ra cáichưa từng xuất hiện trong văn chương ở châu lục.Chương 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC MỸLATINHVăn học Mỹ La Tinh bao gồm các nền văn học dân tộc của các nước nóitiếng Tây Ban Nha và Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha ở Tây bán cầu. Nó cũngbao gồm cả sự thể hiện văn học của các nền văn minh của người da đỏ đã pháttriển cao bị chinh phục bởi người Tây Ban Nha. Khái niệm Văn học MỹLatinh là để chỉ nền văn học của ít nhất 22 nước sau: Trung Mỹ: [Mêhicô,Goatêmala, Ônđurát, El Sanvađo, Nicaragoa, Côxta Rica, Panama, Cuba,Haiti, Đôminica, Pooctô Ricô, Giamaica]. Nam Mỹ: [Côlômbia, Vênêzuyêla,Êcuađo, Pêru, Bôlivia, Chilê, Achentina, Paragoay, Urugoay, Braxin].Ta cần vừa thấy tính đa dạng lại vừa thấy sự đồng nhất sâu sắc của khuvực Mỹ Latinh. Đa dạng về hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội, …; đồng nhấtvề lịch sử hình thành và phát triển chung, dẫn đến sự đồng nhất về điều kiệnkinh tế, xã hội, tiếng nói [phổ biến là tiếng Tây Ban Nha], văn hóa…Trải qua nhiều năm văn học Mỹ La Tinh đã phát triển thành một trongnhững nền văn học ưu việt nhất của thế giới phương Tây, thể hiện sự phongphú và đa dạng về chủ đề, hình thức và phong cách.2.1 VĂN HỌC THỜI KÌ THUỘC ĐỊA [1492 – 1826]2.1.1 Văn học thời kỳ chinh phục [1492 – 1600]Với sự phát hiện ra những vùng đất mới bên kia bờ đại dương, Tây BanNha và Bồ Đào Nha lao vào cuộc thập tự chinh Cơ Đốc giáo nhằm đóng dấuấn thực dân lên những vùng đất rộng của Châu Mỹ. Cuộc phiêu lưu này đượcghi vào sử biên niên từ cái ngày Colon căng buồm ra đi; những bức thư củaông gửi cho Vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella cảu Tây Ban Nha đã đánhdấu những bước mở đầu của một khối lượng đồ sộ các tác phẩm viết về thuộcđịa. Sự phát hiện và chinh phục được kể lại trong vô số những bức thư, nhữngbiên niên sử , những câu chuyện, những tiểu luận bú chiến, những cuốn từđiển…và những bài thơ anh hùng ca. Các nền văn hóa được phát hiện và đượcchinh phục bởi người Tây Ban Nha cũng có một di sản giàu có về thơ ca, kịchvà thần thoại về lịch sử, những tác phẩm chua cay cảm động nhất trong số nàylà những cuốn sử biên niên về sự chinh phục, đánh bại và hủy diệt các nềnvăn hóa này. Đó là: Những bức thư liên hệ của Hernan Corter, Lịch sử có thậtcủa cuộc chinh phục Tây Ban Nha của Bernal Diaz del Castillo, Nước mắtcủa người da đỏ của môt thầy tu thuộc dòng họ Đôminic…Sự mở đầu của các bản anh hùng ca :Những bản anh hùng ca đầu tiên: Những bản về những người da đỏ tài ba[1588] của La Araucana, Cuộc chinh phục miền đất Mexico Mới [1610] củaGaspar de Villagra …Đức chúa GiêSu của Diego de Ojeda được coi là bản anhhùng ca thiêng liêng nhát của người Tây Ban Nha. Cuối cùng là BernadodeBalbuena, người có tác phẩm tiêu biểu nhất về cách thể hiện văn học đa dạngvà phong phú với những tác phẩm như: Bernardo, hay chiến thắng của nhữngngười Roncessvalle và những bài eclogue [một loại thơ đồng quê ngắn]…2.1.2 Sự phát triển của văn học thuộc địa [1600 – 1808]Thời kỳ này kéo dài suốt hơn ba thế kỷ, từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷXIX. Đây là thời kỳ lịch sử Mỹ Latinh bị chinh phục và thuộc địa. Sau khiphát hiện ra châu Mỹ, từ đầu thế kỷ XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đãphái những đội quân viễn chinh gồm sỹ quan, binh lính, cố đạo, nhà thámhiểm… sang xâm chiếm, và đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của ngườiIndio ở mọi nơi. Hàng triệu người da đỏ đã bị tàn sát. Có nơi, như ở Cuba,trước có trên 10 vạn người, khi chiến tranh kết thúc đã không còn một ai sốngsót. Đi tới đâu, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha liền lập ra các thành phốlà cơ sở các nước cộng hòa sau này, như Habana [1515], Sao Paolo [1554],Caracat [1567], Lima [1535]… Họ mang tới thế giới mới này văn hóa, tôngiáo, pháp lý, khoa học… của họ. Khi bình định tạm ổn, họ lập ra các trườngđại học, nhà in, báo chí… để truyền bá tư tưởng và nếp sinh hoạt của chínhquốc. Văn hóa cũ và mới bắt đầu hòa hợp vào nhau, tạo ra một nền văn hóakhông thuần nhất.Văn chương Mỹ Latinh buổi đầu còn nghèo nàn, tiến những bước chậmchạp và chưa có những đặc tính riêng biệt. Vì vậy, có thể coi đây là thờikỳ hình thành, chuẩn bị. Đặc điểm chung của văn chương thời kỳ này về thểloại, chủ yếu là ký sự, nhật ký, thư từ, kịch và lịch sử. Tác giả cơ bản làngười Âu viết về châu Mỹ, thường là không chuyên nghiệp gồm có các tướnglĩnh, binh lính, cha cố trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến tranh chinh phục.Đối tượng thể hiện chủ yếu là những phong cảnh thiên nhiên miền nhiệt đới,nhiều màu sắc, hấp dẫn đối với những người châu Âu.Nhật ký hành trình của C. Côlông, gồm các thư từ và báo cáo về cuộchành trình đi tìm vùng đất mới năm 1492, được coi là tác phẩm văn chươngđầu tiên ra đời ở châu Mỹ. Cuốn nhật ký ghi lại những cảm tưởng và nhận xétcủa C. Côlông trong cuộc thám hiểm vượt qua đại dương hơn 200 ngày. Đặcbiệt có giá trị về văn chương là những trang viết khá hấp dẫn về con người vàthiên nhiên ở đây. Theo ông, người Indio hồi đó là những người “hoang dạicao thượng, có một thân hình cân đối; họ đeo ở tai và mũi những chiếc kiềngbằng vàng. Màu da của họ không trắng, không đen, cũng không nâu, mà giốngmàu của trái lựu; tóc họ không quăn, nhưng bờm xờm như bờm ngựa”. CònCuba là “một hòn đảo đẹp nhất mà mắt người đã nhìn thấy” và “bể thì luônluôn trong vắt, gió thổi nhẹ nhàng, êm mát như những dòng sông”; về banngày “chim muông ca hát líu lo, quyến rũ lòng người, làm cho họ không muốnrời khỏi nơi đây”; về ban đêm “giun dế kêu hát suốt cả đêm”. Tác phẩm nàyđược xuất bản lần đầu tiên tại Mađrít vào năm 1493, ngay sau đó được dịch ratiếng Latinh và rất được hoan nghênh.Tiếp sau là một loạt tác phẩm cùng loại ra đời, tiêu biểu là sáng tác củahai nhà văn Las Casas và Hernan Cortes. Las Casas viết nhiều về lịch sử cáccuộc chinh phục ở Pêru và Côlômbia như Lịch sử miền Indias . Còn HernanCortes thì viết về cuộc xâm chiếm Mêhicô với tác phẩm Những mối liênhệ [gồm những báo cáo và thư từ gửi cho vua Tây Ban Nha] tỏ ra kính phụcnền văn minh cổ kính của người Aztêca.Về thơ có A. Ecxia là đại biểu xuất sắc nhất. Năm 1555, sau khi bìnhđịnh xong Pêru, một đoàn quân Tây Ban Nha tiến xuống phía nam chiếmChilê, đã bị người da đỏ kháng cự mãnh liệt, và bị thiệt hại nặng nề. Đó làcuộc chiến đấu ác liệt nhất mà quân Tây Ban Nha gặp phải. A. Ecxia là đại úytrực tiếp tham gia, về sau viết tập thơ bất hủ La Araucana. Ban đầu ông địnhviết một trường ca ngợi ca những chiến công của lính Tây Ban Nha,nhưng sau ông lại dành phần lớn tác phẩm để ca ngợi kẻ thù. Đó là một anhhùng ca thành tác phẩm cổ điển của văn chương Mỹ Latinh.Từ giữa thế kỷ XVI trở đi, các tác giả trưởng thành tại Mỹ Latinh đã xuấthiện. Họ là những những Indio mới [lai da trắng], tiêu biểu và xuất sắc hơn cảlà Gacxilaxơ. Ông vừa là nhà thơ vừa là nhà sử học lớn người Pêru. Hai tácphẩm La Florida và Những lời bình luận chân thật đi sâu nghiên cứu lịch sửdân tộc Inca ở Pêru. Ông cảm động ca ngợi nền văn minh cổ kính của tổ quốcmình, kể lại những tấm thảm kịch của người Inca khi quân Tây Ban Nhachiếm đoạt đất đai và tàn sát dã man họ.Cuối thời kỳ thuộc địa, đội ngũ viết văn càng đông đảo hơn, nhà viết kịchnổi tiếng thời ấy là Alacon. Ông là người Mêhicô, viết tới 23 vở bi kịch. Năm33 tuổi, ông đến cư trú ở Tây Ban Nha, tiếp tục viết, và thành nhà soạn kịchnổi tiếng của Tây Ban Nha ở thế kỷ XVII.Xuất sắc nhất trong thời kỳ thuộc địa là Crux [1652 – 1695], ngườiMêhicô, được xem là nữ thi sĩ lớn của Mỹ Latinh. Đây là bút danh của ĐêXantirana. Bà là người chuyên tâm nghiên cứu khoa học và sáng tác vănchương. Di sản văn chương của Crux khá đồ sộ, tiếc là không còn giữ đượcđầy đủ đến ngày nay. Bà có hai vở kịch ngắn là Những lo toan việcnhà và Tình yêu là mê cung rắc rối nhất được coi là những kịch bản vănchương hay nhất Mỹ Latinh ở thế kỷ XVII. Bà còn để lại bốn vở kịch tôn giáolà Nacxix thần thánh , Người tuẫn giáo bí mật , Thánh Ecmenêhinđo và PôxôxIôxipha. Văn xuôi của bà nổi bật có Sự khủng hoảng của một thuyếtpháp [1690] - phê phán một tu sĩ dòng Tên, đã thật sự gây chấn động mạnhtrong giới tu hành, và Trả lời chị Philôtê đêla Crux [1691] là lời tự bộc bạchvề chính cuộc đời mình. Đó là những áng văn chương đậm đà tình cảm nhânđạo và cao thượng. Ngoài ra, thi ca là sự nghiệp chủ yếu của bà. Các tập thơtiêu biểu của bà là: Sự phong phú của Caxtida , gồm gần 200 bài cùng bảntrường ca Giấc mơ đầu. “Nữ thần thi ca thứ 10” này đã sử dụng thể thơ catruyền thống quen thuộc như xonê tình ca. Ngoài thơ trữ tình, bà còn làm thơchâm biếm, giễu cợt. Bà quan niệm tài thơ là ân huệ của Chúa, nhưng thơ bàlại mang đầy tính chất hiện thực chứ không huyền bí. Thơ bà còn mang đậmdấu vết văn chương dân gian.2.2 THỜI KÌ HÌNH THÀNH VĂN HỌC MỸ-LATINH [1826 – 1910]Trong thời kỳ này có thể nói hầu như mọi trào lưu, chủ nghĩa ở phươngTây đều có ảnh hưởng tới Mỹ Latinh.2.2.1 Chủ nghĩa lãng mạnNgười đề xướng là Sarmientô [1811-1888], nhà văn Achentina. Tác phẩmtiêu biểu của ông là Phacunđô [1845], mang nhiều tính tự sự. Nó có phụ đề là“Văn minh và dã man” với ý nghĩa đây là cuộc đấu tranh giữa hai thế lực màchế độ độc tài là tiêu biểu cho sự lạc hậu cần được lên án và đánh đổ.Người có đóng góp quan trọng nhất cho chủ nghĩa lãng mạn ở châu lụcnày là Êchêvêria [1805 – 1851] - nhà thơ, nhà văn Achentina. Ông chịu ảnhhưởng của văn chương lãng mạn Pháp với những tên tuổi như: Lamactin,Vinhi, Đuyma, Muytxê… Từ đó, Êchêvêria cho ra đời tập thơ LaCautiva [Người tù] thể hiện phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống lãng mạn,giang hồ của những người du mục, lồng trong những cánh đồng cỏ rộng bátngát của tổ quốc mình.Chủ nghĩa lãng mạn ở đây có nhiều điểm khác ở châu Âu. Ở Âu châu, chủnghĩa lãng mạn đại diện cho tư tưởng, tình cảm của giai cấp tư sản đang lên,có nhiều nét tiến bộ. Nó là cuộc nổi loại trong văn chương, nhằm chống lạichế độ chuyên chế, đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tạo. Về mặt sáng tác, nóchống lại mọi quy tắc gò bó, chật hẹp của chủ nghĩa duy lý. Nó được xem làkẻ thù của chủ nghĩa cổ điển. Tuy nhiên, khi đã thắng thế, phần lớn các nhàvăn lãng mạn lại gạt bỏ các vấn đề chính trị xã hội ra khỏi văn chương, quayvề sống cách biệt trong thế giới tình cảm và tưởng tượng của cá nhân.Không giống thế, do hoàn cảnh khác, nên văn chương lãng mạn ở MỹLatinh không có địch thủ cụ thể, vì vậy kém hăng hái và triệt để. Về nộidung, văn chương lãng mạn Mỹ Latinh không từ bỏ đề tài cũ, trái lại, tiếp tụcphát huy truyền thống yêu nước, tiến bộ trước đó. Ví như: tên đao phủ trongtác phẩm của Êchêvêri. Nhà văn dựng lên hình ảnh tên đao phủ làm việc tronglò sát sinh để ám chỉ tên độc tài Rôxax. Hình ảnh thật ghê rợn: người hắn lúcnào cũng bê bết máu bên tiếng kêu thét của những con vật đáng thương bị đưatới lò sát sinh. Đặc biệt, ông đi sâu vào thiên nhiên, phong tục tập quán, hoặcquay về quá khứ tìm cảm hứng trong các truyện thần thoại, trước cảnh đổ náthoang tàn của các các nền văn minh cổ kính.Tiêu biểu hơn cả cho chủ nghĩa lãng mạn là nhà thơ Cuba Plaxiđô [1809 –1844]. Người Cuba gọi ông là “ông tổ của thi ca lãng mạn”, “nhà tiên tri bấthạnh của tự do”. Tác phẩm chính của Plaxiđô gồm hai tập: Thơ [1838]và Tuyển tập thơ [1842]. Thơ ông thể hiện sự xung đột bi thảm giữa conngười bị đầy đọa với thế giới bất nhân, khát vọng cải tạo xã hội, ước mơ cuộcsống công bằng, tự do. Riêng thơ tình yêu của Plaxiđô giàu cảm xúc, sinhđộng và tự nhiên. Ông quan tâm đến những người bình dân, bộc lộ lý tưởngdân chủ [như Gửi cô thôn nữ của tôi ], thể hiện vẻ đẹp và sự giàu có của quêhương, thức tỉnh ý thức giác ngộ dân tộc [như Cliatva]. Thơ ông còn khắc hoạhình ảnh người thổ dân mà số phận thể hiện tính mỏng manh của cuộc sốngcon người, sự dã man của chế độ thực dân, bộc lộ rõ ý thức phản kháng[như Humuri]. Nhà thơ luôn khao khát hành động. Ông công khai tuyên bốtrong nhiều tác phẩm là sẵn sàng đối mặt với chính quyền chuyên chế, lớntiếng nguyền rủa nó và ca ngợi tự do [như Con người bất tử ]. Đỉnh cao thơông là bài tụng ca Hicôtencatl .Trào lưu lãng mạn bắt đầu từ thi ca, sau ảnh hưởng tới tiểu thuyết vàkịch. Do cũng đi sâu khai thác những đề tài trên của thi ca nên có nhiểu loạitiểu thuyết: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết tình cảm...Tiểu thuyết lãng mạn phần nhiều nói đến tình yêu thường bi thảm để lên án xãhội, sự phân biệt chủng tộc và sự khác biệt giai cấp. Các tác giả có phongcách khác nhau nhưng đều góp phần làm cho tiếng Tây Ban Nha phong phú vàtrong sáng.Tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn tiêu biểu nhất là Maria [1867] của HorhIxaacx [1837 - 1895]. Truyện kể bằng ngôi thứ nhất của nhân vật chínhEphrain. Anh ta đi du học trở về gia đình trên bình nguyên Cauca, gặp cô emhọ Maria - con nuôi của cha mẹ chàng, rồi đem lòng yêu mến người thiếu nữkiều diễm ấy. Đôi lứa sống những ngày hạnh phúc trong tình yêu thương củacha mẹ và sự trung thành của những người nô lệ da đen. Nhưng Maria bị độngkinh. Cha Ephrain quyết định gửi chàng đi châu Âu lấy bằng y học, với hivọng cứu được nàng. Song do vắng chồng, bệnh tật của Maria càng thêmtrầm trọng. Khi biết tin, Ephrain trở về thì người yêu không còn nữa.Câu chuyện tình ở một thái ấp có tên “Thiên đường” rõ ràng mang nhiềuý nghĩa. Tuyến tình yêu lãng mạn tương ứng với bức tranh điền viên về quanhệ xã hội [chủ nô – nô lệ] trái ngược với mâu thuẫn trong thực tế lịch sử cũngphần nào biểu lộ sự phủ nhận thực tại. Tác phẩm mở ra cho văn xuôiđương thời một con đường mới. Văn tài của tác giả được dư luận khẳng định.Với Maria của Ixaacx, văn chương lãng mạn ở lục địa này cũng kết thúc, vàvăn chương Mỹ Latinh chuyển dần sang xu hướng hiện thực.2.2.2 Chủ nghĩa hiện thựcHai nhà văn Anmâyđa [1830 -1861] và Gana [1830- 1920] là những ngườimở đầu cho văn chương hiện thực Mỹ Latinh. Tác phẩm của Amâyđa là Ký ứccủa một viên đội dân quân - tác phẩm hiện thực đầu tiên ở Braxin.Tuy nhiên, Blext Gana là đáng nói nhất. Tiểu thuyết đầu tay là Tình cảnhxã hội [1853], sau là các tác phẩm: Lầm lạc và thất vọng [1855], Mối tìnhđầu [1858], Tuyệt vọng [1858], Hoan Đê Aria [1858]… Ông còn cho ra đời vởkịch Vinh quang của gia đình [1858]. Tất cả các tác phẩm này đều mang dấuấn của chủ nghĩa lãng mạn đang thống trị văn đàn. Ông kể những câu chuyệnvề các mưu mô, những hành vi phản trắc, những nỗi thất vọng trong tình yêu.Do quá đề cao những thủ pháp tầm thường nhằm lôi cuốn độc giả, những tácphẩm ấy đã phần nào làm lu mờ những vấn đề xã hội đặt ra trong sáng tácbuổi đầu của Gana. Tiểu thuyết Số học trong tình yêu [1860] đánh dấu bướcchuyển biến quan trọng của tác giả. Tác phẩm thể hiện quá trình thoái hóa củamột thanh niên Chilê vốn lương thiện và có tài, cuối cùng đã bị sa ngã trongmôi trường giả dối và vụ lợi của xã hội tư sản, đầu hàng trước quyền uy tuyệtđối của vật chất và tiền bạc. Điều này thể hiện tư tưởng phủ định xã hội củanhà văn. Tài năng hiện thực của Gana được tiếp tục phát triển ở giai đoạnsau, với Trả nợ - 1861, Mactin Rivax - 1862, và Lí tưởng một thằng ngốc 1863. Ông xây dựng một hệ thống nhân vật kiểu “người trẻ tuổi giàu thamvọng” của Banzắc. Họ thành vật hi sinh trong cuộc tấn công bất lực vào xãhội tư sản. Thiên kí sự Từ New York đến Niagana chấm dứt giai đoạn sáng tácthứ hai và sau đó là sự im lặng kéo dài trong chừng 30 năm. Ông làm ngoạigiao và sống nhiều năm ở châu Âu. Năm 1897, ông cho xuất bản cuốn Thời kìkháng chiến. Đó là một cuốn tiểu thuyết giàu chất anh hùng ca viết về Chilênhững năm 1814 - 1817. Những tác phẩm cuối cùng của ông là Những ngườidi cư - 1904, Thằng điên Extero - 1909, và Glêđix Phêyrphin - 1912. Chúngcó tính chất châm biếm hài hước, nhưng thể hiện một cách nhìn bi quan đốivới cuộc sống. Ông mất tại Paris năm 1920.Như vậy, Blext Gana đã mang lại cho nền văn chương Mỹ Latinh “một tấntrò đời” Chilê mà đỉnh cao là Mactin Rivax . Các nguyên tắc của chủ nghĩahiện thực phê phán đã được ông vận dụng để khắc họa những nhân vật điểnhình của xã hội Chilê bấy giờ, nhằm tái hiện bức tranh chân thực, khách quanvề đời sống dân tộc. Ông là một trong những người đặt nền móng cho chủnghĩa hiện thực Mỹ Latinh. Nhà nghiên cứu Đoàn Đình Ca nhận định: “Ganađã phản ánh sự chuyển biến xã hội Chilê từ phong kiến qua chế độ tư bản.Người đọc đi vào tác phẩm của ông như vào xem một viện bảo tàng lịch sử, ởđấy họ đã thấy mọi cảnh tượng xã hội, đủ các hạng người”.Gần cuối thế kỷ XIX, xu hướng hiện thực đã hoàn toàn thắng thế. Nhữngtác phẩm hiện thực lớn ra đời như Tới miền bờ biển của Mactinet. Đặc biệt làcác tác phẩm của Machado de Assis [1839 - 1908]. Ông là người Braxin, đểlại hai tác phẩm nổi tiếng là Kincat Boócba và Đôngcat Muaho. Các nhà phêbình đánh giá ông rất cao, ví ông với Banzắc trong văn chương hiện thựcBraxin và Mỹ Latinh.Nội dung của văn chương hiện thực đáng chú ý nhất là vấn đề thổ dân.Trước đó cũng đã có một số nhà văn, nhà thơ [nhất là trong trào lưu vănchương lãng mạn] đôi khi có nói tới người Iudio trong tác phẩm, tuy vớinhững nét thường xa lạ, thậm chí lệch lạc so với đời sống thực. Cái nhìn củahọ cũng không thật đúng đắn, có lúc thơ mộng lãng mạn, lại có khi bi quan.Họ cho người Iudio hay ghen tuông, dối trá, sống hoang dại như những conthú, là nạn nhân của bao tầng áp bức bóc lột, nhưng không biết và không ýthức được, và nếu có chống lại thì duy nhất chỉ đi một con đường là giết kẻthù, trốn vào rừng, để rồi chết đói chết rét hoặc làm mồi cho thú dữ. Dưới conmắt của các nhà văn hiện thực, tuy chưa phải đã hết hạn chế, nhưng hình ảnhngười Iudio đã trung thực hơn. Họ là những người da đỏ chính cống hoặcngười lai. Trên vai họ mang hai khối nặng là sự uy hiếp của thiên nhiên và sựáp bức của con người. Đó là rừng núi, thú dữ, sông ngòi luôn gây ra bão lụt,tai họa. Con người áp bức thì là những tù trưởng, những người cầm quyền,cha cố, con buôn xảo trá… Người bản xứ bị đẩy tới các đồn điền trồng mía,chuối, càphê, bông, cacao và các hầm mỏ. Họ đã biết căm thù và bắt đầu có ýthức trong các cuộc đấu tranh. Họ thường bị thất bại, nhưng ý thức giác ngộngày càng cao và lòng căm thù ngày một lớn. Đến nhà văn Pêru Vadehô thìngười Iudio đã thành người cách mạng chân chính.Xeda Vadehô [1892-1938] là nhà thơ, nhà văn Pêru, “một nhân vật đặc sắcnhất của văn chương Mỹ Latinh”. Tập thơ đầu tay của ông là Lôx HêranđôxNêgrôx. Nhưng tập thơ Tơrinx lại thể hiện sự chín muồi tài thơ của ông, nângông lên vị trí mở đầu cho khuynh hướng tiền phong trong văn chương MỹLatinh. Ngoài ra, ông còn viết kí sự Nước Nga trong năm 1921 và Những suynghĩ dưới chân điện Kremli. Vadehô chủ yếu viết thơ nhưng cũng để lạinhiều truyện ngắn và đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Tungxteno, trong đó xâydựng một người Indio đã có sự giác ngộ về dân tộc và giai cấp, đã biết đếnLiên Xô và Lênin, biết đấu tranh vì lí tưởng xã hội chủ nghĩa.Về kịch hiện thực phải kể đến Sanchex [1857-1910], nhà viết kịchAchentina – Urugoay. Tác phẩm đầu tay là vở hài kịch sinh hoạt Những cánhcửa bên trong [1897], không mấy có tiếng vang. Vở thứ hai Con người lươngthiện [1903] bị cấm diễn. Sau đó, Đứa con bác sĩ của tôi [1903] vừa ra đờilập tức được tán thưởng ở Achentina. Xung đột kịch là mâu thuẫn giữa mộtngười gauchô với con trai học ở thành phố của ông ta. Đó là cuộc xung độtgiữa cũ và mới, giữa hai lối sống nguyên thuỷ phóng túng ở đồng cỏ và tư sảních kỉ. Sau thành công này, ông viết liên tiếp 20 vở trong vòng 6 năm,như Người phụ nữ ngoại bang – 1904, Vực thẳm – 1905, Trong gia đình –1906, Đồng tiền giả 1907… Kịch Sanchex tiêu biểu cho loại hình văn chươngđược gọi là “văn chương gauchô” ở Mỹ Latinh. Về nội dung, “chất đồng cỏ”thấm vào các trang sách của ông ngay cả khi ông viết về cuộc sống đô thị.Nhân vật chính là người gauchô chống lại văn minh tư sản. Về nghệ thuật,kịch tính căng thẳng, ngòi bút dạt dào cảm xúc, ngôn ngữ kịch gần với đờisống. Ông là người đặt cơ sở cho kịch hiện thực ở Achentina, Urugoay và MỹLatinh.2.3 SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC Ở THẾ KỈ XXNgười mở đầu giai đoạn này là José Marti, nhà thơ, nhà văn, người anhhùng dân tộc, nhà cách mạng, nhà văn hóa vĩ đại của Cuba, cha đẻ của nềnđộc lập Cuba. Tên tuổi của ông gắn với Chủ nghĩa Môđéc, là một trào lưumới, một cuộc cách mạng trong văn chương, nghệ thuật. V ới ông, từ đề tài,nội dung cho đến từ ngữ, vần điệu của thi ca, và sau đó là văn xuôi Mỹ Latinhđều được biến đổi lớn.Ông viết một loạt các tác phẩm lớn về dân tộc và cách mạng nhưIxmaelido [1882]- tập thơ đầu tay có tiếng vang đồng th ời được các nhànghiên cứu xem là cột mốc quan trọng trong văn chương Mỹ Latinh. Nội dungtác phẩm ca ngợi tính thần nhân đạo sâu sắc, đối lập với thế giới tội ác củabọn thực dân. Hình tượng thơ mới lạ, liên tưởng mạnh, ngôn ngữ bình dị, âmluật chặt, mang đậm phong vị dân ca. Những bông hoa bị đày ải [1882 –1887] là tập thơ thứ hai, bộc lộ ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước tổ quốcvà nhân dân. Những vần thơ giản dị [1891] gồm 46 bài thơ vô đề. Khi ấy đếquốc Mỹ mở Hội nghị châu Mỹ lần thứ I với dã tâm xâm lược Cuba và châuMỹ Latinh. Tập thơ được coi là tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác củaMarti: rõ ràng và giản dị – ông luôn coi đó là nguyên tắc thẩm mỹ hàng đầu.Ở nhiều bài trong tập thơ này [như Cô gái Goatêmala ], có sự sáng tỏ về tưtưởng, sự uyển chuyển trong thể hiện, kết hợp tài tình, hài hòa trong nhạcđiệu dân ca. Những vần thơ tự do [1913] là tập thơ cuối cùng của ông gồm 44bài được sáng tác vào những năm 1878 – 1882. Mục đích của tác phẩm nhưông xác định là nhằm: “Để lại trong lòng người đọc hình tượng người chiếnsĩ”.Trước J. Marti, vào đầu thế kỷ XIX, chú ý khai thác thực tại Mỹ Latinhcó các tác giả A. Bello [ng ười Chilê; 1781 - 1863] và J. Herredia[người Cuba; 1803 - 1839]. J. Marti gọi họ là hai nhà thơ dân tộc đầu tiêncủa Mỹ Latinh. Tuy nhiên, hiện thực trong th ơ họ mới chỉ là thiên nhiên,phong tục tập quán và lời ăn tiếng nói hàng ngày, thiếu đi tính chiến đấu.Ngay trong những tác giả và tác phẩm tiên tiến nhất, văn chương Mỹ Latinhtrước J. Marti vẫn còn thiếu cái nhìn toàn diện, đúng đắn và khoa học. Mặcdù có hiện thực Mỹ Latinh nhưng những vấn đề sinh tử, cốt lõi chưa được đềcập tới một cách thỏa đáng. Thậm chí, ngay cả thi hào R. Dario còn công khaituyên bố: Hiện thực Mỹ Latinh không có gì có thể nuôi dưỡng được nhữngsản phẩm tinh thần của mình .J. Marti nhận ra tình trạng lệ thuộc, què quặt, chưa có diện mạo riêng củavăn hóa Mỹ Latinh vì bị Tây Ban Nha hóa một cách nghiêm trọng và rất cóthể sẽ bị Mỹ hóa vốn là hậu quả của thời kỳ thuộc địa. Ông yêu cầu MỹLatinh phải tự tìm mình, khẳng định được mình trong cộng đồng quốc tế, vàtìm cách thể hiện trong thời đại mình. Ông đã trọn đời cống hiến sự nghiệptrước tác của mình theo hướng đó. Thực tế, văn chương J. Marti đã khắc họahình ảnh Mỹ Latinh hiện thực nhất, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo nhữngdi sản nghệ thuật của nhiều nền văn chương thế giới để thể hiện chủ đề MỹLatinh. J. Marti còn có nhiều đóng góp đặc biệt trong cách tân thơ. Thơ trữtình của ông thành mẫu mực cho sự tìm tòi, thể nghiệm của nhiều nghệ sĩ MỹLatinh. Ông luôn đòi hỏi: thơ cần “gắn liền với cuộc sống muôn người đaukhổ”, và nhà thơ phải “nhìn thấy trước những gì sẽ viết”. Ông còn yêu cầu“trong thơ ca cũng như trong hội họa, điều bắt buộc là phải tự nhiên”. Đúngnhư một nhận xét, thơ ông “ngắn và giản dị… viết ra không phải bằng mựccủa Viện Hàn lâm mà bằng máu”. Thơ ông tr ở thành nguồn cổ vũ lớn lao đốivới người lao động là vì thế.Như vậy, phong trào thơ Môđéc do José Marti khởi xướng từ năm 1882được đông đảo các nhà thơ cùng thời và hậu bối tiếp tục trong vòng 40 nămsau đó như Nahêra [ng ười Mêhicô; 1859 – 1895]; Sinvát [người Côlômbia;1865 – 1896]… Nó bao trùm khắp Mỹ Latinh, ảnh hưởng tới Tây Ban Nha,đồng thời giải phóng văn chương Mỹ Latinh ra khỏi chiếc gậy chỉ huy củavăn đàn châu Âu. Người kế thừa và là đại biểu xuất sắc nhất cho phong tràonày là nhà thơ mang dòng máu thổ dân người Nicaragoa: Ruben Dario với haitập thơ: Những người lỗi lạc [1893] và Thánh ca [1896]. Cũng như Mànxanh.Trong hai tập thơ này, ông đi tìm cái đẹp thuần túy, dần dần loại bỏ cácvấn đề xã hội ra khỏi thi ca. Khẩu hiệu ông nêu ra là: “Chống lại sự tầmthường hóa trong văn chương”. Năm 1905, tập Bài ca cuộc đời và niềm hyvọng bộc lộ sự quan tâm đến đời sống xã hội của nhà th ơ. Theo khuynh hướngnày rõ hơn là tập Bài hát lang thang [1907]. Nhân danh một lục địa đang thứctỉnh, R. Dario kêu gọi sự thống nhất Mỹ Latinh vốn là một vấn đề cấp báchcủa cuộc đấu tranh lúc đó. Tóm lại, R. Dariô là nhà thơ trữ tình lớn của MỹLatinh. Tác phẩm của ông đánh dấu những tìm tòi cay đắng về mặt tinh thầncủa xứ sở ông trong thời kỳ cực kỳ đen tối. Thơ ông mang vẻ đẹp và sứcmạnh hùng vĩ của thiên nhiên Mỹ Latinh. Ông là một nhà cách tân thi ca lớn.Do tài năng mà bản thân ông đã dần dần chiến thắng khuynh hướng thi ca xarời cuộc sống của nhân dân và châu lục mình. Với sự ra đời của chủ nghĩaMôđéc mà Ruben Dario là một đại biểu lớn nhất, văn chương Mỹ Latinh thậtsự bước vào thời kỳ mới, độc lập và dân tộc.Chương 3. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢOKhái niệm này phổ biến vào những năm 1970, gắn liền với tên tuổi của Miguel AngelAsturias, Alejo Carpentier, Jorge Amado… và nhất là Gabriel Garcia Marquez. Về MiguelAngel Asturias, ông nói: “Là một nhà sáng tạo thực sự, và cũng là nhà văn cự phách của nềnvăn hóa châu Mỹ Latinh”, đặt cạnh những tên tuổi Néruda, Guillen và Amado. Về JorgeAmado, ông nói rất nhiều, đánh giá rất cao, nhưng không một lời nào liên quan tới khái niệmtrên: “Theo tôi, ông là một trong những nhà văn đặc sắc nhất, đáng yêu nhất, chân chính nhấtcủa chủ nghĩa hiện thực hiện đại, không phải chỉ ở Braxin”. Về A. Carpentier, ông có nói rõhơn một chút: “Ông thường nói là ông ưa cái ‘kỳ lạ’, ông viết giữa mơ mộng và thực tại.Theo ông, cuộc sống của mỗi cá nhân diễn ra giữa một thứ mơ mộng và thực tại, có khi mơmộng trội lên, có khi là thực tại, vì vậy trong tác phẩm của ông có sự kết hợp giữa mơ mộngvà thực tại”. Nên nhớ là vào lúc này, những tác phẩm quan trọng nhất theo khuynh hướng vănchương trên của A. Carpentier đã ra đời như “Vương quốc trần gian” [1949], “Những dấuấn đã mất” [1953]…Vào thập kỷ 70 , 80 của thế kỷ XX có cái gọi là sự “ồn ào” về văn chương Mỹ Latinh,đặc biệt là văn xuôi, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có được nhắc tới nhiều hơn. Khuynhhướng này tạo nên ảnh hưởng lớn, văn chương Mỹ Latinh, nhất là tiểu thuyết, với nhiều khảnăng mới mẻ được đánh giá cao.Tiểu thuyết hiện đại Mỹ Latinh xuất hiện và thành công, trong đó có sự phối hợp giữa trítưởng tượng và lý trí. Nhà văn Pêru M. Scotda có lý khi viết: “Tiểu thuyết Mỹ Latinh ngàynay đã bù đắp một chỗ thiếu mà châu Âu cảm thấy rất rõ, đó là cái huyền diệu. Bởi lẽ phươngTây ngày nay chỉ còn khả năng kể lại trong những trang sách cái cách mà họ tỉnh giấc vàuống cà phê buổi sáng”.Không phải ngẫu nhiên mà khi nói về văn chương hiện thực huyền ảo, các nhà phê bìnhcòn gọi nó là nghệ thuật “baroque” được biểu hiện trong văn chương. Đây là một trongnhững nét độc đáo của nhiều nhà văn Mỹ Latinh. Họ miêu tả theo “dòng thác lũ”, “ hội tửuthần cho những từ ngữ, khi chữ nghĩa đã bốc men say”, với “lối viết nói 10 chữ để cất lênmột lời” [ý kiến của Claude Prevost]. Nó như quay lại thời kỳ ấu thơ của loài người, khi tưduy thần thoại còn chế ngự, khi tư duy lý trí chưa chi phối con người một cách cứng nhắc. Nócự tuyệt mọi sự an bài, ngưng đọng. Đây, không gì khác hơn, chính là sự bùng nổ của chấtMỹ Latinh trong tiểu thuyết, tựa như tranh tường Mexicô, nhạc và vũ điệu Mỹ Latinhnhư Jazz, Samba, Chachacha, Lambađa...2.1 LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢOĐây là khuynh hướng mới trong tiểu thuyết Mỹ Latinh hiện đại từ sau Đại chiến thếgiới lần thứ II. Khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo lần đầu tiên được Asturias sử dụngtrong Lời nói đầu tập Những truyền thuyết của Goatêmala. Đây là tác phẩm văn xuôi đầu tiêncủa Asturias, trong đó chất liệu sáng tác được rút ra từ kho tàng văn chương dân gian Maya,phong cảnh quê hương và hồi ức ấu thơ của ông. Cuốn sách in tại Paris năm 1930, được coilà một trong những tác phẩm đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Nó gây tiếngvang lớn ở châu Âu. Sau đó, trong sáng tác của Asturias cũng như của nhiều nhà văn khác,yếu tố huyền thoại cùng tồn tại với yếu tố hiện thực trong khi tái tạo thực tại Mỹ Latinh [nhưcuốn Ngài tổng thống, viết ở Paris, lưu hành bí mật trong vòng 13 năm mới được ấn hành vào1945].Tuy nhiên, chỉ khi xuất hiện tiểu thuyết của Carpentier Vương quốc trần gian vào năm1949, trong đó ông nêu luận thuyết về “Cái thực tại kỳ diệu Mỹ Latinh”, và cùng với sự rađời của một loạt tác phẩm lớn của các nhà văn tiêu biểu khác thì khái niệm chủ nghĩa hiệnthực huyền ảo mới được chính thức dùng để chỉ một trào lưu mới của tiểu thuyết Mỹ Latinh.Ở đây cần nhấn mạnh tới vai trò đồng thời của cả của lý luận và thực tiễn sáng tác. Về mặt lýluận, kết thúc Lời nói đầu của cuốn Vương quốc trần gian, Carpentier nói: “Lịch sử MỹLatinh là một cuốn biên niên sử về cái thực tại kỳ diệu”. Riêng thực tiễn sáng tác của ông,ngoài Vương quốc trần gian [1949], ông còn có Thế kỷ ánh sáng [1962] và Luận về phươngpháp [1974]. Asturias có bộ Về chuối với ba tập Gió mạnh - 1950 [kể về số phận bi thảm củangười nông dân trong các đồn điền chuối – những “địa ngục xanh” ở Trung Mỹ]; Cha cốxanh - 1954 [phác họa chân dung bọn chủ tư bản, dùng đô la để lũng đoạn xã hội Mỹ Latinh,nô dịch họ]; đặc biệt Mắt người đã khuất - 1960. Đó là lời kêu gọi đoàn kết các lực lượng dânchủ tiến bộ để tiêu diệt những địa ngục trần gian ấy. Tác phẩm của Amadonhư Gabrien [1958] chống đạo đức tư sản, và nhất là Những người thủy thủ già [1959 -1960]mang màu sắc dân gian, huyền ảo về những con người ở bến cảng Baya. Các tác phẩm củaMarquez tiêu biểu như tiểu thuyết Trăm năm cô đơn [1967]; tập truyện Chuyện buồn khôngthể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương [1969]; tiểu thuyết Mùa thu củatrưởng lão [1975]… Cùng nhiều tác phẩm của các nhà văn khác như Borges, Baxtôx, Rôxa,Lôsa, Cortazar, Agenđê …2.2 QUÁ TRÌNH KHẲNG ĐỊNH CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢOKhông phải ngay từ đầu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã có ngay những đặc trưngthẩm mỹ độc đáo, tạo ra những thành công vang dội, mà nó đã phải trải qua một quá trình thểnghiệm, tìm tòi dài lâu và khổ ải. Từ cái lớn như “yếu tố kỳ diệu”. Lấy trường hợp G.Marquez làm ví dụ. Trước Trăm năm cô đơn [1967], ông đã viết Lá rụng [1955], “đó là mộtcon đường đúng, một cách xử lý hay” như sau này ông thừa nhận. Tuy nhiên, ở Côlômbia lúcấy xuất hiện cái gọi là “tiểu thuyết tàn bạo”. Marquez tiếp cận gần hơn với thực tại đươngthời của Côlômbia, và tập trung viết Người đại tá chờ thư và Giờ xấu theo khuynh hướng“tiểu thuyết về sự tàn bạo”. Sau đó, G. Marquez đi tới một quyết định quan trọng rằng: “Cáchsử lý đề tài một cách huyền ảo không phải là sự lảng tránh” thực tại. Chỉ có điều, trong Lárụng cách “xử lý văn học có tính chất huyền ảo, nhưng chưa chín lắm”. Và ông đã bắt tay vàoviết Trăm năm cô đơn, tác phẩm đem lại thành công thật sự rất đáng kinh ngạc.Việc sử dụng các thủ pháp hiện đại trong tiểu thuyết cũng chín dần theo thời gian. Nhàvăn Carpentier thể nghiệm thủ pháp này trong hầu hết các truyện ngắn như: Cuộc du lịch trởvề hạt giống, Kẻ bị truy nã, Con đường Santiagô, Những kẻ chạy trốn.Nhà văn còn cách tântiểu thuyết Vương quốc trần gian, Những dấu ấn đã mất và Thế kỷ ánh sáng .2.3 THẾ NÀO LÀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO?Khái niệm bao hàm hai yếu tố hiện thực và huyền ảo. Giải thích về huyền ảo, nhiềungười thường chỉ nghĩ tới “huyền thoại”, “truyền thuyết” được dùng trong tiểu thuyết. Nhưthế là đúng, nhưng chưa đủ. Nên xem huyền ảo là “cái kỳ diệu“ [còn được gọi là “vănchương kỳ diệu Mỹ Latinh“] gồm có “những cái mới lạ” sau: thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa bíhiểm [Carpentier gọi là tính chất “trinh nguyên” của thiên nhiên Mỹ Latinh]; những thầnthoại đang lưu truyền trong dân gian [như Macadan ở Haiti và Atuây ở Cuba]; những câuchuyện huyền bí [tiên tri, ngoại cảm, giấc mơ...] do trình độ văn hóa thấp nên chưa lý giảiđược; sức mạnh phi thường của thiên nhiên...Rõ ràng, đây là một quan niệm về thực tại mới, rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm cáchoạt động thực tiễn của con người [lao động, sinh hoạt và tranh đấu] mà còn gồm cả đời sốngtâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại và truyền thuyết... Marquez gọi đó là “tiền thựctại”, “vốn là siêu hình, nó không phục tùng những suy đoán tưởng tượng“, “đó là những điềmbáo, về ngoại cảm, về rất nhiều niềm tin báo trước – dân chúng Mỹ Latinh khắc khoải sốngtrong những niềm tin ấy – bằng việc tự giải thích dưới góc độ mê tín đối với các vật thể, cácsự vật và các sự kiện ...”. Ông yêu cầu nhà văn cần có trách nhiệm trước “toàn bộ thực tại“ vànhà văn “không có lý do gì để lảng tránh mặt thực tại này”. Ví như trong “Chuyện buồnkhông thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương” có những hiện tượngthuộc đời sống tinh thần còn ở trình độ trực quan tiền lôgic của dân chúng. Đó là giấc mơnhận thư của người bà bất lương [điềm báo của vụ hỏa hoạn]; hay giấc mơ thấy con côngtrắng nằm trong chiếc võng [điềm báo cái chết của mụ]; hoặc là hiện tượng thay đổi màu sắccủa chiếc cốc đựng nước lá do tay Uylit đụng phải, mẹ anh ta biết được anh đang tương tư;đó còn là hiện tượng thần giao cách cảm của Uylit và người yêu của chàng, nàng Êrênhđira...Đấy là lý do khiến nhiều nhà văn đã cho rằng học thuyết duy lý của Descartes dẫu rấtquan trọng vẫn không hoàn toàn thích hợp với thứ quan niệm thực tại này. Carpentier khi trảlời phóng viên tờ “Cuba International” đã dứt khoát khẳng định: “Tôi cho rằng phương phápduy lý của Descartes là một trong những cách thực hiện tốt nhất, hay nhất của triết học và nólà một thành tựu hoàn toàn có giá trị. Nhưng lịch sử của châu Mỹ lại không thích hợp với triếthọc của Descartes, bởi trong lịch sử thuộc địa này luôn luôn xảy ra điều bất ngờ” [Nhà vănbàn về nghề văn]. Trong lần nói chuyện với các nhà nghiên cứu Mỹ Latinh của Liên Xô trướcđây vào ngày19/8/1979, G. Marquez cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi lại được giáo dục theoDescartes và chúng tôi vào đời với sự giáo dục ấy, nhưng ở cuộc sống vùng chúng tôi, sựgiáo dục ấy tỏ ra không đủ...” Chính G Marquez đã giải thích: “Khi anh sử dụng những thướccompa rộng rãi hơn để đo thực tại Mỹ Latinh, anh sẽ nhận ra rằng mình đã đạt tới những trìnhđộ tuyệt đối huyền thoại”. Đây là cái mà ông gọi là “tiền thực tại”, và biện giải: “Nó vốn siêuhình, nó không phục tùng những suy đoán tưởng tượng vì nó tồn tại như là nguyên nhân củanhững sự chưa hoàn thiện, hay là giới hạn của những nghiên cứu khoa học”.Mặt khác, “hiện thực” dung hòa với mặt “huyền ảo”. Bôrit Suxkôv trong tác phẩm “Sốphận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực” đã cho rằng, trong quan niệm của Arixtôt, nhà triết học“chấp nhận sự tồn tại của cái phi lôgic, phi thường, hoang đường trong nghệ thuật“, và đi tớikhẳng định: “Chủ nghĩa hiện thực nói chung không phải là sự phân đôi thực tế một cách giảnđơn và trực tiếp. Nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa tạo ra một thực tại thẩm mỹ mà, do ngọnnguồn của nó, thực tại thẩm mỹ này gắn bó hữu cơ với thực tế và thể hiện bản chất của thựctế cả trong những hình thức giống thực cũng như trong những trường hợp không trùng hợpvới cái giống thực, những hình thức ước lệ. Nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa sử dụng một cáchphóng khoáng các phương tiện nghệ thuật được lựa chọn nhằm đạt được hiệu quả thẩm mỹ.Nhiều người khác cũng đều thừa nhận rằng, bất chấp quan niệm của nhiều kẻ phê phán, chủnghĩa hiện thực có một trường hoạt động hết sức rộng rãi và bao dung rất nhiều hình thứcbiểu hiện. Nguồn dự trữ của chủ nghĩa hiện thực chưa hề vơi cạn. Nhà nghiên cứu E.Tơrutsenkô viết: “Tiểu thuyết hiện thực hiện đại tiếp nhận vào kho tàng các phương tiện miêutả nghệ thuật cả hình thức trực tiếp của bản thân đời sống, cả những hình thức ước lệ liêntưởng”.Ở nước ta, Nguyễn Huy Thiệp khi viết một số tác phẩm như truyện Trái tim hổ,truyện Con thú lớn nhất... có chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Diệp MinhTuyền trong bài Một tài năng mới [Văn nghệ, số 36& 37/1988] đã viết: “Sự kết hợp giữa hiệnthực và huyền thoại cũng là nét mới trong cách dựng truyện của anh. Rõ ràng ở đây ta thấydấu ấn của văn học hiện đại châu Mỹ Latinh”.Các nhà văn Mỹ Latinh cũng xác nhận điều này. Carpentier trong “Thư ngỏ gởi AcnandoRaynan” ngày 13/4/1974 đã viết: “Tôi hoàn toàn không có khả năng bịa ra một câu chuyện.Tất cả những điều tôi viết là “sự dựng lại” những sự kiện từng xảy ra, từng được quan sát,được nhớ lại và tập hợp lại, sau đó biến thành một cơ thể hoàn chỉnh, một cơ thể sống... Vậythì khi một sự kiện càng làm cho anh thấy khó tin bao nhiêu thì anh càng có thể tin rằng đó làsự thật chân xác nhất”.Riêng G. Marquez, trước câu hỏi “Làm sao ông lại tưởng tượng ra sự việc quái đản ấy?”[việc tên độc tài trong Mùa thu của trưởng lão bị bệnh dái úng, về đêm cái bệnh này dịu đi.Vì trước khi đi ngủ, y cần làm cho căn bệnh thuyên giảm], ông đã trả lời dứt khoát: “Chúngđược rút ra từ thực tiễn đời sống, anh bạn ạ. Cách lấy tài liệu của tôi là thế này. Trong vòngmười năm nay tôi đọc tất cả những gì nói về các nhà độc tài. Sau đó tôi cố quên chúng đi đểchắc tâm rằng tôi sẽ không sử dụng hết bất cứ một tài liệu nào trong sách của tôi”. Đây khônggì khác mà chính là sự điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực. Một lần khác, ông viết: “Tôinghĩ rằng cái trí tưởng tượng khét tiếng ấy chẳng phải là cái gì khác cái khả năng đặc biệt[hay không đặc biệt] tu chỉnh lại thực tại một cách sáng tạo, song đó vẫn chính là thực tại”.Nhà nghiên cứu Xô Viết Khravchenkô, khi nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,đã thừa nhận: “Sự thật đời sống cũng thường được thể hiện nổi bật trong các tác phẩm củacác nhà văn các nước Mỹ Latinh, những người sử dụng các nguyên tắc và các hình thức nghệthuât của cái gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong khi sáng tác”. Vì chủ nghĩa hiện thựclà gì? Pêtrôv đã tổng kết: “Sức mạnh to lớn của chủ nghĩa hiện thực là ở mối dây liên hệ chặtchẽ thường xuyên với xã hội hiện đại”. Chẳng hạn, khi kết thúc cuốn Trăm năm cô đơn,Marquez cho ra đời một cậu Aurêlianô có cái đuôi lợn, và nhà văn đã viết: “Đó là người duynhất trong một thế kỷ được thụ thai bằng tình yêu”.Cần lưu ý rằng, hiện thực phải gắn liền với huyền thoại. Huliô Cortazar không hài lòngvới khuynh hướng giản đơn hóa mà ông gọi là các tác phẩm hiện thực ngây thơ, cho dùchúng được viết rất cẩn thận.Vì sao? Ông viết: “Bởi vì tôi cho rằng những tác phẩm ấy khôngcòn là tác phẩm văn học mà là lịch sử thì đúng hơn. Nhà sử học có trách nhiệm miêu tả vàgiải thích sự thực bao quanh anh ta, không được nói sai đi, không thể cho phép bất kỳ mộthuyền thoại nào. Anh ta cần phải chỉ ra sự thực này dưới bất kỳ loại áo khoác nào. Nhưng vănhọc lại khác hẳn, văn học là khả năng trình bày chính cái thực tại ấy, một thực tại được lũythừa lên, nhân lên, bởi tất cả những gì mà sự tưởng tượng, sự sáng tác, nghệ thuật tổng hòa vànhững thủ pháp kỳ diệu của ngôn ngữ đem lại như các nhà toán học đã nói về số bìnhphương hay lập phương”. Ông đồng thời còn khẳng định: vấn đề là “không làm mất cái sựthật sâu sắc của nó... Nếu như lấy mất sự thật của nó đi, thì nó có thể hay với tư cách là vănchương, nhưng không thể nói tới chủ nghĩa hiện thực, lúc ấy nó sẽ là một cuốn truyện maquái, truyện thần tiên, chứ tuyệt nhiên không phải là tác phẩm hiện thực chủ nghĩa nữa”.Vậy là, hiện thực và huyền ảo trên thực tế gắn bó hài hoà với nhau. Có người ngộ nhậnđiều đó. Một phóng viên của tờ “Cuba International” nhân Carpentier tròn 70 tuổi đã hỏi:“Nhưng nhìn chung, nhân vật tiểu thuyết của ông còn cách biệt với thực tế?”. Nhà văn buộclòng giải thích: “Trong tiểu thuyết của tôi còn có những nhân vật xa rời thực tế vì tôi cho rằngcuộc sống con người không nhất thiết phải kết thúc trong cái đã giành được”. Ngay sự nhìnnhận của R. Đêpêtơrơ cũng chưa hẳn đã thật thuyết phục: “Thỉnh thoảng ông [tức Carpentier]viết những trang rất đặc sắc khi mô tả đời sống của nhân dân”, đồng thời hy vọng: “Tôi chắcrằng ông sẽ còn tiến bộ nữa và trong những năm tới, dưới ánh sáng của cách mạng, ông sẽsáng tác những tác phẩm thực tế hơn là mơ mộng”.Vậy là cần hiểu hiện thực và huyền ảo ở đây gắn liền với nhau. Đây không phải làsự “huyền thoại hóa” hiện thực. Bôrix Suxkôv trong “Số phận của chủ nghĩa hiện thực” đãviết: “Tất cả các thủ pháp và phương thức miêu tả đều hoàn toàn nằm trong mỹ học hiện thựcchủ nghĩa nếu như chúng giúp cho việc nhận thức thế giới bằng nghệ thuật. Còn khuynhhướng huyền thoại hóa thì đã tỏ ra không tương dung với chủ nghĩa hiện thực bởi vì nó táchrời nghệ thuật khỏi đất mẹ sinh dưỡng là đời sống”. Ví như: Biểu tượng trong Chuyện buồnkhông thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương. Cơn gió hung hãn, lồnglộn trong tác phẩm là cơn gió bất hạnh. Cứ mỗi lần nó nổi lên là cô gái lại dấn thêm vào bểkhổ: lần một, 14 tuổi đã làm điếm; lần hai, bị bà dùng xích chó xích chân vào giường và bịbọn điếm ghen ăn hành hạ. Cơn gió thành điềm báo lạnh lùng của số phận tàn bạo. Hay máutrong người bà bất lương là máu xanh đen, đặc quánh, óng ánh, không gì khác hơn mà chínhlà máu của yêu tinh. Bà ta đúng là hạng người – thú.Điều này có khác biệt với phương pháp huyền thoại hóa trong tiểu thuyết của FranzKafka. Như tiểu thuyết Biến dạng [1916]. Sau một cơn mộng dữ, anh chàng Grêgoa Xăngxa[làm nghề chạy hàng cho một hãng buôn] thức dậy, tự nhiên hóa thành một con gián. Thậtkinh khủng! Cha mẹ, em gái mất nơi nương tựa. Cha mẹ vừa gớm vừa thương. Cô em gáiGrết thì muốn cho anh chết đi cho rồi. Chị phục vụ thì sẵn sàng quét cho con gián một nhátchổi... Quả thực không thể sống nổi nữa. Gia đình hắt hủi, loài người xa lánh... Cuối cùng thìanh chàng chết co rúm trong một góc nhà. Bà phục vụ [thay chị phục vụ] liền cho anh ta mộtnhát chổi, không thèm nhỏ một giọt nước mắt. Rồi họ lại tiếp tục cuộc sống thường nhật hàngngày. Thật ra, ở đây không phải không có cơ sở thực tế. Kafka, trong thư gởi cho một ngườibạn năm 1902, đã viết: “Tại sao mình lại viết cho cậu như vậy? Là để cho cậu biết mình đangbám sát cuộc sống đến mức nào, cuộc sống đang trượt ngã ở bên ngoài trên các vỉa hè”.Nhưng đấy thực chất vẫn là phương pháp huyền thoại hóa.2.4 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO MANG MÀU SẮC MỸ-LATINHNếu xem xét kỹ thì chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đã phản ánh ý thức khẳng định bản sắcMỹ Latinh bằng nghệ thuật khi văn chương ở lục địa này bước vào thời kỳ trưởng thành.Marquez từng tuyên bố: “Châu Mỹ không muốn và không phải là con tốt đen vô ích trongbàn cờ”. Lôsa thì nhận định: “Nét căn bản và tiêu biểu nhất, cũng như sự đóng góp của vănxuôi Mỹ Latinh hiện đại, theo tôi, là ở chỗ nó đã và đang giúp cho người ta ý thức được cái gìlà chất Mỹ Latinh”.Trên thực tế, nhiều nhà văn đã lao vào khám phá hiện thực Mỹ Latinh như Asturias vớitập Những truyền thuyết của Goatêmala, Những người Maix – 1949 [Maix tiếng Tây BanNha nghĩa là Ngô – giải thích truyền thuyết sáng tạo con người trong trường ca cổ đại PopolVu. Carpentiermiệt mài nghiên cứu những thư tịch cổ của châu Mỹ để viết “Cái kỳ diệu MỹLatinh”. Ông có viết một quyển sách về nghi lễ tôn giáo của người Mỹ Latinh in ở Mađrít vànhiều lần khẳng định: “Sự thật, châu Mỹ Latinh là một thế giới kỳ diệu và là một kho tài liệucòn mới nguyên đối với nhà tiểu thuyết nói riêng, và cho cả các nhà nghệ thuật nói chung...dù sao đi nữa, Mỹ Latinh vẫn là chất liệu mới nguyên, một nguồn của cải giàu vô tận”.Marquez từng viết: “Châu Mỹ Latinh từ lâu vẫn là ngọn nguồn của sự sáng tạo”. Và vìvậy, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với những sắc thái đặc thù chỉ có thể nảy sinh ở đây.Marquez cho rằng “kiệt tác đầu tiên của văn chương kỳ diệu đó là tập nhật ký của CrixtôpCôlông” là theo ý nghĩa này. Ông giải thích rõ hơn: “Việc thế giới Caribê thường hướng vềhuyễn tưởng đã được tăng cường là nhờ sự xuất hiện của những nô lệ Phi châu được đưa đếnđây. Tưởng tượng không gì kiềm chế được của họ trộn với tưởng tượng của người Anh điêngđã sống ở đây trước cả Côlông, cũng như trộn với óc hoang tưởng của người Anđaluzia vàniềm tin vào cái siêu nhiên của người Galixia [những địa phương của Tây Ban Nha]”. Rồiông đi tới kết luận: “Từ tất cả những điều nói trên, không thể nào lại nảy sinh một thực tạinào khác hơn cái thực tại nơi chúng tôi đang sống, và từ thực tại này cũng không thể nảy sinhthứ văn chương – đương nhiên cả hội họa, âm nhạc nữa – nào khác hơn những cái mà chúngtôi đang có ở vùng Caribê”.KẾT LUẬNCũng như mọi nền văn học chân chính khác, văn học Mĩ Latinh đã lấy bối cảnh về đặcđiểm chung của khu vực để phản ánh được tâm thức của con người dân tộc, nêu vấn đề củathời đại và sáng tạo một thành tựu nghệ thuật mới.Mỗi nền văn chương có một chủ nghĩa Hiện thực huyền ảo của riêng mình. Nếu hiệnthực huyền ảo Nhật Bản mang theo chất trữ tình, trực cảm và những yếu tố tâm linh thì hiệnthực huyền ảo Mỹ Latinh chứa đựng tầng sâu của nền văn hóa trùng phức bản địa. Chủ nghĩahiện thực huyền ảo Mỹ Latinh đã để lại những bài học về nguyên lý mối quan hệ căn cốt,máu thịt giữa văn chương với đời sống.

Video liên quan

Chủ Đề